Khi chúng ta ngồi uống trà, có lẽ sẽ phát hiện ra một chuyện như sau: Các tách trà kiểu phương Tây đều có tay cầm, nhưng tách trà ở phương Đông thì hầu như đều không có tay cầm. Vì sao lại có sự khác nhau như vậy?
Hầu hết tách trà Trung Hoa đều không có tay cầm. (Ảnh minh họa)
Đồ dùng uống trà của người Á Đông cũng giống như bộ dụng cụ ăn uống và nấu nướng khác, sự ra đời và phát triển của nó là một quá trình từ không đến có, từ sử dụng chung cho đến chuyên dụng, từ thô sơ đến tinh xảo.
Với sự đa dạng ngày càng tăng của các loại trà, thì các phương pháp uống trà cũng được cải tiến liên tục, và kỹ thuật sản xuất ra đồ uống trà cũng không ngừng được hoàn thiện.
Trà được du nhập vào phương Tây từ khoảng thế kỷ 13 nhưng đến thế kỷ 17 mới trở nên thực sự phổ biến. Ở thời điểm hiện tại, khu vực Tây Âu đã hình thành một nền văn hóa trà riêng biệt, độc đáo, cách biệt hoàn toàn so với cách thưởng trà của người Phương Đông.
Hầu hết tách trà Trung Hoa đều không có tay cầm. (Ảnh minh họa)
Đồ dùng uống trà của người Á Đông cũng giống như bộ dụng cụ ăn uống và nấu nướng khác, sự ra đời và phát triển của nó là một quá trình từ không đến có, từ sử dụng chung cho đến chuyên dụng, từ thô sơ đến tinh xảo.
Với sự đa dạng ngày càng tăng của các loại trà, thì các phương pháp uống trà cũng được cải tiến liên tục, và kỹ thuật sản xuất ra đồ uống trà cũng không ngừng được hoàn thiện.
Trà được du nhập vào phương Tây từ khoảng thế kỷ 13 nhưng đến thế kỷ 17 mới trở nên thực sự phổ biến. Ở thời điểm hiện tại, khu vực Tây Âu đã hình thành một nền văn hóa trà riêng biệt, độc đáo, cách biệt hoàn toàn so với cách thưởng trà của người Phương Đông.
- Tách trà Trung Hoa có nguồn gốc từ chiếc bát
Pha trà
Vì vậy, đồ dùng uống trà đầu tiên trong lịch sử, cũng chính là chiếc bát dùng để ăn trà. Sau đó, việc sản xuất đồ dùng trà đã bị ảnh hưởng sâu sắc từ chiếc bát, cho nên đa số tách trà đều không có tay cầm.
Tách trà của Trung Hoa có nguồn gốc từ chiếc bát để cảm nhận độ nóng. (Ảnh: unsplash)
Tại sao lại nói là "đa số"? Bởi vì vào thế kỷ 17, người châu Âu rất thích đồ gốm sứ Trung Hoa, họ thường đặt hàng tách trà từ nước này, và còn dặn dò nhất định phải bổ sung thêm vào tay cầm. Tuy vậy, hầu hết các tách trà của Trung Hoa lại không có tay cầm. Nguyên nhân là vì:
1/ Không đẹp
Lấy chiếc bát có nắp đậy làm ví dụ, chiếc nắp là bầu trời, chiếc đĩa kê là mặt đất, chiếc bát là người, mang hàm ý Trời Đất hòa hợp với con người. Nếu chỉ thêm một chiếc tay cầm be bé, thì không những sẽ mất đi ý nghĩa hay ho, mà còn không thấy đẹp nữa.
(Minh họa)
2/ Bất tiện
Các loại dụng cụ uống trà cần phải được đặt trong khay trà, nếu như mỗi chiếc tách đều có tay cầm, thì thật là bất tiện khi đặt chúng vào khay vì chúng sẽ va chạm với nhau.
Ngoài ra, dụng cụ uống trà là sự thể hiện đặc biệt về nét văn hóa Trung Hoa. Mỗi một món dụng cụ đều có tác dụng và vị trí riêng của nó trong khay, và chúng hỗ trợ lẫn nhau mà không gây tác động lớn.
