Chào mọi người, có thể chưa có cơ hội được đến tham quan nhưng chắc hẳn mọi người đã từng nghe qua Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam rồi nhỉ. Đây là nơi trưng bày những hiện vật bình dị tái hiện chân thực mọi khía cạnh trong đời sống của các dân tộc trên khắp cả nước. Theo dõi bài review của mình để hiểu rõ thêm về bảo tàng thú vị này bạn nhé!
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam nằm ở đâu, giá vé tham quan là bao nhiêu?
Bảo tàng nằm ở đường Nguyễn Văn Huyên thuộc phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Đối diện với hồ Nghĩa Tân, công viên Cầu Giấy, công viên Thủ Lệ. Do vậy mọi người có thể kết hợp khám phá nhiều địa điểm vui chơi cho lịch trình của mình.
Nếu đến tham quan bảo tàng bằng phương tiện cá nhân, các bạn có thể lựa chọn gửi xe ngay trong khuôn viên hoặc gửi tại công viên Nghĩa Đô ở đối diện. Ngoài ra, các bạn có thể lựa chọn các phương tiện công cộng khác như xe bus. Xe bus 12, 07 là các tuyến xe di chuyển đến điểm dừng gần bảo tàng nhất.
Đối với người lớn, vé tham quan bảo tàng Dân tộc học Việt Nam thường là 40k/vé, 15k đối với sinh viên, 10k đối với học sinh và miễn phí với trẻ em dưới 6 tuổi. Ngoài ra còn có một vài trường hợp đặc biệt được miễn phí vé vào như: nhà báo, nhà tài trợ, người khuyết tật nặng, người sở hữu thẻ bạn của bảo tàng. Giảm 50% giá vé tham quan dành cho các đối tượng như: người cao tuổi, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật mức độ nhẹ.
Ngoài ra bảo tàng dân tộc học Việt Nam còn có dịch vụ thuyết minh/ hướng dẫn viên giúp khách tham quan có trải nghiệm và lộ trình hợp lý nhất. Chi phí thuê hướng dẫn viên được công bố là 50k/ lượt với tiếng Việt ở trong nhà hoặc ngoài trời, 100k/lượt với tiếng Anh, tiếng Pháp ở trong nhà bảo tàng.
Một lưu ý nhỏ dành cho các bạn đó là số lượng nhân viên thuyết minh có hạn. Vậy nên hãy đặt lịch trước với bảo tàng nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về những hiện vật trong đó.
Khu trưng bày ngoài trời của bảo tàng dân tộc học Việt Nam
Khu trưng bày ngoài trời hay còn được nhiều gọi gọi là vườn kiến trúc. Đây là nơi tái hiện lại các kiến trúc dân gian hoặc những ngôi nhà đặc trưng của các dân tộc trên khắp cả nước. Tiêu biểu như nhà mồ của người Gia Lai, nhà trệt lợp ván của người Pơ mu,… Tất cả đều được tái hiện lại một cách chân thực và sắc nét giúp du khách hiểu rõ hơn về đặc điểm và văn hóa của mỗi vùng miền.
Không chỉ tái hiện lại kiến trúc ngôi nhà, khu vực ngoài trời của bảo tàng dân tộc học Việt Nam còn rất được trú trọng trong việc tạo không gian xanh. Do vậy khu vực này có rất nhiều cây cối xanh mát đem lại cảm giác thoáng đãng, thư giãn khi mọi người tham quan. Những cây trồng tại đây đều là những loài quen thuộc trong văn hóa người Việt như cây tre, cây nứa, cây lộc vừng,…
Bên trong bảo tàng lưu giữ nhiều hiện vật quý giá
Đầu tiên phải nhắc đến tòa nhà trống đồng của khu bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Nhà trống đồng bao gồm hai tầng, đây là nơi lưu trữ hiện vật của nhiều khu vực, vùng miền sinh sống của mỗi dân tộc.
