Hiện đã có 4 bệnh viện ở Mỹ đưa vào sử dụng máy gây mê Sedasys cho bệnh nhân, trước khi tiến hành phẫu thuật. Công ty dược phẩm Johnson & Johnson đã chính thức giới thiệu thiết bị này sau khi nhận được sự đồng ý của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) vào năm 2013. Theo thỏa thuận, Sedasys chỉ được sử dụng cho các thao tác đơn giản như nội soi, dưới sự giám sát của một bác sĩ hoặc y tá gây mê.
Một bác sĩ đang theo dõi quá trình gây mê của bệnh nhân
Về cách thức hoạt động, robot gây mê sẽ tính toán một liều thích hợp propofol (thuốc gây mê) cho bệnh nhân. Công dụng của thuốc sau đó nhanh chóng biểu hiện. Để đảm bảo sự an toàn cho bệnh nhân, sản phẩm được lập trình với các thông số theo chuẩn nhất định. Ngay khi xuất hiện các vấn đề nhỏ, chẳng hạn bệnh nhân có nồng độ oxy trong máu thấp hoặc nhịp tim giảm, quá trình gây mê sẽ chậm lại hoặc dừng ngay lập tức. Theo tờ Washington Post, máy làm việc theo những nguyên tắc nghiêm ngặt hơn so với bác sĩ.
Đối với nội soi đại tràng, bệnh nhân được sử dụng một loại thuốc an thần với chi phí lên đến 2000 USD/lần, lớn hơn rất nhiều so với phương pháp nội soi của Sedasys, chỉ từ 150 đến 200 USD. Bên cạnh đó, bác sĩ gây mê sau đào tạo 4 năm, được trả trung bình 277.000 USD mỗi năm. Nhiều ý kiến cho rằng một cái máy không thể đạt được sự cân bằng tinh tế trong việc đo lường lượng thuốc. Nếu quá nhiều, nó có thể giết chết một bệnh nhân, còn quá ít sẽ không ngăn chặn được cơn đau.
Thành viên của Trường Cao đẳng Bác sĩ gây mê Mỹ là những người phản đối mạnh mẽ loại robot mới này. Tuy nhiên, chính họ cũng nhận ra việc ứng dụng công nghệ tự động vào y học là điều không thể tránh khỏi. "Rõ ràng cỗ máy là mình chứng cho sự đổi mới mang tính đột phá. Nhưng chúng tôi sẽ không phải ra đi", Rebecca Twersky - một bác sỹ gây mê nói với Washington Post.
Mặt khác, một số người không dám chắc chắn về tương lai của họ, khi máy móc có thể giải quyết được nhiều vấn đề mà con người không làm được. Tại trường Đại học British Columbia ở Vancouver (Canada), các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm một thiết bị có thể gây mê trong phẫu thuật não và tim, thậm chí ở trẻ em. "Tôi mong nó sẽ được ứng dụng ở nhiều ca phẫu thuật lớn hơn, chứ không chỉ là việc nội soi," Joseph Sferra - phó chủ tịch của dịch vụ phẫu thuật tại Bệnh viện ProMedica Toledo chia sẻ. "Chắc rằng điều này sẽ gây khó khăn cho các chuyên viên gây mê".
Một bác sĩ đang theo dõi quá trình gây mê của bệnh nhân
Về cách thức hoạt động, robot gây mê sẽ tính toán một liều thích hợp propofol (thuốc gây mê) cho bệnh nhân. Công dụng của thuốc sau đó nhanh chóng biểu hiện. Để đảm bảo sự an toàn cho bệnh nhân, sản phẩm được lập trình với các thông số theo chuẩn nhất định. Ngay khi xuất hiện các vấn đề nhỏ, chẳng hạn bệnh nhân có nồng độ oxy trong máu thấp hoặc nhịp tim giảm, quá trình gây mê sẽ chậm lại hoặc dừng ngay lập tức. Theo tờ Washington Post, máy làm việc theo những nguyên tắc nghiêm ngặt hơn so với bác sĩ.
Đối với nội soi đại tràng, bệnh nhân được sử dụng một loại thuốc an thần với chi phí lên đến 2000 USD/lần, lớn hơn rất nhiều so với phương pháp nội soi của Sedasys, chỉ từ 150 đến 200 USD. Bên cạnh đó, bác sĩ gây mê sau đào tạo 4 năm, được trả trung bình 277.000 USD mỗi năm. Nhiều ý kiến cho rằng một cái máy không thể đạt được sự cân bằng tinh tế trong việc đo lường lượng thuốc. Nếu quá nhiều, nó có thể giết chết một bệnh nhân, còn quá ít sẽ không ngăn chặn được cơn đau.
Thành viên của Trường Cao đẳng Bác sĩ gây mê Mỹ là những người phản đối mạnh mẽ loại robot mới này. Tuy nhiên, chính họ cũng nhận ra việc ứng dụng công nghệ tự động vào y học là điều không thể tránh khỏi. "Rõ ràng cỗ máy là mình chứng cho sự đổi mới mang tính đột phá. Nhưng chúng tôi sẽ không phải ra đi", Rebecca Twersky - một bác sỹ gây mê nói với Washington Post.
Mặt khác, một số người không dám chắc chắn về tương lai của họ, khi máy móc có thể giải quyết được nhiều vấn đề mà con người không làm được. Tại trường Đại học British Columbia ở Vancouver (Canada), các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm một thiết bị có thể gây mê trong phẫu thuật não và tim, thậm chí ở trẻ em. "Tôi mong nó sẽ được ứng dụng ở nhiều ca phẫu thuật lớn hơn, chứ không chỉ là việc nội soi," Joseph Sferra - phó chủ tịch của dịch vụ phẫu thuật tại Bệnh viện ProMedica Toledo chia sẻ. "Chắc rằng điều này sẽ gây khó khăn cho các chuyên viên gây mê".
Nguồn: Washington Post