Setting optimize image của nikon D80 và các nikon khác .....

khoam600i
3/7/2008 16:53Phản hồi: 5
Setting optimize image của nikon D80 và các nikon khác .....
em cầm máy đã 8t rồi mà vẫn gà lắm ...

lo tập trung vào f lớn nhỏ s nhanh chậm rồi iso cao thấp WB ... v...v.. mà optimize em để normal ... phó mặc cho máy ...

ko biết sotfer vivid more vivid portrait hay custom sao cho thuần phục ...

chiều có anh bạn chụp máy em ma chân dung để portrait hinh dẹp quá

Em dùng custom color mode IIIa thay chụp chận dung xấu òm m... ò mẫn chuyễn qua Ia thấy chân dung rõ quá ko ngờ ...

Có bác nào nhiệt tình giải thích em hiểu đc ko ạ ... có nhiều tấm chân hinh thức đẹp tạm ok nhưng gập bác pro là chê liền em cũng thấy có vấn đề vd :
[​IMG]

mong các bác chỉ bảo ạ
5 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Share rẻ cho mình chiếc Blackberry ghẻ của cậu đi. Mình chỉ một buổi là ok!
Thôi thì mình nhập đề sơ sơ nhé Khoa.

Ở đây mình giới hạn là định dạng file chụp là JPG. Vì sao lại thế? Vì nếu chụp RAW, tất cả các thông số nhắc đến sau này hoàn toàn cần sự can thiệp của bạn trong quá trình chuyển đổi định dạng file. Nên nhứng yếu tố mình nhắc đến trong bài viết ngắn gọn này chỉ áp dụng khi bạn chọn định dạng JPEG mà thôi.

1. Cân bằng trắng (white balance): Vì sao WB lại ảnh hưởng đến màu sắc của bức ảnh? chắc chắn là có, vì nó ảnh hưởng đến việc tái hiện lại đúng màu của đối tượng trên cảm biến của máy ảnh theo 1 thang chuẩn. Do vậy chọn đúng chế độ cân bằng trắng hay chủ đích gán chế độ cân bằng trắng khác để bức ảnh bị ám màu theo chủ đích của ảnh hửong đến cảm nhận về màu sắc của bức ảnh.

2. Trong menu Optimize, bạn sẽ có khá nhiều lựa chọn, bao gồm Độ bảo hòa, độ nét, săc độ màu (tươi, trung hòa, ...) và chế độ màu. Theo kinh nghiệm cá nhân, tớ cho là chế độ màu ảnh hưởng lớn nhất đến màu sắc của bức ảnh. Các yếu tố còn lại thì mình hoàn toàn có thể can thiệp 1 cách nhẹ nhàng trong quá trình xử lý. (thật ra thì ngay cả chế độ màu cũng có thể can thiệp 1 cách dễ dàng, nhưng nếu đứng ở góc độ nghiệp dư như chúng ta thì việc chọn đúng chế độ màu ngay từ ban đầu sẽ giúp việc tạo 1 bức ảnh tốt dễ dàng hơn, ít mất công can thiệp ở giai đoạn sau hơn.)

1.1 Đầu tiên xin bắt đầu với Chế độ màu trong các máy Nikon - 1. Color Mode là gì?


Có lẽ nếu bạn để ý và có đọc các trang web về nhiếp ảnh hay có liên quan đến in ấn, thì bạn sẽ được nghe đến thuật ngữ "Không gian màu" (color profile, color space) với các không gian màu thường được nhắc đến như sRGB, AdobeRGB, CMYK, .... trong đó, 2 không gian màu gần gũi nhất với ngưởi chơi ảnh là Adobe RGB và sRGB. Adobe RGB là không gian màu do Adobe giới thiệu, với mục đích tái tạo và ghi nhận các màu sắc ở phổ rộng nhát có thể được, gần với điều kiện thực tế, nhằm tạo điều kiện tạo nên những bản in có màu sắc trung thực.

