SẸO- ĐIỀU TRỊ KHI NÀO LÀ THỜI ĐIỂM VÀNG?
1 .Sẹo là dấu vết để lại trên da sau khi phục hồi các vết cắt, vết bỏng hoặc những vùng mô bị tổn thương. Vì các tế bào da mới không khớp với các mô tế bào cũ nên sẽ xuất hiện những mô sẹo đỏ, thâm nâu, thâm đen…
2 . Vết sẹo có khi lồi, có khi lõm, ảnh hưởng nhiều đến vẻ đẹp làn da.
3 Cơ chế hình thành sẹo phụ thuộc vào sự tăng cường lưu thông máu giúp thúc đẩy quá trình làm lành vết thương và sự sản sinh các mô tế bào da để làm liền vết thương, còn gọi là mô sẹo.
4 Quá trình lành thương và hình thành sẹo gồm có 3 giai đoạn: sưng viêm, tăng sinh và tái tạo.
1. Giai đoạn sưng viêm: Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình lành thương, diễn ra trong những ngày đầu. Vết thương sẽ ửng đỏ và sưng tấy. Máu ngưng chảy và chất kháng thể tiết ra xung quanh vết thương để chống nhiễm trùng. Khi bắt đầu cơ chế làm lành, cơ thể sẽ sản xuất ra những tế bào mới và mô chữa lành vết thương. Lớp vảy xuất hiện trên vết thương cũng là một phần của giai đoạn sưng viêm nhằm bảo vệ vết thương khi được làm lành.
2. Giai đoạn tăng sinh: Kéo dài khoảng 3 – 4 tuần. Nguyên bào sợi là các tế bào cơ bản của da ở lớp trung bì, sẽ tăng sinh ở khu vực vết thương để sản xuất collagen. Collagen tiếp tục hình thành trong 2 tuần, kéo miệng vết thương liền lại. Nếu collagen sản xuất không đủ, sẽ gây ra sẹo lõm. Nếu collagen được sản xuất quá nhiều, gây tích tụ dày đặc, gây sẹo lồi, sẹo phì đại.
3. Giai đoạn tái tạo: bên dưới vết thương đã lành này, việc tích tụ mô xơ gây sẹo vẫn liên tục diễn ra và có thể kéo dài đến tận 2 năm. Đặc biệt, trong khoảng thời gian từ 40 – 60 ngày kể từ ngày lành thương, quá trình tạo sẹo diễn ra mãnh liệt nhất và gần như quyết định kích thước và mức độ của vết sẹo tồn tại trên da.
5 .Giai đoạn nào trị sẹo hiệu quả nhất: nên bắt đầu sử dụng các biện pháp can thiệp vào cuối giai đoạn tăng sinh và đầu giai đoạn tái tạo (thời điểm hình thành mô sẹo). Đây chính là thời điểm VÀNG để điều trị sẹo. Ngay khi thấy vết thương vừa khép miệng, liền da thì bạn cần nghĩ đến việc ức chế sự hình thành vết sẹo.
1 .Sẹo là dấu vết để lại trên da sau khi phục hồi các vết cắt, vết bỏng hoặc những vùng mô bị tổn thương. Vì các tế bào da mới không khớp với các mô tế bào cũ nên sẽ xuất hiện những mô sẹo đỏ, thâm nâu, thâm đen…
2 . Vết sẹo có khi lồi, có khi lõm, ảnh hưởng nhiều đến vẻ đẹp làn da.
3 Cơ chế hình thành sẹo phụ thuộc vào sự tăng cường lưu thông máu giúp thúc đẩy quá trình làm lành vết thương và sự sản sinh các mô tế bào da để làm liền vết thương, còn gọi là mô sẹo.
4 Quá trình lành thương và hình thành sẹo gồm có 3 giai đoạn: sưng viêm, tăng sinh và tái tạo.
1. Giai đoạn sưng viêm: Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình lành thương, diễn ra trong những ngày đầu. Vết thương sẽ ửng đỏ và sưng tấy. Máu ngưng chảy và chất kháng thể tiết ra xung quanh vết thương để chống nhiễm trùng. Khi bắt đầu cơ chế làm lành, cơ thể sẽ sản xuất ra những tế bào mới và mô chữa lành vết thương. Lớp vảy xuất hiện trên vết thương cũng là một phần của giai đoạn sưng viêm nhằm bảo vệ vết thương khi được làm lành.
