Sau 6 năm khai thác thiếu hiệu quả, Boeing buộc phải loại bỏ hệ thống robot lắp ráp tự động dòng 777

bk9sw
16/11/2019 11:41Phản hồi: 47
Sau 6 năm khai thác thiếu hiệu quả, Boeing buộc phải loại bỏ hệ thống robot lắp ráp tự động dòng 777
Sau 6 năm sử dụng thiếu hiệu quả, tiêu tốn nhiều triệu đô la thì Boeing đã vừa loại bỏ hệ thống robot lắp ráp tự động phần thân của dòng 777/777X. Hãng sẽ giao phần việc của robot trở lại tay của các kỹ sư và thợ máy.

Trong thông báo hôm thứ 4, Boeing cho biết hãng đang áp dụng một phương pháp tiếp cận khác "đã được chứng minh về độ tin cậy, đòi hỏi ít công việc bằng tay hơn và tỉ lệ phải làm lại thấp hơn so với khả năng của hệ thống robot".

Hệ thống robot được Boeing sử dụng xưa nay đóng vai trò quan trọng trong khâu chế tạo và ghép nối phần thân của dòng Boeing 777. Những cánh tay robot sẽ giữ những tấm kim loại lớn được uốn cong nằm ngay ngắn và chính xác bên trong các khung hình vòng cung trong khi những robot còn lại sẽ ghép các tấm kim loại này lại với nhau, khoan lỗ và bắt ốc vít hay đinh tán với số lượng hàng chục ngàn chiếc.


Hệ thống FAUB từng rất hứa hẹn sẽ tiết kiệm nhân lực và thời gian.
Do phương pháp chế tạo này rất khác so với quy trình chế tạo thân vỏ máy bay truyền thống (phần thân dưới sẽ được lộn ngược lên để chế tạo trước, sau đó đảo lại để phần thân trên được ráp vào) nên Boeing gọi hệ thống robot và cách chế tạo này là Fuselage Automated Upright Build (FAUB). Hệ thống vận chuyển tự động của FAUB được sử dụng để ghép phần thân trước và sau với nhau, 4 robot sẽ bắt các ốc cố định. Trong đó, một cặp robot sẽ hoạt động phối hợp đồng điệu với nhau, một robot ở trong và một ở ngoài tại nửa trên của thân máy bay. Robot bên ngoài sẽ bắn đinh tán trong khi robot bên trong lập tức làm dẹp đầu còn lại của đinh tán để cố định. Tương tự với nửa dưới của thân máy bay, cũng có 2 robot hoạt động như vậy.


Boeing_777 (1).jpg
Công nghệ này được Boeing áp dụng từng phần vào năm 2015 đến nay tại nhà máy ở Everett. Tuy nhiên ngay từ đầu, những con robot này đã chứng minh nó khó thiết lập và dễ lỗi khi chúng thường làm hỏng thân máy bay và nhiều thành phần khác không được lắp ghép hoàn chỉnh khiến các thợ máy phải hoàn thiện thủ công.

Một thợ máy của Boeing từng nói với tờ The Seatle Time vào năm 2016 rằng: "FAUB là một thất bại khủng khiếp" và một người khác gọi hệ thống này là "cơn ác mộng". Tuy nhiên, Boeing đã từng khăng khăng là giai đoạn khó khăn ban đầu cũng sẽ sớm qua đi. Jason Clark - người đứng đầu hoạt động sản xuất dòng 777/777X của Boeing ví sự khó khăn này như "khi chúng ta mọc răng".

Tuy vậy, sự khó khăn ban đầu không qua đi và đến thứ 4 vừa qua thì Boeing đã phải thải loại hệ thống robot này. Kể từ mùa hè năm nay thì Boeing đã bắt đầu sử dụng lại các công cụ tự động cỡ nhỏ, đa năng. Những công cụ này được gọi là "flex track", nó chỉ thực hiện việc khoan lỗ còn các thợ máy sẽ bắt ốc vít thủ công. Quy trình lắp ráp vẫn tương tự như quy trình được thực hiện bởi robot. Boeing cho biết hãng kỳ vọng sự chuyển dịch này sẽ hoàn tất vào cuối năm nay.


