QD-LED, hay còn được gọi bằng những khái niệm khác như QDEL hay NanoLED, là công nghệ tấm nền màn hình ứng dụng chấm lượng tử chính là nguồn sáng, không cần đèn nền, không cần một lớp bóng LED hoặc diode OLED xanh lam phía dưới lớp chấm lượng tử, như trong những TV QLED hay QD-OLED phổ biến trên thị trường hiện tại. Công nghệ này mình đã có bài tổng hợp cách đây ít lâu:
Mới đây nhất, Samsung Display đã hé lộ bản mẫu thử nghiệm công nghệ chấm lượng tử chính là nguồn sáng, họ đặt tên là Quantum Dot Light Emitting Diode, viết tắt là QD-LED. Samsung giải thích: “Công nghệ tự phát quang thế hệ mới này sở hữu những điểm ảnh RGB chấm lượng tử, phát sáng trực tiếp nhờ dòng điện chạy qua, không còn cần tới sự hiện diện của lớp nền diode phát quang hữu cơ (OLED) ở dưới nữa.”
Màn hình được Samsung trình diễn, trong hình cover anh em thấy ở trên có kích thước 18.2 inch, độ phân giải lên tới 3200x1800, mật độ điểm ảnh 202 PPI, nhưng độ sáng tối đa mới chỉ đạt ngưỡng 250 nits. Trước đó, Samsung đã hé lộ những bản mẫu màn hình QD-LED kích thước 12.3 inch và 14 inch.
Về kết cấu, mỗi điểm ảnh trên màn hình QDEL cũng tương tự như QD-OLED, với một chấm subpixel đỏ, một chấm xanh lá và một chấm xanh lam. Chấm lượng tử này giống y hệt như những gì đang hiện diện trong các sản phẩm QD-OLED và QLED anh em đang sử dụng hàng ngày, không có gì khác biệt cả. Theo Jeff Yurek, phó chủ tịch marketing của Nanosys: “Cách vận hành lớp ngoài cùng của những chấm lượng tử phải thay đổi để phù hợp với từng công nghệ tấm nền hiện tại. Nhưng kết cấu và kiến trúc cơ bản của thiết kế chấm lượng tử thì giống hệt nhau.”
QDEL: Công nghệ màn hình chấm lượng tử không đèn nền, bền hơn, sáng hơn và rẻ hơn OLED
Khi những TV, màn hình máy tính, laptop và điện thoại với tấm nền OLED dần trở nên phổ biến, ngành thiết bị công nghệ bắt đầu tính đến chuyện, sau OLED sẽ là công nghệ màn hình gì.
Hầu hết mọi người đều đưa ra giải pháp Micro LED…
tinhte.vn
Mới đây nhất, Samsung Display đã hé lộ bản mẫu thử nghiệm công nghệ chấm lượng tử chính là nguồn sáng, họ đặt tên là Quantum Dot Light Emitting Diode, viết tắt là QD-LED. Samsung giải thích: “Công nghệ tự phát quang thế hệ mới này sở hữu những điểm ảnh RGB chấm lượng tử, phát sáng trực tiếp nhờ dòng điện chạy qua, không còn cần tới sự hiện diện của lớp nền diode phát quang hữu cơ (OLED) ở dưới nữa.”
Màn hình được Samsung trình diễn, trong hình cover anh em thấy ở trên có kích thước 18.2 inch, độ phân giải lên tới 3200x1800, mật độ điểm ảnh 202 PPI, nhưng độ sáng tối đa mới chỉ đạt ngưỡng 250 nits. Trước đó, Samsung đã hé lộ những bản mẫu màn hình QD-LED kích thước 12.3 inch và 14 inch.
Về kết cấu, mỗi điểm ảnh trên màn hình QDEL cũng tương tự như QD-OLED, với một chấm subpixel đỏ, một chấm xanh lá và một chấm xanh lam. Chấm lượng tử này giống y hệt như những gì đang hiện diện trong các sản phẩm QD-OLED và QLED anh em đang sử dụng hàng ngày, không có gì khác biệt cả. Theo Jeff Yurek, phó chủ tịch marketing của Nanosys: “Cách vận hành lớp ngoài cùng của những chấm lượng tử phải thay đổi để phù hợp với từng công nghệ tấm nền hiện tại. Nhưng kết cấu và kiến trúc cơ bản của thiết kế chấm lượng tử thì giống hệt nhau.”
Từng điểm ảnh chấm lượng tử trên màn hình QDEL có thể bật tắt độc lập, nên về cơ bản có thể so sánh nó như một phiên bản OLED tuổi thọ cao hơn, sáng hơn và độ tương phản thì y hệt. Với tuổi thọ chấm lượng tử cao hơn, cả độ sáng lẫn màu sắc trên màn hình QDEL đều có thể đẩy cao hơn hẳn so với giới hạn độ bền của OLED. Ấy là chưa kể, vì chỉ cần ba lớp trên tấm nền: Lớp anode, lớp chấm lượng tử hiển thị hình ảnh và lớp cathode dẫn điện, chi phí sản xuất tấm nền sẽ rất cạnh tranh, tuổi thọ cao, đơn giản và độ mỏng của sản phẩm thương mại cũng sẽ rất ấn tượng.
Bên cạnh chất lượng hình ảnh và độ bền đáng nể hơn OLED, QD-LED còn có lợi thế về mặt gia công. Samsung cho biết họ có thể ứng dụng kỹ thuật sản xuất Inkjet Printing để “bơm” từng chấm lượng tử vào vị trí từng pixel của màn hình. Công nghệ này hiện tại đang được TCL ứng dụng để gia công tấm nền OLED phục vụ sản xuất TV.
Nanosys, đơn vị tạo ra công nghệ chấm lượng tử phát quang, họ gọi bằng cái tên thương mại NanoLED, là công ty con thuộc tập đoàn Shoei Chemical, Nhật Bản. Shoei Chemical mới đây cho biết họ có kế hoạch tăng tốc quá trình phát triển công nghệ màn hình này, dự kiến sớm nhất đến năm 2025 hoặc 2026, sẽ có sản phẩm thương mại hóa.
Vấn đề trong quá trình phát triển công nghệ QD-LED (NanoLED, QDEL) hiện giờ là tuổi thọ của chấm lượng tử. Hiện tại, các nhà nghiên cứu cũng đang tìm cách đảm bảo những chấm lượng tử tạo ra màu xanh lam và xanh lá đủ độ bền mà không cần dùng tới nguyên tố Cadmium.
Chuyên gia David Hsieh của đơn vị nghiên cứu Omdia nói về tuổi thọ chấm lượng tử QDEL: “Chấm lượng tử xanh lam không có cadmium thường có tuổi thọ quá ngắn để thương mại hóa. Dữ liệu Nanosys công bố năm 2021, tuổi thọ những chấm lượng tử xanh lam là khoảng 10 nghìn giờ, thấp hơn 100 lần so với tuổi thọ tối thiểu. Nhưng trong vài năm qua, công nghệ phát triển chấm lượng tử phát quang đã có quá nhiều cải thiện về tuổi thọ vật liệu, và chắc chắn sẽ sớm có những đột phá để giúp công nghệ này có thể thương mại hóa trong nay mai.”
Theo Techspot