Hầu hết khán giả xem chương trình Super Bowl rất hóng, chờ đợi những phần trình diễn ca nhạc giữa giờ (half time), vì thế những tiết mục này luôn được đầu tư cực kỳ công phu. Bruce Rodgers, người chịu trách nhiệm sản xuất những tiết mục half time cho Super Bowl, đã phải tốn rất nhiều thời gian để lên một kế hoạch chi tiết và kỹ lưỡng nhất để thể hiện được tầm ảnh hưởng Super Bowl như một nét văn hóa hàng năm.
Half time show của Super Bowl 2023 thuộc về ngôi sao nhạc pop Rihanna. Màn trình diễn của cô gây ấn tượng mạnh mẽ trên 7 nền sân khấu lơ lửng ở độ cao từ 4.5m – 18m. Mỗi nền sân khấu được gắn đèn LED nhấp nháy giống như Rihanna đang biểu diễn trên những đám mây. Cô thể hiện xuất sắc các ca khúc nổi tiếng như Bitch Better Have My Money và Rude Boy.
Vì sao Rihanna lại chọn trình diễn trên 7 nền sơn khấu “bay” lơ lửng như vậy? Câu trả lời thật đơn giản: để không phải chạm lên thảm cỏ, tránh ảnh hưởng đến hiệu suất thi đấu của các tuyển thủ. Có thể bạn sẽ cảm thấy khá lạ lùng vì dù gì chúng cũng chỉ là cỏ thôi mà, nhưng theo giải thích từ NFL, “độ cứng của nền đất và mềm dẻo của cỏ nhân tạo sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất thi đấu của vận động viên, nhất là với những đòn đẩy ngã (của môn bóng bầu dục)”, do đó “việc bảo quản nguyên vẹn chất lượng sân cỏ sẽ giúp các vận động viên thi đấu một cách yên tâm nhất”. Loại cỏ nhân tạo Tifway 419 Bermuda hybrid-grass được lưu giữ tại sân vận động State Farm (Glendale, Arizona) với tổng diện tích sử dụng vào khoảng 9.400 mét vuông. Cỏ được trồng trên các khay lớn và chuyển ra sân vào ban ngày (để vận động viên thi đấu) rồi cất vào trong khi trời tối nhằm bảo quản tốt nhất tình trạng cỏ. Các dải cỏ cũng được cắt tỉa và tưới nước mỗi ngày, đồng thời được kiểm tra định kỳ bằng máy dập Clegg Impact Tester với thông số quy định phải dưới 100 Gmax để đảm bảo sự an toàn cao nhất khi các vận động viên thi đấu. Bởi vậy, ngoài việc làm sân khấu cho hoành tá tràng, thì phải nghĩ cách khi hát xong, 2 đội vẫn còn chơi được.
Half time show của Super Bowl 2023 thuộc về ngôi sao nhạc pop Rihanna. Màn trình diễn của cô gây ấn tượng mạnh mẽ trên 7 nền sân khấu lơ lửng ở độ cao từ 4.5m – 18m. Mỗi nền sân khấu được gắn đèn LED nhấp nháy giống như Rihanna đang biểu diễn trên những đám mây. Cô thể hiện xuất sắc các ca khúc nổi tiếng như Bitch Better Have My Money và Rude Boy.

Vì sao Rihanna lại chọn trình diễn trên 7 nền sơn khấu “bay” lơ lửng như vậy? Câu trả lời thật đơn giản: để không phải chạm lên thảm cỏ, tránh ảnh hưởng đến hiệu suất thi đấu của các tuyển thủ. Có thể bạn sẽ cảm thấy khá lạ lùng vì dù gì chúng cũng chỉ là cỏ thôi mà, nhưng theo giải thích từ NFL, “độ cứng của nền đất và mềm dẻo của cỏ nhân tạo sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất thi đấu của vận động viên, nhất là với những đòn đẩy ngã (của môn bóng bầu dục)”, do đó “việc bảo quản nguyên vẹn chất lượng sân cỏ sẽ giúp các vận động viên thi đấu một cách yên tâm nhất”. Loại cỏ nhân tạo Tifway 419 Bermuda hybrid-grass được lưu giữ tại sân vận động State Farm (Glendale, Arizona) với tổng diện tích sử dụng vào khoảng 9.400 mét vuông. Cỏ được trồng trên các khay lớn và chuyển ra sân vào ban ngày (để vận động viên thi đấu) rồi cất vào trong khi trời tối nhằm bảo quản tốt nhất tình trạng cỏ. Các dải cỏ cũng được cắt tỉa và tưới nước mỗi ngày, đồng thời được kiểm tra định kỳ bằng máy dập Clegg Impact Tester với thông số quy định phải dưới 100 Gmax để đảm bảo sự an toàn cao nhất khi các vận động viên thi đấu. Bởi vậy, ngoài việc làm sân khấu cho hoành tá tràng, thì phải nghĩ cách khi hát xong, 2 đội vẫn còn chơi được.
Quảng cáo

