Ngày 14/10/2025, Windows 10 sẽ chính thức được Microsoft dừng hỗ trợ cập nhật bảo mật và cập nhật tối ưu hệ điều hành. Những doanh nghiệp và đơn vị muốn đăng ký kéo dài quá trình cập nhật Windows 10 cũng sẽ chỉ được hỗ trợ tới ngày 10/10/2028. Ấy vậy nhưng theo thông tin của Statcounter, hiện tại Windows 10 vẫn đang chiếm 70% thị phần máy tính cá nhân toàn cầu. Còn Windows 11, sau hai năm rưỡi ra mắt, vẫn chưa chạm được đến ngưỡng 30% thị phần hệ điều hành PC.
Theo thống kê của Statcounter, thời điểm Windows 11 có thị phần cao nhất là vào tháng 2/2024, đạt 28.16%. Nhưng ở thời điểm hiện tại, thị phần Windows 11 đã giảm khoảng 2.5%. Windows 10 thậm chí còn tăng lên tới 70%.
Một trong số những lý do đến tận bây giờ Windows 11 vẫn chưa có được tốc độ tăng trưởng như Microsoft kỳ vọng, là những yêu cầu về mặt bảo mật để hệ điều hành này hoạt động trên máy tính. Trước đây đã có vài tranh cãi và tẩy chay Windows 11 vì yêu cầu CPU và bo mạch chủ phải hỗ trợ chip bảo mật TPM. Những bản cập nhật sau này cũng nhiều lỗi ảnh hưởng tới cả hiệu năng lẫn độ bền của linh kiện máy tính, chẳng hạn như có lần cập nhật Windows 11 gây hỏng hóc cho SSD:
Theo thống kê của Statcounter, thời điểm Windows 11 có thị phần cao nhất là vào tháng 2/2024, đạt 28.16%. Nhưng ở thời điểm hiện tại, thị phần Windows 11 đã giảm khoảng 2.5%. Windows 10 thậm chí còn tăng lên tới 70%.
Một trong số những lý do đến tận bây giờ Windows 11 vẫn chưa có được tốc độ tăng trưởng như Microsoft kỳ vọng, là những yêu cầu về mặt bảo mật để hệ điều hành này hoạt động trên máy tính. Trước đây đã có vài tranh cãi và tẩy chay Windows 11 vì yêu cầu CPU và bo mạch chủ phải hỗ trợ chip bảo mật TPM. Những bản cập nhật sau này cũng nhiều lỗi ảnh hưởng tới cả hiệu năng lẫn độ bền của linh kiện máy tính, chẳng hạn như có lần cập nhật Windows 11 gây hỏng hóc cho SSD:
Mới nhất thì phiên bản Windows 11 cập nhật 24H2 sẽ yêu cầu chip xử lý phải hỗ trợ cả tập lệnh POPCNT và SSE 4.2, tức là nhiều thế hệ CPU cũ sẽ không thể cài HĐH này. Lý do Windows 11 đòi hỗ trợ POPCNT và SSE 4.2 là vì, có những tin đồn nói rằng 24H2 sẽ bao gồm những tính năng AI cao cấp hơn, tích hợp trong bộ công cụ trợ lý ảo Copilot, ứng dụng nhân NPU trong những thế hệ chip mới của AMD và Intel để vận hành, giảm phụ thuộc vào máy chủ đám mây.
Một vấn đề khác, là Microsoft quyết định đưa quảng cáo vào menu Start, khiến nhiều người cảm thấy khó chịu.
Ở thị trường PC chơi game, tình hình tăng trưởng thị phần của Windows 11 có phần khả quan hơn nhiều. Theo Steam Hardware Survey, hiện tại trên những máy tính có cài Steam để chơi game, và có chia sẻ thông tin cấu hình máy cho Valve, thị phần Windows 11 đang là 45.15%, tốc độ tăng trưởng khá nhanh và đều đặn. Windows 10 thì đã tụt xuống 51%.
Một lý do Windows 11 có tốc độ tăng trưởng mạnh trên thị trường PC gaming, là vì hiện tại đang có một số trò chơi online yêu cầu phải chạy trên Windows 11 vì có TPM, để phần mềm chống gian lận vận hành dưới dạng một rootkit theo dõi toàn bộ thông tin hệ thống để phát hiện mã nhúng trái phép khi game vận hành.
Một lý do khác là vài tính năng như Auto HDR để khiến game đẹp hơn, đặc biệt là những tác phẩm AAA cao cấp, đồ họa đẹp, chỉ vận hành trên Windows 11.
Theo Techspot