Tầng 1 của tòa nhà đang trưng bày khoảng 15.000 hiện vật, 42.000 phim tài liệu và nhiều mô hình tái hiện lại sinh hoạt trong đời sống của 54 dân tộc anh em. Ngoài ra, khu vực này còn có rất nhiều dụng cụ độc đáo gắn liền với các ngành nghề sản xuất thủ công nổi bật.
Tầng 2 của toàn nhà Trống Đồng - bảo tàng dân tộc học Việt Nam được bố trí rất độc đáo và đa dạng mang ý nghĩa riêng biệt với từng năm. Có thể kể đến những chủ đề được nhiều khách tham quan ghé thăm như: Hà Nội thời bao cấp – năm 2006, đời sống và con người Tây Nguyên – năm 2014,2015,…
Đặc biệt, tầng 2 còn có khu vực phân chia theo địa điểm của mỗi dân tộc. Cách phân chia khu vực này sẽ đem đến cho du khách cái nhìn khách quan hơn về những ảnh hưởng địa lý đến đời sống văn hóa của các dân tộc.
Đến với bảo tàng dân tộc học Việt Nam bạn không chỉ tham quan, tìm hiểu nhiều kiến thức thú vị từ các nền văn hóa khác thông qua các tài liệu, hiện vật, phim ảnh Mà du khách còn có thể trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị khác tại bảo tàng. Ví dụ như tham quan và mua đồ lưu niệm, xem múa rối nước, chụp hình lưu giữ kỷ niệm,…
Một vài lưu ý khi tham quan bảo tàng
Du khách đến đây cần tuân thủ theo quy tắc mà bảo tàng đặt ra. Đặc biệt mọi người cần lưu ý đến một vài quy định đặc biệt như: Giữ trật tự, không được hút thuốc, không được chạm và tự ý di chuyển hiện vật. Khi chụp hình không được sử dụng đèn flash tại phòng trưng bày. Đặc biệt nếu du khách tổ chức tham quan tập thể, đội nhóm đông người thì cần liên hệ trước với bảo tàng để được hướng dẫn cụ thể.
Hy vọng những chia sẻ của mình trong bài viết trên sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích. Bạn còn chần chừ gì nữa, hãy lên lịch đến ngay bảo tàng Dân tộc học Việt Nam để tìm hiểu những nền văn hóa thú vị trên khắp cả nước.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam nằm ở đâu, giá vé tham quan là bao nhiêu?
Bảo tàng nằm ở đường Nguyễn Văn Huyên thuộc phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Đối diện với hồ Nghĩa Tân, công viên Cầu Giấy, công viên Thủ Lệ. Do vậy mọi người có thể kết hợp khám phá nhiều địa điểm vui chơi cho lịch trình của mình.
Nếu đến tham quan bảo tàng bằng phương tiện cá nhân, các bạn có thể lựa chọn gửi xe ngay trong khuôn viên hoặc gửi tại công viên Nghĩa Đô ở đối diện. Ngoài ra, các bạn có thể lựa chọn các phương tiện công cộng khác như xe bus. Xe bus 12, 07 là các tuyến xe di chuyển đến điểm dừng gần bảo tàng nhất.
Đối với người lớn, vé tham quan bảo tàng Dân tộc học Việt Nam thường là 40k/vé, 15k đối với sinh viên, 10k đối với học sinh và miễn phí với trẻ em dưới 6 tuổi. Ngoài ra còn có một vài trường hợp đặc biệt được miễn phí vé vào như: nhà báo, nhà tài trợ, người khuyết tật nặng, người sở hữu thẻ bạn của bảo tàng. Giảm 50% giá vé tham quan dành cho các đối tượng như: người cao tuổi, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật mức độ nhẹ.
Ngoài ra bảo tàng dân tộc học Việt Nam còn có dịch vụ thuyết minh/ hướng dẫn viên giúp khách tham quan có trải nghiệm và lộ trình hợp lý nhất. Chi phí thuê hướng dẫn viên được công bố là 50k/ lượt với tiếng Việt ở trong nhà hoặc ngoài trời, 100k/lượt với tiếng Anh, tiếng Pháp ở trong nhà bảo tàng.