Để bảo vệ sân cỏ trước sân khấu cực nặng của Rihanna, cũng như không làm biến đổi thông số Gmax quy định, Bruce Rodgers đưa ra sáng kiến giảm diện tích sân khấu xuống còn một nửa của năm trước, đồng thời ứng dụng kiểu sân khấu “bay” vừa gây ấn tượng cho người xem vừa giúp quá trình chuẩn bị sân khấu dễ dàng hơn. Tổ sản xuất chương trình có đúng 7 phút rưỡi để chuẩn bị cho sân khấu của Rihanna, sau đó là 6 phút để dọn dẹp toàn bộ. Bruce Rodgers nói: “Đây chính là bộ môn khoa học được đưa vào thế giới nghệ thuật”. Khi Bruce Rodgers gặp nhóm sáng tạo nghệ thuật của Rihanna (gồm nhà thiết kế Willo Perron, biên đạo nhảy Parris Goebel và quản lý sản xuất Joseph Lloyd) vào tháng 9/2022, ông đã đề cập đến những giới hạn của sân khấu Super Bowl để đồng nhất ý kiến đôi bên. Ông biết nghệ sỹ nào cũng muốn sân khấu của mình thật hoành tráng, và “không muốn trông như kẻ ăn mày”. Thế là họ đi đến quyết định cho sân khấu của Rihanna “bay” lơ lửng trên không.
Trong màn trình diễn của mình, Rihanna hầu như chỉ di chuyển qua lại trên 7 nền sân khấu “bay” lơ lửng phía trên sân khấu chính. Ý tưởng này của Bruce Rodgers vừa giúp sân khấu trông cực kỳ hoành tráng vừa làm giảm sức nặng đè lên sân cỏ phía dưới. Sân vận động cũng có mái vòm được đỡ bằng kèo dầm Brunel nên đủ sức chịu tải cho các “sân khấu bay” của Rihanna.
Bruce Rodgers cho biết ý tưởng này chưa từng được thực hiện trước đây, ngay cả phần trình diễn huyền thoại của Katy Perry (2015) cũng hoàn toàn khác (sử dụng những chiếc tên lửa giả bay qua lại thay vì là cả sân khấu bay).

Phần trình diễn của Rihanna được thực hiện với sự góp sức của hơn 800 kỹ sư và nhân công, trong đó bao gồm nhân viên quay phim, chỉnh đèn, quản lý thiết bị âm thanh, nhân viên sân khấu và khoảng 80 vũ công cùng 7 nhạc công riêng của Rihanna. Ngoài ra còn có chuỗi thiết bị phần cứng khổng lồ, tính riêng phần sân khấu đã chiếm khoảng 15 cấu trúc lăn kéo (còn gọi là các “xe đẩy”). Cũng do thiết kế của đường hầm để di chuyển thiết bị mà mỗi xe đẩy sẽ có kích thước từ 3-7.5m hoặc 2.5-9.5m, nặng khoảng 1-2 tấn. Xe đẩy sử dụng các bánh xe đặc biệt và di chuyển nhẹ nhàng để không làm hỏng lớp cỏ bên dưới hay làm nền đất bị loang lổ có thể khiến vận động viên vấp ngã.
Các nền “sân khấu bay” có kích thước từ 3-5.5m được đặt giấu trên các kèo dầm và hạ xuống trong thời gian chuẩn bị sân khấu. Dưới đáy nền là 512 bóng LED được lập trình nhấp nháy theo điệu nhạc trong suốt thời gian biểu diễn của Rihanna. Khi kết thúc, chúng được kéo lên giấu ở các kèo dầm cho đến khi trận đấu kết thúc. Ở các kỳ Super Bowl trước sử dụng thiết bị được đưa vào sân vận động từ bên ngoài, nghệ sỹ có thể diễn tập ở địa điểm đặt sân khấu, sau đó trình diễn chính thức trên sân khấu đã được đưa vào sân vận động. Lần này do không sử dụng thiết bị từ ngoài (để tránh làm hỏng sân cỏ) nên phần diễn tập được diễn ra ngay trên một phần của sân vận động, rồi diễn chính thức khi thiết bị được hạ xuống từ kèo dầm (vì không thể hạ xuống kéo lên nhiều lần rất mất thời gian).
Quảng cáo
Đây có thể là một khởi đầu mới cho các kỳ Super Bowl kế tiếp. NFL hiện cũng đang phê duyệt yêu cầu phần trình diễn halftime show phải gây ảnh hưởng càng nhỏ càng tốt lên bề mặt sân vận động. Super Bowl kỳ tiếp theo (2024) dự kiến sẽ diễn ra tại sân vận động Allegiant (Las Vegas). Đây cũng là sân cỏ và có thể các “sân khấu bay” sẽ tiếp tục được ứng dụng.
Nguồn wired