[SG.Airshow] I-Hawk: hệ thống tên lửa phòng không tầm trung gọn nhẹ, tính di động cao

TDNC
11/2/2014 8:21Phản hồi: 41
[SG.Airshow] I-Hawk: hệ thống tên lửa phòng không tầm trung gọn nhẹ, tính di động cao
tinhte.vn-i-hawk-500.jpg

I-Hawk là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung do hãng Raytheon (Mỹ) sản xuất. Bệ phóng của I-Hawk có tổng cộng 3 quả tên lửa MIM-23B và nhiều bánh xe bên dưới để dễ dàng di chuyển đến các vị trí khác nhau. Tầm bắn hiệu quả của I-Hawk vào khoảng 40 km và ngoài máy bay ra còn có thể tiêu diệt cả những tên lửa đang bay khác với tỷ lệ bắn trúng mục tiêu là 85%. I-Hawk (viết tắt của "Improved Homing All The Way Killing") là phiên bản cải tiến của Hawk (lần đầu hoạt động vào năm 1960) và đến nay đang được sử dụng trong quân đội của nhiều nước ví dụ như Singapore, Pháp, Iran, Israel, Hà Lan, Nhật...

Để vận hành I-Hawk, người ta cần tới 3 người, bao gồm 1 x Tactical Control Officer, 1 x Tactical Control Assisstant và 1 x Firing Control Officer. Các tên lửa MIM-23B được dẫn đường bằng hệ thống radar, mỗi quả tên lửa có chiều dài 5,03 mét, đường kính 0,37 mét, đầu đạn nặng 75 kg và có tổng trọng lượng lên tới 638 kg. nó có thể bắn tới các mục tiêu ở xa 40 km (tối thiểu 1,5 km) và tiêu diệt các đối tượng ở độ cao 18.000 mét (tối thiểu 1,5 km), vận tốc bay tối đa 500 mét/giây.

Ở phiên bản đầu tiên (Hawk), hệ thống tên lửa có một nhược điểm khá khó chịu đó là không tìm thấy các mục tiêu bay ở độ cao thấp vì lúc đó mục tiêu bị hòa lẫn với những thứ khác dưới mặt đất. Mẫu I-Hawk được Mỹ phát triển năm 1964 đã khắc phục được yếu điểm này đồng thời nâng cấp thêm nhiều tính năng khác bao gồm hệ thống xử lý dữ liệu số trung tâm để phân tích thông tin của mục tiêu, chuyển sang dùng tên lửa MIM-23B với đầu đạn lớn hơn, motor mạnh và nhỏ hơn đồng thời cải thiện chức năng dẫn đường cho tên lửa. Khi phát nổ, mỗi tên lửa MIM-23B sẽ phóng ra khoảng 14.000 mảnh vỡ khác nhau để tiêu diệt gọn các mục tiêu mà nó ngắm tới.

Thông số cơ bản của I-Hawk:
  • Tên đầy đủ: Improved Homing All The Way Killer
  • Tầm bắn hiệu quả: 40 km
  • Tỷ lệ bắn trúng: 85%
  • Điều khiển: 3 người
  • Dẫn đường: bằng radar
  • Tên lửa sử dụng: MIM-23B
  • Số tên lửa trên bệ phóng: 3
  • Chi phí sản xuất bệ phóng + pin: khoảng 15 + 30 triệu USD
  • Chi phí mỗi quả tên lửa: khoảng 250.000 USD
  • Trọng lượng: 590 kg
  • Chiều dài: 5,08 mét

tinhte.vn-i-hawk-2.jpg tinhte.vn-i-hawk-4.jpg tinhte.vn-i-hawk-5.jpg tinhte.vn-i-hawk-6.jpg tinhte.vn-i-hawk-3.jpg tinhte.vn-i-hawk-8.jpg tinhte.vn-i-hawk-1.jpg tinhte.vn-i-hawk-7.jpg
41 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Gọn nhẹ, cơ động
15% trượt là rất cao
myquartz
ĐẠI BÀNG
11 năm
@otacon
Mình nhầm sang SR-71.