Trong khi đó, sRGB do Microsoft và HP giới thiệu nhằm tạo ra 1 không gian màu hẹp hơn, nhưng tối ưu cho việc hiển thị trên màn hình máy tính, chia sẻ trên internet. Không gian màu này hẹp hơn so với Adobe RGB (hẹp hơn thế nào thì các bạn có thể tham khảo tài liệu sau. Mình xin phép không dịch và đi sâu vào vấn đề này trong phạm vi của bài viết này)

Nhưng trong menu của máy D80 (và các máy ở dòng entry level khác như D40/50/60/70), Nikon lại không dùng đúng thuật ngữ trên mà đưa ra lại dùng thuật ngữ Color mode thay cho Color profile/ Color space và Mode I (a)/II/III(a) thay cho Adobe RGB và sRGB thường gặp.

Color mode II tương ứng với không gian màu Adobe RGB. Bạn chỉ nên chọn không gian này nếu có ý định xử lý và in ấn ảnh trên các máy chuyên nghiệp, như in offset, in phun với hệ thống mực trên 6 màu riêng biệt, ...

Mode Ia/IIIa đều dựa trên không gian màu sRGB, rất phù hợp với đa số người dùng máy ảnh: in ảnh ở các lab, chia sẻ ảnh trên internet. Màu của ảnh từ 2 chế độ này sẽ tươi tắn hơn, nịnh mắt hơn ảnh dùng mode II. Trong đó Nikon đã mặc định mode Ia phù hợp với việc chụp chân dung, con ngừoi (thiên tone đỏ) và mode IIIa phù hợp với việc chụp ảnh phong cảnh (thiên tone xanh lá)​

Do vậy, hãy xác định mục đích chụp của mình để chọn chế độ màu phù hợp trước khi bấm máy.​

1.2 Ngoài ra, các chế độ khác như độ sắc nét (sharpen), độ bảo hòa (saturation), Sắc độ màu (vivid, neutral,...) bạn có thể tùy chọn thêm tùy theo sở thích cá nhân.
(Cá nhân mình thì các thông số này thường để ở neutral để dễ bề can thiệp về sau)

Lưu ý:
- vấn đề liên quan đến quản lý màu sắc là vấn đề khá phức tạp, nên xin hẹn 1 dịp khác để có thể quay lại đề tài này với bài viết chi tiết hơn
- Các ảnh chụp từ máy DSLR thường được nhà sản xuất mặc định ở độ nét thấp, nhằm thuận tiện cho việc xử lý hậu kỳ. Do vậy, để ảnh có độ nét phù hợp, các bạn nên dùng filter Unsharp mask trong photoshop/photoshop elements hoặc tương đương ở các chương trình khác để tăng độ nét của ảnh sau khi đã điều chỉnh và sau khi giảm kích thước ảnh (resize) để đưa lên web
giảit thích cho anh theo kiến thức bản thân thế này

MODE I : SRGB = Standar RGB,


dựng lên năm 1998, dựa trên bộ 3 màu Red Green Blue
bộ màu này do MS và HP thiết kế nhưng cái Curves của nó chỉ đạt 1.0, gọi là độ dài dải màu.

được hình thành trên bộ 3 màu RGB và được dựng trên 1 hệ trục tọa độ X Y Z
tương ứng với RGB, với Curves 1.0 tức là cộng dồn tọa độ của 3 thằng Red Green Blue trên 3 trục X Y Z lại chỉ dc 1, => giá trị màu thể hiện rất ngắn. (ngắn thế nào chút em giải thích thêm trong MODE III)

còn MODE II : ADOBE RGB


tuy bộ màu cũng là Red Green Blue nhưng khác cái nó đc dựng dựa trên bộ màu CYMK, màu CYMK là bộ màu dùng trong các phòng LAB máy in gốm

Cyan : xanh lơ, Yellow : vàng, Magenta : tím, K : Kevin (độ màu) , hãy chú ý điểm D65 trong hình trên đó là điểm màu có độ Kevin maximum => màu trắng.

do Mode II dc dựng trên bộ màu cơ sở CMYK nên khi chụp = chế độ này ta có thế convert thoải mái qua lại giữa RGB và CYMK mà ko sợ sai màu.

và độ sâu màu của Mode II có Curves là 2.2

hệ màu này là hệ màu 16 BIT

anh BinhPT nói chế độ màu này làm việc trên 6 màu riêng biệt thì cũng có 1 phần thui, thực ra hệ màu này gồm 6 màu cơ bản nhưng lại chia ra làm 2 hệ màu RGB và CYMK, nên khi làm việc trên máy thì để RGB hiển thị cho chính xác trên màn hình, khi in ân thì convert sang CYMK, máy in chuyên dụng thường có cả thảy 7 hộp màu gồm
R G B C Y M black, để in thì các máy in chỉ dụng RGB hoặc CYM cộng với hộp black.


