Thật thú vị là siêu thực phẩm trong thời tiền sử lại chính là rong biển. Có khoảng 10,000 loại rong biển khác nhau trên thế giới, tuy nhiên chỉ có 145 loại là ăn được.
Theo một nghiên cứu mới đây, tổ tiên của người Châu Âu đã ăn rong biển từ hàng nghìn năm trước. Các nhà khoa học từ Đại học York và Đại học Glasgow tuyên bố đã tìm thấy bằng chứng khảo cổ chắc chắn cho thấy rong biển và tảo biển đã được sử dụng rất nhiều ngay từ thời kỳ đồ đá mới, trong suốt quá trình chuyển đổi thời kỳ đồ đá mới cho đến đầu thời kỳ Trung cổ.
Tuy nhiên về sau này, sự xuất hiện của sản xuất nông nghiệp từ khoảng 8000 năm trước đã khiến người cổ đại ngừng thói quen ăn rong biển. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications cũng cho thấy rong biển là nguồn thực phẩm hiếm khi được ghi nhận, và thường được sử dụng cho các mục đích như chăn nuôi hay làm nhiên liệu hoặc phân bón.
Một nhóm các nhà khảo cổ học đã tiến hành phân tích các dấu ấn sinh học có nguồn gốc từ răng của người cổ đại, từ 74 cá thể trên 28 địa điểm khảo cổ, trải dài từ miền bắc Scotland cho đến miền nam Tây Ban Nha. Cuộc điều tra của họ đã cho thấy bằng chứng rõ ràng về việc tiêu thụ rộng rãi rong biển, thực vật thủy sinh… có tác động rất tốt lên sức khỏe của người cổ đại nhờ chứa nhiều chất dinh dưỡng, thậm chí hơn cả các loại rau xanh trồng trên mặt đất hiện nay.
Các mẫu vật mang bằng chứng từ các phân tử sinh học còn sót lại cho thấy việc tiêu thụ các loại rong biển màu đỏ, màu xanh lá cây, màu nâu, thực vật thủy sinh nước ngọt... Với một mẫu từ Orkney, Scotland cũng chứa bằng chứng về cải xoăn Brassica.
Karen Hardy, Giáo sư Khảo cổ học Tiền sử tại Đại học Glasgow cho biết: "Rong biển và thực vật thủy sinh nước ngọt hầu như không có trong chế độ ăn uống truyền thống của người phương Tây. Trong một thời gian dài, họ cho rằng rong hay tảo biển chỉ dùng cho gia súc và trong trường hợp đói kém lắm thì người ta mới phải ăn rong biển. Thành quả của nghiên cứu nhằm nhấn mạnh tiềm năng khám phá lại các nguồn thực phẩm bền vững, gần gũi, có thể góp phần giải quyết các tác động tiêu cực đến sức khỏe và môi trường do phụ thuộc quá nhiều vào các sản phẩm nông nghiệp được sản xuất hàng loạt".
Theo CNN
Theo một nghiên cứu mới đây, tổ tiên của người Châu Âu đã ăn rong biển từ hàng nghìn năm trước. Các nhà khoa học từ Đại học York và Đại học Glasgow tuyên bố đã tìm thấy bằng chứng khảo cổ chắc chắn cho thấy rong biển và tảo biển đã được sử dụng rất nhiều ngay từ thời kỳ đồ đá mới, trong suốt quá trình chuyển đổi thời kỳ đồ đá mới cho đến đầu thời kỳ Trung cổ.
Tuy nhiên về sau này, sự xuất hiện của sản xuất nông nghiệp từ khoảng 8000 năm trước đã khiến người cổ đại ngừng thói quen ăn rong biển. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications cũng cho thấy rong biển là nguồn thực phẩm hiếm khi được ghi nhận, và thường được sử dụng cho các mục đích như chăn nuôi hay làm nhiên liệu hoặc phân bón.
Một nhóm các nhà khảo cổ học đã tiến hành phân tích các dấu ấn sinh học có nguồn gốc từ răng của người cổ đại, từ 74 cá thể trên 28 địa điểm khảo cổ, trải dài từ miền bắc Scotland cho đến miền nam Tây Ban Nha. Cuộc điều tra của họ đã cho thấy bằng chứng rõ ràng về việc tiêu thụ rộng rãi rong biển, thực vật thủy sinh… có tác động rất tốt lên sức khỏe của người cổ đại nhờ chứa nhiều chất dinh dưỡng, thậm chí hơn cả các loại rau xanh trồng trên mặt đất hiện nay.
Các mẫu vật mang bằng chứng từ các phân tử sinh học còn sót lại cho thấy việc tiêu thụ các loại rong biển màu đỏ, màu xanh lá cây, màu nâu, thực vật thủy sinh nước ngọt... Với một mẫu từ Orkney, Scotland cũng chứa bằng chứng về cải xoăn Brassica.
Karen Hardy, Giáo sư Khảo cổ học Tiền sử tại Đại học Glasgow cho biết: "Rong biển và thực vật thủy sinh nước ngọt hầu như không có trong chế độ ăn uống truyền thống của người phương Tây. Trong một thời gian dài, họ cho rằng rong hay tảo biển chỉ dùng cho gia súc và trong trường hợp đói kém lắm thì người ta mới phải ăn rong biển. Thành quả của nghiên cứu nhằm nhấn mạnh tiềm năng khám phá lại các nguồn thực phẩm bền vững, gần gũi, có thể góp phần giải quyết các tác động tiêu cực đến sức khỏe và môi trường do phụ thuộc quá nhiều vào các sản phẩm nông nghiệp được sản xuất hàng loạt".
Theo CNN