3/ Không thực tế
Hầu hết các loại trà đều cần phải pha bằng nước sôi, nếu dùng một chiếc tách có tay cầm, đến lúc cầm lên uống bàn tay sẽ không cảm nhận được nhiệt độ của trà, nên khó tránh việc bị phỏng.
Ngược lại nếu dùng chiếc tách không có tay cầm, thì chúng ta phải chạm tay vào tách trước tiên nên sẽ phán đoán được nhiệt độ của trà và có vừa để uống hay chưa.
Quảng cáo
- Tại sao tách trà ở các nước châu Âu đều có tay cầm?
Tách trà ở các nước châu Âu đều có tay cầm (Ảnh: pixabay)
Điều này cũng nên nói là phát xuất từ chiếc bát có nắp đậy của Trung Hoa. Trong sách "Diễn Phồn Lộ" của nhà Tống có ghi chép lại, chiếc đĩa kê xuất hiện bắt đầu từ thời nhà Đường, còn những thời trước đó thì không hề có mặt.
Nhưng khi trà và gốm sứ Trung Hoa du nhập vào Vương quốc Anh, thì chiếc đĩa kê dùng để tránh tay bị nóng khi chạm vào tách trà đã không được du nhập theo. Do đó, người nước Anh đành phải làm cho tách uống trà thành hình dạng của tách uống sữa, rượu hay đồ ngọt khác; và thêm một chiếc tay cầm lên tách để giải quyết vấn đề tránh bị phỏng khi uống trà.
Sau này khi khay trà được giới thiệu đến nước Anh, thì các tách trà của Anh lúc ấy đã bắt đầu có mang tay cầm, đây cũng là một trong những nguyên nhân hình thành nên hình dáng như ngày nay của các tách trà ở phương Tây.
(Minh họa)
Một nguyên nhân khác có thể kể đến là do ảnh hưởng của văn hóa địa phương: Tách uống trà của người châu Âu có nguồn gốc từ ly rượu bằng kim loại, thường là bằng bạc hoặc thiếc.
Loại tách uống trà bằng kim loại như vậy có tính dẫn nhiệt tốt, nên sẽ gây phỏng tay khi uống trà. Vì vậy, hầu hết chúng đều có tay cầm để tiện khi uống trà.
Quảng cáo
Không uống trà lúc sáng sớm, người phương Tây thích uống trà vào buổi chiều. Điều này phổ biến đến mức hình thành nên buổi uống trà chiều đặc trưng. Tuy nhiên, vẫn giống như uống trà phương Đông, những bữa tiệc này đều nhằm giúp con người thư thái, tạo không gian để mọi người ngồi lại nói chuyện vui vẻ sau ngày làm việc mệt nhọc.
(Minh họa)
Người phương Đông thích cái hương vị thuần của trà, chỉ dùng kèm với một số loại bánh kẹo đặc trưng. Còn người phương Tây thích cho thêm đường, sữa để làm trà ngọt và ngậy hơn. Ở một số vùng, người dân còn cho thêm mứt trái cây vào trà nóng để làm dậy mùi thơm và vị ngọt. Cả hai nền văn hóa đều có rất nhiều loại bánh được dành riêng cho việc uống trà. Đặc trưng của những loại bánh này là có vị ngọt đậm, dẻo và thơm. Khi ăn kèm trà sẽ làm dịu vị đắng của trà, giúp người uống có thể cảm nhận được hương trà thơm nồng một cách rõ ràng nhất.
- Tại sao lại có sự khác biệt này?
(Minh họa)
Tuy có nhiều khác biệt trong cách dùng, nhưng thưởng trà đã trở thành một nghi lễ quan trọng. Đây là một nghi lễ phổ biến, có tầm ảnh hưởng ở khắp mọi nơi trên thế giới. Đi đến bất cứ ở đâu, chúng ta cũng dễ dàng gặp ấm trà thơm bên một đĩa bánh đầy màu sắc. Tuy đơn sơ, nhưng hình ảnh đó có thể gợi trong chúng ta những cảm xúc thật khó diển tả.
Tổng hợp