Tổng thống Joe Biden được cho là đã chấp nhận viện trợ mìn chống bộ binh cho Ukraine, dù trước đó từng khôi phục lệnh cấm loại vũ khí này, theo báo cáo của Washington Post và Reuters. Loại mìn mới sử dụng pin, tự hủy khi hết năng lượng, nhằm giảm nguy cơ với dân thường.
Ảnh: US Army
Mục tiêu của viện trợ là giúp Ukraine kìm hãm đà tiến của Nga tại miền đông. Quyết định này, tuy có sự ủng hộ từ những người xem đây là biện pháp phòng thủ cần thiết, cũng gặp nhiều tranh cãi vì lo ngại nhân đạo và ảnh hưởng đến nỗ lực quốc tế cấm mìn sát thương.
Động thái diễn ra sau khi Mỹ cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS để tập kích sâu trong lãnh thổ Nga, làm gia tăng căng thẳng khu vực. Ba nước lớn gồm Mỹ, Nga, và Trung Quốc không tham gia Hiệp ước Ottawa cấm mìn sát thương.
Ảnh: US Army
Mục tiêu của viện trợ là giúp Ukraine kìm hãm đà tiến của Nga tại miền đông. Quyết định này, tuy có sự ủng hộ từ những người xem đây là biện pháp phòng thủ cần thiết, cũng gặp nhiều tranh cãi vì lo ngại nhân đạo và ảnh hưởng đến nỗ lực quốc tế cấm mìn sát thương.
Động thái diễn ra sau khi Mỹ cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS để tập kích sâu trong lãnh thổ Nga, làm gia tăng căng thẳng khu vực. Ba nước lớn gồm Mỹ, Nga, và Trung Quốc không tham gia Hiệp ước Ottawa cấm mìn sát thương.