Laptop Acer
Sơ lược hành trình chinh phục ngôi vương thị trường cảm biến hình ảnh CMOS của Sony

Sau đây là sơ lược hành trình của Sony trên thị trường cảm biến hình ảnh CMOS (CIS), từ quyết định bỏ rơi CCD để nhảy sang CMOS, cho tới vị trí số 1. Tất nhiên chỉ điểm qua 1 số cột mốc thành tựu đáng nhớ chứ không nêu chi tiết, đã lược bỏ đi rất nhiều thông tin khác.

  • Vào những năm 1970, Sony bắt đầu nghiên cứu cảm biến CCD. Họ đã đầu tư ngân sách khổng lồ cùng rất nhiều nhân sự được huy động để phát triển. Rất nhiều công ty đã thất bại khi cố thương mại cảm biến CCD, tuy nhiên hãng kiên quyết không từ bỏ.
  • Cuối cùng năm 1978, công ty phát triển thành công mẫu cảm biến CCD có 120,000 pixel, 1 năm sau thì thương mại hóa trên máy bay phản lực. Ước tính, để ra được thành quả này đã ngốn 20 tỷ Yên trong giai đoạn 1970-1980.
  • Bắt đầu phát triển công nghệ CMOS vào năm 1996.
  • Đến năm 2004, Sony quyết định ngừng phát triển và sản xuất CCD. Đánh giá công nghệ này sẽ không theo kịp sự phát triển của ngành camera khi nhu cầu quay video chuyển từ SD sang HD. Lúc đó được coi là 1 quyết định mạo hiểm vì Sony đang nắm giữ thị phần CCD số 1 toàn cầu, vẫn nhiều hãng camera yêu cầu giao thêm CCD cho họ. Tuy nhiên, quyết định mang tính bước ngoặt này vẫn được chốt.
  • Sony thương mại mẫu CMOS đầu tiên IMX001 vào năm 2000, cài đặt trong robot giải trí AIBO ERS-210, camera cài đặt ở mũi có 100,000 pixel cung cấp cái nhìn về môi trường. "AIBO" là ghép từ “AI” và “roBOt” và có giá cực đắt vào thời điểm ý 1,500 USD (chưa thuế), tổng cộng bán được 60,000 con. Các bạn có thể tìm đọc thêm thông tin về nó trên Wiki.
  • 2005, thương mại cảm biến CMOS đầu tiên trên thế giới cho máy quay video HD, kích thước 1/3 inch với độ phân giải 3MP.
  • Năm 2007, thương mại cảm biến CMOS trang bị mạch chuyển đổi tín hiệu analog-digital cột dọc, có tốc độ cao và nhiễu thấp.
  • Vào năm 2008, kĩ sư Taku Umebayashi nảy ra ý tưởng tách phần mạch điện logic ra khỏi phần photodiode nhằm thu sáng tốt hơn, tăng lượng pixel. Đây chính là ý tưởng về kiến trúc xếp chồng. Cũng trong năm 2008, thương mại cảm biến hình ảnh CMOS cho smartphone với độ phân giải khả dụng cao nhất trong ngành là 12.25 megapixel, đầu tiên trên thế giới. Ngoài ra, bắt đầu phát triển cảm biến BSI CMOS tăng gấp đôi độ nhạy sáng đồng thời giảm nhiễu tốt hơn.
  • Năm 2009, thương mại cảm biến BSI CMOS tăng gấp đôi độ nhạy sáng trên máy quay Handycam. Năm 2012, tiếp tục thương mại cảm biến CMOS xếp chồng có độ phân giải cao, nhiều chức năng tích hợp và tối ưu quá trình xử lý tín hiệu quang học. Cảm biến xếp chồng đã cách mạng cả ngành máy ảnh số.
  • Apple bắt đầu chuyển từ cảm biến OmniVision sang Sony IMX từ đời iPhone 4s (iSight 8MP), hợp đồng độc quyền cho Apple đã giúp họ thu hoạch đáng kể thị phần.