Một lưu ý nhỏ dành cho các bạn đó là số lượng nhân viên thuyết minh có hạn. Vậy nên hãy đặt lịch trước với bảo tàng nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về những hiện vật trong đó.
Khu trưng bày ngoài trời của bảo tàng dân tộc học Việt Nam
Khu trưng bày ngoài trời hay còn được nhiều gọi gọi là vườn kiến trúc. Đây là nơi tái hiện lại các kiến trúc dân gian hoặc những ngôi nhà đặc trưng của các dân tộc trên khắp cả nước. Tiêu biểu như nhà mồ của người Gia Lai, nhà trệt lợp ván của người Pơ mu,… Tất cả đều được tái hiện lại một cách chân thực và sắc nét giúp du khách hiểu rõ hơn về đặc điểm và văn hóa của mỗi vùng miền.
Không chỉ tái hiện lại kiến trúc ngôi nhà, khu vực ngoài trời của bảo tàng dân tộc học Việt Nam còn rất được trú trọng trong việc tạo không gian xanh. Do vậy khu vực này có rất nhiều cây cối xanh mát đem lại cảm giác thoáng đãng, thư giãn khi mọi người tham quan. Những cây trồng tại đây đều là những loài quen thuộc trong văn hóa người Việt như cây tre, cây nứa, cây lộc vừng,…
Bên trong bảo tàng lưu giữ nhiều hiện vật quý giá
Đầu tiên phải nhắc đến tòa nhà trống đồng của khu bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Nhà trống đồng bao gồm hai tầng, đây là nơi lưu trữ hiện vật của nhiều khu vực, vùng miền sinh sống của mỗi dân tộc.
Tầng 1 của tòa nhà đang trưng bày khoảng 15.000 hiện vật, 42.000 phim tài liệu và nhiều mô hình tái hiện lại sinh hoạt trong đời sống của 54 dân tộc anh em. Ngoài ra, khu vực này còn có rất nhiều dụng cụ độc đáo gắn liền với các ngành nghề sản xuất thủ công nổi bật.
Tầng 2 của toàn nhà Trống Đồng - bảo tàng dân tộc học Việt Nam được bố trí rất độc đáo và đa dạng mang ý nghĩa riêng biệt với từng năm. Có thể kể đến những chủ đề được nhiều khách tham quan ghé thăm như: Hà Nội thời bao cấp – năm 2006, đời sống và con người Tây Nguyên – năm 2014,2015,…
Đặc biệt, tầng 2 còn có khu vực phân chia theo địa điểm của mỗi dân tộc. Cách phân chia khu vực này sẽ đem đến cho du khách cái nhìn khách quan hơn về những ảnh hưởng địa lý đến đời sống văn hóa của các dân tộc.
Đến với bảo tàng dân tộc học Việt Nam bạn không chỉ tham quan, tìm hiểu nhiều kiến thức thú vị từ các nền văn hóa khác thông qua các tài liệu, hiện vật, phim ảnh Mà du khách còn có thể trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị khác tại bảo tàng. Ví dụ như tham quan và mua đồ lưu niệm, xem múa rối nước, chụp hình lưu giữ kỷ niệm,…
Một vài lưu ý khi tham quan bảo tàng
Du khách đến đây cần tuân thủ theo quy tắc mà bảo tàng đặt ra. Đặc biệt mọi người cần lưu ý đến một vài quy định đặc biệt như: Giữ trật tự, không được hút thuốc, không được chạm và tự ý di chuyển hiện vật. Khi chụp hình không được sử dụng đèn flash tại phòng trưng bày. Đặc biệt nếu du khách tổ chức tham quan tập thể, đội nhóm đông người thì cần liên hệ trước với bảo tàng để được hướng dẫn cụ thể.
Hy vọng những chia sẻ của mình trong bài viết trên sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích. Bạn còn chần chừ gì nữa, hãy lên lịch đến ngay bảo tàng Dân tộc học Việt Nam để tìm hiểu những nền văn hóa thú vị trên khắp cả nước.