2. Giai đoạn tăng sinh: Kéo dài khoảng 3 – 4 tuần. Nguyên bào sợi là các tế bào cơ bản của da ở lớp trung bì, sẽ tăng sinh ở khu vực vết thương để sản xuất collagen. Collagen tiếp tục hình thành trong 2 tuần, kéo miệng vết thương liền lại. Nếu collagen sản xuất không đủ, sẽ gây ra sẹo lõm. Nếu collagen được sản xuất quá nhiều, gây tích tụ dày đặc, gây sẹo lồi, sẹo phì đại.
3. Giai đoạn tái tạo: bên dưới vết thương đã lành này, việc tích tụ mô xơ gây sẹo vẫn liên tục diễn ra và có thể kéo dài đến tận 2 năm. Đặc biệt, trong khoảng thời gian từ 40 – 60 ngày kể từ ngày lành thương, quá trình tạo sẹo diễn ra mãnh liệt nhất và gần như quyết định kích thước và mức độ của vết sẹo tồn tại trên da.
5 .Giai đoạn nào trị sẹo hiệu quả nhất: nên bắt đầu sử dụng các biện pháp can thiệp vào cuối giai đoạn tăng sinh và đầu giai đoạn tái tạo (thời điểm hình thành mô sẹo). Đây chính là thời điểm VÀNG để điều trị sẹo. Ngay khi thấy vết thương vừa khép miệng, liền da thì bạn cần nghĩ đến việc ức chế sự hình thành vết sẹo.
6. phương pháp điều trị sẹo lồi như phẫu thuật, chích corticoid , tia lazer .
7. Một số thuốc điều trị sẹo hay dùng nhất:
1.Contractubex - thuốc nhập khẩu từ Đức.
Thời điểm nên là lúc vết thương vừa đóng miệng hoặc cắt chỉ. sử dụng bằng cách bôi trực tiếp lên miệng vết thương hoặc sẹo. Mỗi ngày bôi 2 - 3 lần và duy trì liên tục ít nhất khoảng 3 tháng.
2+Kem trị sẹo dermatix
Dermatix là thuốc trị sẹo xuất xứ từ Mỹ. Dermatix dùng trị sẹo lồi, sẹo phì đại, sẹo phẫu thuật và chấn thương. Dermatix đặc biệt hiệu quả cao với các vết sẹo không lâu quá 2 năm, mỗi ngày nên dùng bôi 2-3 lần, dùng kéo dài khoảng một năm.
3+ Kem làm mờ sẹo Hiruscar
Sử dụng Hiruscar sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian.Kem Hiruscar thường được dùng để trị thâm, trị sẹo lõm, sẹo lồi do phẫu thuật, tai nạn, bỏng, mụn nhọt hay vết rạn da, hữu hiệu cho cả sẹo mới và sẹo cũ hình thành dưới 2 năm.
4+Scar Esthetique - Kem trị sẹo thâm lâu năm
Scar Esthetique chuyên đặc trị các vết sẹo thâm do mụn, côn trùng cắn, thủy đậu, vết thâm do trầy xước, lấp đầy sẹo rỗ, xóa sổ sẹo lõm bất kể tuổi sẹo.
5+Klirvin kem trị sẹo thâm
sản phẩm giúp cho vùng da bị sẹo thâm đều màu và mịn màng, mềm mại hơn.Chỉ cần kiên trì sử dụng, những vết sẹo thâm trên da do muỗi đốt, côn trùng cắn, vết thâm mụn… chỉ sau 4 - 6 tuần.
6+Kem trị thâm mụn Acnes Scar Care
Kem trị thâm mụn Acnes Scar Care chứa thành phần nghệ, phức hợp vitamin A, E, B6 giúp trị sẹo và thâm cực hiệu quả. công dụng: Làm mờ vết thâm và xóa xẹo, ngừa mụn và sẹo xuất hiện trên da, kích thích làn da tái tạo và phục hồi.
8. Một số lời khuyên chưa kiểm chứng: trong quá trình hình thành sẹo, hạn chế ăn rau muống, thịt gà, da gà,...
9. Trong quá trình có vết thương, mụn,... Vệ sinh sạch, hạn chế nhiễm trùng,
Quảng cáo
10. Sử dụng thuốc ko hiệu quả( theo hướng dẫn), hãy tính đến các phương pháp : phẫu thuật, laser, tiêm trị sẹo....
11. Lưu ý sử dụng thuốc tùy theo cơ địa, tuổi sẹo, tính chất sẹo, vị trí...
12. Hình ảnh các thuốc điều trị sẹo thường dùng.
Nguồn: Đạt CoCa