  • Kể từ năm 2011, Sony quay trở lại vị trí nhà sản xuất cảm biến hình ảnh lớn nhất hành tinh. Đến nay đã hơn 10 năm giữ nguyên vị trí này.
  • Nhận ra cần phải tiếp thị thành tựu công nghệ tới nhiều nhà sản xuất, hãng đưa cảm biến CMOS lên điện thoại Xperia, dòng Xperia Z luôn được nhấn mạnh vào tính năng chụp hình quay phim bằng công nghệ cảm biến Sony. Điều này đã kích thích nhiều nhà sản xuất điện thoại khác.
  • Năm 2015, là công ty đầu tiên trên thế giới thương mại cảm biến kết nối các lớp thành phần bằng Cu-Cu, mang lại hiệu suất cải thiện đáng kể.
  • Năm 2016, kĩ sư Umebayashi được đích thân Thủ tướng Nhật Bản trao tặng Giải thưởng Phát minh Quốc gia vì thành tựu năm 2008. Đồng thời, trong cùng năm thương mại cảm biến CMOS xếp chồng đầu tiên trong ngành tích hợp ổn định hình ảnh 3 trục và hệ thống lấy nét lai (hybrid AF).
  • Năm 2017, thương mại cảm biến CMOS xếp chồng 3 lớp tích hợp DRAM đầu tiên trên smartphone.
  • Năm 2018, thương mại cảm biến 48MP đầu tiên cho smartphone, tạo nên cuộc cách mạng nhiếp ảnh di động bằng công nghệ pixel binning (gộp điểm ảnh).
  • Năm 2021, Sony tiếp tục cải tiến công nghệ CMOS bằng việc ra mắt cảm biến xếp chồng 2 lớp bán dẫn. Nó xuất hiện lần đầu trên Xperia 1 V có tên Exmor T. Sau đó nhanh chóng phổ cập trong ngành smartphone qua các máy Xiaomi, Oppo, vivo,... Hiện tại, LYT-900 đang là cảm biến type-1 kiến trúc điểm ảnh 2 lớp bán dẫn tân tiến nhất thị trường.
Ngoài cảm biến trên smartphone và digital camera (APS-C, full-frame, Medium Format), bộ phận bán dẫn còn cung cấp cảm biến CMOS cho camera an ninh, camera xe hơi, dây chuyền tự động hóa, robot,… Ngoài ra còn nhiều loại cảm biến khác như ToF, LiDAR, SWIR… ứng dụng rộng rãi từ sản phẩm tiêu dùng cho tới lĩnh vực công nghiệp, bán lẻ,...
29
29
ông này là fan đại đế à?
0
BillyTheKid96
CAO CẤP
Đại đế mãi đỉnh.
0
EndlessBlue
ĐẠI BÀNG
Mãi đỉnh
0
tranqtuan
ĐẠI BÀNG
Cần info mẫu ảnh, đẹp quá
0
Bài dài làm ơn đừng đăng fact.
Biết là ảnh đẹp nhưng mà khổ lắm, mở cái tin ra cái ảnh chiếm 80% màn hình, chữ còn một xíu bên trái khó đọc cả trên PC và điện thoại.

Thêm quả đã làm việc riêng trong giờ rồi mà còn cái ảnh to chình ình ra cho ai cũng biết là thằng kia đang làm việc riêng 😆)
3
Cô gái đẹp quá
0
Duongqua14
TÍCH CỰC
Đại đế mãi đỉnh. Cảm biến 1inch siêu ngon
0
0
1
0
Nhiếp ảnh là nghệ thuật của ánh sáng và màu sắc. Mà hai bộ môn này thì quan trọng nhất lại do thấu kính đem lại. Cảm biến của Sony thì hơn các hãng khác 1 chút thật nhưng lens thì như shit nên chỉ dừng lại ở dạng máy ảnh phổ thông vì giá rẻ thôi chứ kô lên được tầm của Canon, Nikon, Leica.
3
Sẽ còn dẫn đầu trong nhiều năm nữa vì hiện tại vẫn không có đối. May kéo lại đc mảng này chứ mobile phế, audio phế, tivi phế nốt.
0
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019