Từ những bộ phim tài liệu về chiến tranh Việt Nam cho đến những bộ phim hành động ngày nay hay thậm chí là viễn tưởng kiểu Pacific Rim, CH-47 Chinook luôn hiện diện với vai trò là chiếc trực thăng vận tải chủ lực. Kết thúc Singapore Airshow 2018, mình tranh thủ giới thiệu chiếc máy bay này cho anh em theo yêu cầu và hẹn gặp lại anh em tại những triển lãm hàng không khác trong thời gian tới.
CH-47 Chinook là mẫu trực thăng vận tải quân sự độc đáo do Boeing chế tạo với vẻ ngoài đặc trưng gồm 2 rotor cái thấp cái cao và quay ngược chiều nhau, 2 bên phình to, phần đầu thoi thoi với nhiều cửa sổ và đặc biệt là 2 động cơ turboshaft hầm hố nằm 2 bên tháp rotor sau.
CH-47 Chinook ban đầu được thiết kế bởi Vertol và nó là một phiên bản dựa trên thiết kế của mẫu V-107 và được Bộ lục quân Hoa Kỳ chú ý nhằm thay thế cho CH-37 Mojave cũ kĩ. Trong thời gian 1958, Quân đội Hoa Kỳ đã đặt Vertol một số lượng nhỏ những chiếc V-107 với tên riêng là YHC-1A để thử nghiệm. YHC-1A sau đó được cải tiến và chỉnh sửa, trở thành chiếc CH-46 Sea Knight được Thủy quân lục chiến sử dụng còn Lục quân thì yêu cầu một chiếc trực thăng vận tải khỏe hơn dựa trên thiết kế của V-107. Kết quả là CH-47 Chinook ra đời với biến thể đầu tiên là CH-47A.
CH-47 Chinook là mẫu trực thăng vận tải quân sự độc đáo do Boeing chế tạo với vẻ ngoài đặc trưng gồm 2 rotor cái thấp cái cao và quay ngược chiều nhau, 2 bên phình to, phần đầu thoi thoi với nhiều cửa sổ và đặc biệt là 2 động cơ turboshaft hầm hố nằm 2 bên tháp rotor sau.
CH-47 Chinook tiếp tục được cải tiến với nhiều biến thể sau đó. Chiến tranh Việt Nam là mặt trận đầu tiên của Chinook khi nó đóng vai trò là trực thăng vận tải cỡ trung tiêu chuẩn và 161 chiếc Chinook đã được bàn giao cho quân đội Mỹ. Một trong những nhiệm vụ đặc biệt của Chinook tại Việt Nam là vận chuyển và bố trí pháo binh tại những nơi hiểm trở mà không thể vận chuyển bằng các loại phương tiện khác cũng như tiếp tế đạn dược. Chinook cũng đóng vai trò là trực thăng giải cứu binh lính bị thương hay sơ tán sau khi chính quyền Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ.Nhiều chiếc Chinook còn được trang bị súng máy M60 7,62 mm để bắn yểm trợ khi lính đổ bộ. Trong thời gian đỉnh điểm có 22 đơn vị trực thăng Chinook được Mỹ triển khai tại chiến trường Việt Nam và có khoảng 200 chiếc bị bắn hạ hoặc hỏng hóc và rơi trong suốt cuộc chiến.
Sau Việt Nam, Chinook xuất hiện phổ biến tại các chiến trường như Iran, chiến tranh Libya, Falklands, Afghanistan và Iraq. Ngoài ra Chinook được quân đội nhiều nước sử dụng cho các hoạt động viện trợ và ứng cứu thảm họa, chẳng hạn như chiếc CH-47SD Chinook của Singapore từng tham gia cứu hộ các nạn nhân sóng thần năm 2004 tại Indonesia.
2 động cơ turboshaft Lycoming T55 công suất mỗi chiếc 3529 kW cho phép chiếc Chinook chở được hơn 10 tấn hàng trong khoang hay kéo theo với 3 móc cứng dưới thân. Mỗi chiếc Chinook có thể vận chuyển từ 33 đến 55 binh lính tùy trang bị. Chinook có vận tốc tối đa 315 km/h, tầm bay 2252 km, trần bay 6100 m.
Boeing mua lại Vertol Aircraft - cha đẻ của Chinook vào năm 1960, thành lập nhánh sản xuất máy bay trực thăng Boeing Vertol và giờ gọi là Boeing Rotorcraft Systems, tiếp tục sản xuất Chinook từ 1960 đến nay. Chinook có rất nhiều biến thể như CH-47A đầu tiên, ACH-47A thì được trang bị thêm vũ khí từng tham chiến tại Việt Nam, CH-47B cũng được trang bị vũ khí và còn được gọi là Chinook "bomber" khi có thể thả hơi cay hay bomb Napalm từ cửa khoang hàng phía sau. CH-47D là biến thể phổ biến nhất, dùng động cơ mạnh hơn và tích hợp hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, được quân đội nhiều nước sử dụng. Ngoài ra còn có nhiều biến thể đặc thù khác như CH-47C/F/J, MH-47D/E/G và biến thể được Singapore sử dụng là CH-47SD với một số trang bị thêm như hệ thống ròng rọc dành cho cứu hộ và thả lính đặc nhiệm từ trên cao.
Bên cạnh các biến thể quân sự, Chinook còn có không ít các biến thể dân sự dành cho vận tải thương mại, đa dụng như Model 234LR/ER/UT, Model MLR, Model 414. Tính đến nay có hơn 1200 chiếc Chinook xuất xưởng và được quân đội và các tổ chức tại nhiều nước khai thác. Tại khu vực Đông Nam Á thì chỉ có Singapore, Thái Lan sở hữu Chinook.Bạn có biết?
1. Chinook có thể đạt tốc độ tối đa 315 km/h, nhanh hơn cả những loại trực thăng đa dụng và chiến đấu thập niên 60 và thậm chí là cả Apache hay Blackhawk.
2. Chinook là một trong số ít những chiếc máy bay thế hệ những năm 50/60 còn được sản xuất bên cạnh C-130 hay Bell Huey và cũng là dòng máy bay có lịch sử sản xuất dài nhất của Boeing.
Quảng cáo
3. 2 động cơ turboshaft của Chinook là chìa khóa tạo nên hiệu năng vận hành đáng ngạc nhiên của nó, những phiên bản đầu dùng 2 động cơ có công suất mỗi chiếc 2200 mã lực nhưng sau này các phiên bản sản xuất cho Canada dùng các động cơ Honeywell cho công suất đến 4733 mã lực.4. 2 rotor của Chinook quay ngược chiều nhau do đó chiếc trực thăng này không cần đến rotor đặt dọc nhằm triệt tiêu ngẫu lực như các loại trực thăng thông thường, cho phép cả 2 rotor đều cung cấp lực nâng và đẩy.
5. Nếu một động cơ bị hỏng, động cơ còn lại vẫn có thể vận hành cả 2 rotor.
6. Chinook là dòng trực thăng được lựa chọn hàng đầu cho các nhiệm vụ nhân đạo.7. Chinook đang phục vụ trong quân đội của 19 quốc gia trên thế giới.
8. Mỹ đang thực hiện chương trình hiện đại hóa Chinook nhằm đảm bảo dòng máy bay này vẫn phục vụ đến những năm 2030.