Trong thời ngày gần đây, các nhà thiết kế smartphone đã liên tục gửi tới công chúng những concept độc đáo. Điển hình là nguyên mẫu iPhone năm 1985 hay chiếc điện thoại xếp hình Fonkraft cạnh tranh trực tiếp với Prọect Ara của Google. Tất cả những ý tưởng đó đều rất thú vị và có khả năng hiện thực hóa cao nhưng có vẻ như hầu hết các mẫu thiết kế này lại đều sở hữu chung một đặc điểm, đó chính là sự tồn tại của các phím bấm vật lý trên thân máy.
Với những tín đồ của smartphone và sử dụng thiết bị của mình nhiều giờ mỗi ngày thì đây quả là một nỗi lo lớn. Tiêu biếu là với nút nguồn hoặc nút Home, nếu cứ vài phút chúng ta lại kiểm tra thông báo thì nó sẽ phải chịu hàng trăm lượt ấn mỗi ngày. Điều này không chỉ gây ra nhiều bất tiện mà còn làm tuổi thọ của phím bị giảm đáng kể và cứ mỗi lần bấm là người ta lại lo rằng một ngày nào đó phím này sẽ bị liệt mà chẳng có giải pháp nào ngoài việc mang đi bảo hành để thay mới.
Nút Home trên iPhone là một trong những phím vật lý được sử dụng với tần suất cao nên sau một thời gian dễ bị hỏng và phải thay thế.
Với những tín đồ của smartphone và sử dụng thiết bị của mình nhiều giờ mỗi ngày thì đây quả là một nỗi lo lớn. Tiêu biếu là với nút nguồn hoặc nút Home, nếu cứ vài phút chúng ta lại kiểm tra thông báo thì nó sẽ phải chịu hàng trăm lượt ấn mỗi ngày. Điều này không chỉ gây ra nhiều bất tiện mà còn làm tuổi thọ của phím bị giảm đáng kể và cứ mỗi lần bấm là người ta lại lo rằng một ngày nào đó phím này sẽ bị liệt mà chẳng có giải pháp nào ngoài việc mang đi bảo hành để thay mới.
Nút Home trên iPhone là một trong những phím vật lý được sử dụng với tần suất cao nên sau một thời gian dễ bị hỏng và phải thay thế.
Hiểu được điều này, các nhà sản xuất thiết bị thông minh trong quá trình thiết kế đã cố gắng giảm thiếu hầu hết các phím chức năng đến mức tối đa và thay vào đó là các widget hoặc phím ảo trên màn hình cảm ứng. Với hệ điều hành Android thì các phím được "ảo hóa" là Home, Back và Menu còn với iOS tại là tính năng Aissitive Touch
Tuy nhiên, ngay cả với Samsung hay Apple vốn là các đại gia trong làng di động với các siêu phẩm để đời thì họ cũng vẫn chưa dám mạnh dạn loại bỏ hoàn toàn những phím cứng vì theo nhiều khảo sát, các khách hàng vẫn quen với việc các cạnh bên của thiết bị có phím vật lý và các phím đó giúp họ có thể thao tác chính xác hơn trong quá trình sử dụng.
Dù sao thì việc thay đổi thói quen người dùng cũng không phải một việc dễ dàng nên nhà thiết kế Paweł Dworczyk đã đưa ra một giải pháp để cân bằng giữa việc giữ những phím chức năng ở vị trí quen thuộc mà không phải dùng phím cứng. Giải pháp của ông là tích hợp cảm ứng vào các viền của thiết bị và cùng với đó, ông đã đưa ra một nguyên mẫu để minh họa cho ý tưởng này.
Nguyên mẫu của chiếc smartphone ERKAN: không còn sự tồn tại của phím vật lý.
Nhìn vào thiết kế trên, chúng ta có thể đoán được phần nào về việc chiếc điện thoại này sẽ phục tối đa cho nhu cầu giải trí với viền màn hình được làm cực mảnh. Tương tự như chiếc Aquos Crystal mà Sharp đã ra mắt trước đây, trải nghiệm xem phim hay chơi game trên những thiết bị như thế này sẽ tuyệt vời hơn rất nhiều vì hiệu ứng thị giác làm cho hình ảnh nổi hơn và tràn ra phía rìa thân máy.
Có thể nói, EKRAN là một nguyên mẫu tương đối hoàn chỉnh với "số đo ba vòng" chi tiết ( giúp các nhà sản xuất có thể tính toán dễ dàng không gian cho các linh kiện bên trong) nên khả năng hiện thực hóa thiết bị này là khá cao.
Tuy nhiên , vẫn còn một điểm trừ nho nhỏ cần phải xem xét lại là máy quá vuông vức nên sẽ làm người dùng bị cấn khi để trong túi quần. Hy vọng trong thời gian tới, nhà thiết kế sẽ có hoàn thiện mẫu thiết kế này và cho ra mắt nhiều concept mới độc đáo hơn.