Có vẻ vụ Nga và TQ khó bắn hạ được không phải U2 mà là SR-71. Xem ở đây có ít nhất 5 cái U2 bị hạ.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Lockheed_U-2
@myquartz U2 có điểm mạnh là bay trinh sát ở độ cao tối đa 22km; SR-71 bay trinh sát vào mục tiêu đối phương với tốc độ siêu thanh 3 mach - nhanh ngang tốc độ tên lửa. Mỗi máy bay có 1 điểm mạnh, nhưng U-2 giờ không còn đất sống vì những hệ thống phòng không chủ lực kiểu như S-75, S-125, S-200, S-300...đều bắn cao tới 27km. SR-71 sợ nhất là bị MiG-31 truy đuổi vì tốc độ MiG-31 cũng nhanh bằng SR-71 cũng như những quả tên lửa không đối không gắn trên MiG-31 là R-33 và R-37 đều có tốc độ trên 4mach và tầm bắn cũng từ khá xa, 200km tới 380km ;)
otacon
TÍCH CỰC
11 năm
@hongduc21 SR-71 đã chạm đến ngưỡng tốc độ tối đa của 1 chiếc mấy bay do thám có người lái,mặc dù vậy SR-71 thường không hiệu quả trong việc do thám vì nó bay thấp và diện tích phản xạ Radar khá cao,lên tới 10m2( F-35 khoảng 0.15m2) nên nó thường xuyên phải rơi vào 1 cuộc trốn chạy khỏi các cuộc truy kích bởi chiến đấu cơ đối phương. Thời kỳ chiến tranh lạnh SR-71 hầu như không thể xâm nhập sâu vào những vị trí trọng yếu của LX mà chỉ có thể vật vờ ở phạm vi biên giới Nga - Trung. Ngoài ra nó mắc phải nhiều vấn đề về kt mà tiêu biểu là nguy cơ tự rơi khá cao,tỷ lệ là 1/3 tương đương với tỷ lệ chọi giữa F14 và Mig ở chiến tranh VN(cái này dân ta tự hào hơn hẳn bọn Bắc Hàn: 1/12, dựa theo nguồn từ phim TopGun). Và do đó SR-71 hiện nay đã được cho về nghỉ hưu.
Về phòng không hiện nay mấy dàn Buk tầm trung của Nga cũng đủ cho U2 thành sắt vụn nên việc nâng tầm cao không còn tính hiệu quả.
Trông như đồ nhựa, made in china :|
không biết trong mấy quả tên lửa này có chứa sẵn thuốc nổ không nhỉ 😁
Không liên quan cho lắm, nhìn vào hệ thống MIM-23B này mình liên tưởng đến hệ thống phòng không di động tầm trung Buk-M2E mà VN sẽ trang bị trong năm nay 😁
@hongduc21 tin ở đâu vậy.có đánh chặn tên lửa được ko vậy
@halinhcute Tên lửa có nhiều loại, bạn hỏi tên lửa gì? Nếu là BGM-109 Tomahawk thì có đám Pantsir-S1 đánh chặn vì Tomahawk nó bay thấp và tốc độ cận âm tương đương với bay tiêm kích bay hành trình thôi. Nếu là tên lửa đối hải (AGM-84, C-802, YJ-6, YJ-7...) có đám AK-630, Palma vãi đạn tiêu diệt trước khi nó tiếp cận tàu chiến. Nếu là tên lửa hạt nhân thì chờ đợi vào đám S-400 VN sẽ mua khoảng năm 2016 hoặc có thể hy vọng vào S-300PMU2 đang trang bị😃
Đồ Mỹ nhưng từ thời chiến tranh Việt Nam
Ngón tay tử thần BuK đây mà
Có nên gọi là "4 ngón tay thần chết" không nhỉ 😁
@hongduc21 Thật ra biệt danh của nó lúc đầu là 3 ngón tay tử thần
Sa6_1.jpg
linhatm
TÍCH CỰC
11 năm
Mấy thứ đồ chơi chết người này mà US nó làm đẹp giã man
Đúng rồi đó vì 3 quả tên lửa 3M9 trên xe phóng giương lên cao góp phần tiêu diệt hơn 40 máy bay của Không quân Israel nên được gọi là "3 ngón tay thần chết". Giờ phiên bản nâng cấp Buk M2E hiện đại hơn rất nhiều với 4 quả 9M317 giương cao lên trời nên "4 ngón tay thần chết" cũng hợp lý đó nhỉ 😁
BLHT1111
TÍCH CỰC
11 năm
ấn nút cái mấy chục củ USD bay vèo vèo :p
nanhbac1130
ĐẠI BÀNG
11 năm
@BLHT1111 1 quả có 250k thôi mà bạn mấy chục củ là bao gồm cả bệ phóng + pin 😁
Giá ko rẻ chút nào.
Chiến tranh gì vậy bạn.
@vanduc1602 Cậu đọc link này nhé: Chiến tranh Yom Kippur 1973
http://baodatviet.vn/quoc-phong/ba-ngon-tay-than-chet-va-nhung-tran-chien-2225974/
Nhìn đã thấy cơ động và hung hãn rồi 😕
babe_in_car
ĐẠI BÀNG
11 năm
nhỏ gọn cơ động
Linakakaka
ĐẠI BÀNG
11 năm
85% là trên giấy, chứ thực tế phòng không thịt bò rất ít bắn được máy bay cơm sườn, vì nhiễu rất mạnh. Mỹ ko chủ trương phát triển hệ thống phòng không chống máy bay, mà phát triển các tiêm kich đánh chặn hạng nhẹ như F-16
ranmoi
ĐẠI BÀNG
11 năm
Gớm! Mấy bác trên tinhte.vn nhà mình cũng rành và quan tâm súng ống quá nhỉ?
đẹp thế 😁
Dịch thì dịch cho hết đi, cứ thi thoảng thả nguyên dòng tiếng Anh lổn nhổn quá. Mà có khó gì đâu chứ, ví dụ Firing Control
Offficer là Sĩ quan điều khiển hỏa lực.
topol1990
TÍCH CỰC
11 năm
phóng lên 1 quả là mất cả con siêu xe:eek:
Vũ khí mà thương mại hóa thì có lúc gậy ông đập lưng ông

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019