MODE III : được dựng trên cơ sở mode 1 nhưng nó tăng cái độ sâu màu lên 3 tức là 1 cho mỗi chiều RGB (gamma = 3 hay nói cách khách là Curves 3.0).

do đó khi thể hiện hệ màu này tên hệ trục tọa đó nó là 1 khối lập phương hoàn chỉnh



phân tích ra các mặt thì nó thế này




đây chính là hệ màu 24 BIT mà ta sử dụng hiện nay.
hệ màu 32 BIT thì gồm 24 BIT màu và 8 BIT thể hiện Gamma

yếu tố Gamma gọi là độ sâu màu (khái niệm độ sâu màu chỉ có trên hệ màu 32 BIT)


vậy từ những giải thích trên thì các bác có thể tóm gọn như sau

mode I : hệ màu 8 BIT nên tảng RGB
mode II : hệ màu 16 BIT nền tảng RGB nhưng dc xây dựng trên CMYK của ADOBE
MODE III : hệ màu 24 BIT cho tới 32BIT, đc xây dựng tên nền tảng RGB lập phương

do đó khi chụp để coi chơi thui chụp = MODE III, nếu chụp để in ấn thì chuyển sang mode II, còn Mode I thì để cho có nhưng ít xài.

còn các MODE có "a" là 1 dạng kéo dãn 1 giá trị màu, cái này để dành bài sau làm 1 chuyên đề cho no tách bạch
hệ màu càng thấp thì hình càng bệt,cách chỉnh màu trên máy ảnh chẳng qua hiểu nôm na là set lại giá trị max cho từng cột màu (curves)

để hiểu rõ vấn đề thì mở Photoshop lên kéo cái Curves thì sẽ liền

cũng nên giải thích 1 chút về bộ màu RGB

R G B là Red Green Blue đây là 3 màu cơ bản đê phối ra các mau

R+G = Yellow
R+B = Magenta
G+B = Cyan
R+G+B = White

chú ý : nếu 2 màu mà trộn với nhau tạo thành màu trắng thì gọi 2 màu đó là đối nhau

vậy Red đối với Cyan, Yellow đối với Blue, Magenta đối với Green.

để máy có hệ màu Normal thì các màu đối này ở vị trí cân bằng, khi ta chỉnh lại hệ màu thi máy sẽ tăng hoặc giảm tone mau theo qui luật màu đối, tức là tăng màu này thì phải giảm màu kia và ngược lại, và chúng ta ko thể can thiệp vào màu sắc của các setting này dc.

trong khi đó chế độ Custom cho phép chúng ta tự LOAD 1 hệ màu do chính chung ta cân chỉnh từ máy tính vào trong máy ảnh

mục Saturation hay Sharpen khi chỉnh trên máy ko làm thay đổi hình thức pha trộn màu chỉ làm tăng hoặc giảm độ đậm của tất cả các màu
tất cả các hệ màu trên đều cùng áp dụng cho cả RAW lẫn JPEG và ko hề có sự khác biệt.

tuy nhiên tại sao ta vẫn nói file thì cần can thiệp vì file RAW ko có White Balance trên ảnh.

chụp filw raw tức là nhìn hình thực thế nào thì chụp lên y chang.

còn White ballance ảnh hưởng thế nào : trong các điều kiện ánh sáng khác nhau, thì 1 màu trắng khi lên hình nó sẽ bị biến thanh 1 màu khác, và chức năng white ballance tức là áp tone màu để sửa lại thành màu trắng.

File Raw thì ko có WB trên ảnh, nên ảnh chụp xong tự cân chỉnh Whitebalance lại, chứ hệ màu đã set 1 lần rùi thì cả File RAW hay file JPEG gì đó đều ko thể đổi lại mà ko bị ảnh hưởng

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019