Quy trình lắp ráp truyền thống của Boeing 777.
Flex track là một chiếc máy di động và vận hành rất khác so với hệ thống tự động hóa hoàn toàn như FAUB. Thợ máy sẽ di chuyển flex track trên các đường ray được gắn vào thân máy bay và xung quanh các vị trí khoan lỗ. Sau khi khoan xong thì người thợ có thể nhấc nó ra và di chuyển đến vị trí khoan lỗ tiếp theo. Phần thân giữa với các cấu trúc phức tạp như hộp tâm cánh và gốc cánh được lắp ráp theo quy trình khác với một robot được dùng bên ngoài để lắp các bu lông 2 đầu trong khi các thợ máy sẽ theo dõi hoạt động của robot từ bên trong cũng như lắp thủ công các vòng đệm và ốc vít.

Boeing_777 (2).jpg
Dù loại bỏ hệ thống FAUB nhưng Boeing vẫn sử dụng robot tự động hóa cao để thực hiện nhiều khâu khác trong quá trình lắp ráp 777 trong đó bao gồm chế tạo 2 cánh bằng sợi carbon tổng hợp của 777X tại trung tâm Composite Wing của Boeing và lắp ráp các cánh này tại nhà máy lắp ráp chính.

Được biết hệ thống FAUB được phát triển bởi công ty cơ khí tự động KUKA Systems của Đức dưới sự hợp tác chặt chẽ với Boeing. Nó được phát triển bí mật và thử nghiệm tại một nhà máy đóng tàu cũ ở Anacortes vào năm 2013, đến triển lãm hàng không Farnborough 2014 thì Boeing mới công bố. Tuy nhiên hệ thống này chưa bao giờ đáp ứng được kỳ vọng của Boeing đó là giảm nhân công mà ngược lại, Boeing phải duy trì một lực lượng thợ máy không đổi để hoàn thành các công việc của robot. Sai sót của hệ thống tự động thường khiến quá trình lắp ráp một chiếc máy bay kéo dài hơn so với việc được lắp ráp bằng tay ngay từ đầu.

Quảng cáo

47 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Tạo thêm công ăn việc làm cho người mỹ
nhatminhxeom
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Hao Kiet Con robot sẽ đi nộp CV ở công ty khác. Kinh nghiệm làm việc: từng làm tại Boeing trong 6 năm =]]]
kuka của Đức hình như đc TQ mua lại rồi thì phải, hay là Đức chưa bán
Thôi quay lại ABB của swiss made vậy.
Nhưng mình thấy robot thì nhiều hãng làm. Kawasaki, Hyundai, Yaskawa, Mitsubishi....
huboss
ĐẠI BÀNG
5 năm
@whatwhenwhere Kuka bán mình cho TQ khá lâu do lúc đó tình hình tài chính không tốt , mặc dù TQ ít can thiệp nhiều vô được nội bộ cũng như công nghệ .. nhưng những hãng xe là khách hàng chính của Kuka dsax chuyển qua xài ABB , Mec và BMW là hai khách hàng lớn của Kuka nhưng giờ họ chơi với ABB , dồ ABB mắc hơn Kuka nhiều
huboss
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Evolution X Fanuc cũng rất mạnh trong mãng robot
@huboss Vâng. Đúng vậy
Có những việc con người chúng ta làm tốt hơn máy móc nhiều, nhưng tương lai thì máy móc sẽ dần hoàn thiện thôi, lúc đó chỉ mong con người được nhờ chứ không phải là bị giành việc
Dành cho những tín đồ công nghệ lúc nào cũng nghĩ hệ thống tự động hoá chính xác của Châu Âu là xịn nhất :v Đáng buồn hơn nữa là công ty có tuổi đời hơn 120 năm giờ đã nằm trong tay của các anh Chái Nà 😆
@Wolfrain Foxcon ? 😁
thubom22
ĐẠI BÀNG
5 năm
Không biết quy trình thanh lý ntn mình mua mấy con về lắp lego
Kaku của Đức. Nhật có Yaskawa cũng rất mạnh
Chưa thay thế đc con người
Có thể bạn chưa biết: nhật bản áp đảo phần còn lại của thế giới về robot công nghiệp
@Tinh tướng chấm vê en Áp đảo cái gì? Trung Quốc áp đảo phần còn lại thế giới về dân số!
@thanhvng Theo bạn áp đảo về cái gì, biết top 10 sản xuất robot công nghiệp nhật có bao nhiêu không, biết no1 sản xuất robot công nghiệp là ai không, biết thì thưa thốt, không biết thì tậm tặc mà nghe
@Tinh tướng chấm vê en Về số lượng thôi. Về độ chính xác thì cơ khí Nhật gọi cơ khí Đức, Âu bằng Cụ. Bạn xem Nhật có động cơ nào chạy tốc độ 300, 400 ngon chưa?
@thanhvng Thế nhật chế được động cơ máy bay gen 5 rồi ( mã ihi xf5, ihi xf9), đức chế được chưa mai fen, giờ ai mới là cụ của ai đây
Có giấc mơ nào của Vinfast liên quan tới đường bay hay không?
@bamixima Có hãng hàng không rồi đó bác.
Những việc làm được trên băng chuyền, khuôn mẫu có sẵn ít thay đổi như sx khung xe,... thì ok.
Bạn mình đi Nhật nói các robot chỉ trùm mền, làm việc kiểu biểu diễn cho đối tác xem khi chuẩn bị ký hợp đồng, còn sx thì 99% do con người làm, vì cty ký nhiều hợp đồng với nhiều dạng khác nhau, thay vì thời gian cấu hình robot, làm băng chuyền thì người đã làm xong sp 😃
@heobanhki Lập trình để robot thực thiện một sản phẩm cụ thể nào đó rất mất thời gian và tiền bạc. Do vậy nếu loạt sản xuất nhỏ(số lượng ít) theo kiểu sản xuất linh hoạt thì sử dụng con người còn nhanh và tiết kiệm hơn.
Thứ 2 là chi phí đầu tư ban đầu cao, robot là một sản phẩm rất phức tạp nên gây khó khăn trong việc bảo trì bảo dưỡng, đến lúc lỗi thì rất khó tìm nguyên nhân để sửa chữa
culong43
ĐẠI BÀNG
5 năm
Sản phẩm nào càng cao cấp, càng hiện đại thì càng làm BẰNG TAY
@culong43 Y ban la Roll Royce va bentley
Chắc công nghệ chưa phát triển đủ nhanh như boeing nghĩ
6 năm luôn
Ráp vệ tinh hay động cơ đẩy tên lửa nặng nghe nói ráp tay ko
Thế mới nói không phải cứ tự động là hiệu quả
oceanbreaths
ĐẠI BÀNG
5 năm
Mình làm ở đây trên cả chục năm rồi, Mình đã từng thấy nhiều thợ làm việc nhanh hơn robot gấp ba lần và độ chính xác rất là cao, điển hình như trong đội của mình có ba tay Mỹ trắng làm rất là hay, họ thể sửa bất cứ phần nào bị lỗi của thân máy bay. Rất là nhiều chỗ trên thân máy bay cần phải làm bằng cách thủ công, Thí dụ như phần mũi, phần nối ráp cánh và phần đuôi. Khi những máy móc này bắt đầu làm thì mình có cảm giác không thể nào thay thế cho công việc thủ công được...
@oceanbreaths Cảm ơn bạn đã cung cấp kiến thức
quana75
TÍCH CỰC
5 năm
@oceanbreaths Tình hình 737 Max thế nào rồi bác?
@oceanbreaths Đúng, nh vs dây chuyền sản xuất lớn vs số lượng nhiều thì robot mới thực sự hiệu quả
oceanbreaths
ĐẠI BÀNG
5 năm
@quana75 Giảm tỷ lệ sản xuất có thể xuống 30 chiếc mỗi tháng nhưng vẫn chưa có kết quả khả quan về MCAS, Những thông tin bạn biết qua mạng chỉ Có phần nào đúng ở trong xưởng rồi thấy sợ lắm
quana75
TÍCH CỰC
5 năm
@oceanbreaths Bây giờ 737Max có được bay lại thì các hãng cũng sẽ gặp không ít khó khăn với nó. Hành khác và ngay cả phi hành đoàn cũng có ác cảm với nó. Mà Boeing thì vẫn sx đều... 😔
Mấy triệu đô bỏ biển
oceanbreaths
ĐẠI BÀNG
5 năm
@NCT88 Khoan 3ty $
@oceanbreaths Lương boeing khá ko bác?
oceanbreaths
ĐẠI BÀNG
5 năm
@noname9x2007 Tùy theo công việc mình làm...min ~ 70k/year
buồn cho 1 khoản đầu tư lớn
S777
TÍCH CỰC
5 năm
Còn Airbus thì sao nhỉ?

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019