CES 2025

CES 2025


TÁC HẠI CỦA MUỖI VÀ MỘT SỐ CÁCH HẠN CHẾ

lightingbolt
8/6/2023 7:20Phản hồi: 98
TÁC HẠI CỦA MUỖI VÀ MỘT SỐ CÁCH HẠN CHẾ

Tổng quan về muỗi

Muỗi luôn là một nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với đời sống sinh hoạt của con người, đặc biệt là vào những mùa oi nóng thì sự ảnh hưởng của muỗi càng tăng cao. Ở hầu hết các nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, các bệnh do muỗi gây nhiều thiệt hại cho sức khỏe con người (trẻ em và cả người lớn), gây tử vong cao và để lại nhiều di chứng ở trẻ em. Đây là vấn đề luôn được ngành y tế đặc biệt quan tâm, đặc biệt là vào đầu mùa mưa hàng năm.


Vòng đời của muỗi
con-muoi-1.jpg

Thực chất đa phần muỗi không có khả năng gây bệnh mà nó là trung gian truyền các virus gây bệnh, là ký chủ trung gian của virus gây bệnh. Vấn đề ở đây là phải tiêu diệt ký chủ trung gian này mới có thể khống chế và tiêu diệt được bệnh.
Một số loài muỗi gây hại chính:
Cac-loai-muoi-2.jpg.jpg

Những căn bệnh nguy hiểm do bị muỗi đốt gây ra

1 . Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là loại bệnh mắc phải khi nhiễm virus Dengue do muỗi Aedes (muỗi vằn) chích. Theo tổ chức y tế thế giới WHO, mỗi năm, có tới 400 triệu người mắc bệnh sốt xuất huyết. Khoảng 100 triệu người bị bệnh do nhiễm trùng, và 22.000 người chết vì sốt xuất huyết nặng.


Cho đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu hay vacxin đáp ứng đủ tiêu chuẩn của WHO cho bệnh sốt xuất huyết. Việc điều trị hiện chỉ tập trung vào việc làm giảm các triệu chứng bệnh. Cách phòng tránh bệnh tốt nhất hiện nay vẫn là tránh để bị muỗi đốt.

2. Sốt rét

Sốt rét là một căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng do ký sinh trùng truyền sang người qua vết đốt của muỗi Anopheles. Các dấu hiệu phổ biến của bệnh bao gồm sốt, ớn lạnh, cảm giác khó chịu toàn thân, đau đầu, buồn nôn và ói mửa, tiêu chảy, đau bụng, đau cơ hoặc khớp, mệt mỏi, thở nhanh, nhịp tim nhanh, ho.


Khi được điều trị đúng cách, bệnh nhân sốt rét có thể hồi phục hoàn toàn. Nhưng với những người bị bệnh sốt rét nặng thì nguy cơ tử vong rất cao bởi bệnh tiến triển rất nhanh chỉ trong vòng vài giờ hoặc vài ngày.

3. Sốt vàng da

Virus lây truyền qua đường máu từ người và động vật mang bệnh sang người lành thông qua những vết đốt của muỗi vằn họ Aedes đã nhiễm bệnh. Muỗi Aedes vừa là véc tơ chính của virus sốt vàng da, đồng thời cũng là ổ chứa mầm bệnh.


Sau khi bị muỗi chích, virus sốt vàng da sẽ ủ bệnh trong cơ thể từ 3 – 6 ngày. Những triệu chứng này xảy ra, thường gặp nhất là sốt, đau cơ với đau lưng nổi bật, nhức đầu, chán ăn và buồn nôn hoặc nôn. Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng biến mất sau 3 đến 4 ngày.

4. Virus zika

Bệnh do virus Zika gây ra do virus lây truyền chủ yếu do muỗi Aedes đốt vào ban ngày. Sau khi bị muỗi đốt, thời gian ủ bệnh ước tính là 3 – 14 ngày. Tiếp đến, các triệu chứng như sốt, phát ban, viêm kết mạc, đau cơ và khớp, khó chịu hoặc đau đầu sẽ xuất hiện và thường kéo dài từ 2 – 7 ngày.


5. Viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản là bệnh lây truyền qua muỗi Culex (muỗi ruộng). Nguồn gây bệnh chủ yếu từ các loài chim hoang dã và các loài gia súc – tiêu biểu chim và lợn là những ổ chứa nhiều virus JEV trong tự nhiên. Muỗi sẽ đốt lợn và chim hoang dã, mang máu chứa virus gây bệnh rồi truyền sang người.

Quảng cáo


Thời gian gian ủ bệnh của bệnh viêm não Nhật Bản là từ 4 – 14 ngày. Ở trẻ em, đau đường tiêu hóa và nôn mửa có thể là những triệu chứng ban đầu nổi trội.

5. Bệnh sốt Rift Valley – RVF

Sốt Rift Valley (RVF) là một bệnh sốt xuất huyết cấp tính do virus thường thấy nhất ở động vật thuần hóa (như trâu, bò, cừu, dê và lạc đà) và cũng có thể gây bệnh cho người. Bệnh do virus RVF (RVFV) gây ra. Một trong những nguyên nhân mắc RVF ở người là do bị muỗi Aedes nhiễm bệnh đốt. Cho đến nay, tránh để bị muỗi đốt vẫn là cách phòng tránh RVF tốt nhất.


6. Sốt Chikungunya

Chikungunya là một bệnh do virus truyền sang người do muỗi bị nhiễm bệnh. Nó được gây ra bởi virus chikungunya (CHIKV). Bệnh nhân Chikungunya thường sốt và đau khớp nghiêm trọng. Các triệu chứng khác bao gồm đau cơ, sưng khớp, đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi và phát ban.


Hiện không có vắc-xin hoặc thuốc đặc hiệu chống lại virus này. Việc điều trị hiện chỉ tập trung vào việc làm giảm các triệu chứng bệnh.

7. Dirofilaria immitis

Dirofilaria immitis là bệnh nguy hiểm gây ra bởi giun tròn và muỗi. Cụ thể, sau khi bị muỗi chích, ấu trùng của giun tròn sẽ từ muỗi mà thâm nhập vào người. Vì thế bạn tránh việc giữ vật nuôi như chó, mèo, vẹt… ở nhà vì muỗi dựa vào các loài động vật này để lấy thức ăn.


8. Viêm não Murray Valley

Viêm não Murray Valley (MVE) là một bệnh do virus gây ra và lây lan do bị muỗi đốt. Hầu hết những người bị nhiễm virus không cảm thấy bị bệnh. Một số người xuất hiện các triệu chứng như sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn và mệt mỏi. Ở mức độ nặng hơn, bệnh nhân có thể lú lẫn, buồn ngủ, khó nói, thiếu phối hợp và nhiễm trùng não. Trong một số trường hợp rất hiếm, có thể bị tàn tật lâu dài hoặc tử vong.

Quảng cáo




9. Nhiễm virus West Nile

Trên thực tế, không phải ai bị muỗi chích cũng có thể nhiễm virus West Nile. Tuy nhiên, những người trên 50 tuổi có nguy cơ bị bệnh cao hơn. Các triệu chứng phổ biến khi nhiễm virus West Nile bao gồm ho, tiêu chảy, sốt, chán ăn, đau khớp và cơ, phát ban da, mệt mỏi, buồn nôn và nôn mửa. Ở một số người, triệu chứng của bệnh có thể nặng nề hơn như đau mắt, đau đầu, cứng cổ, khó khăn khi đi, yếu ớt, động kinh, tê liệt và hôn mê.


Một số cách làm muỗi tránh xa thường được áp dụng

1. Làm lưới chống muỗi

Để ngăn muỗi bay vào nhà, có thể dùng lưới chống muỗi để che kín các cửa sổ và cửa thông ra vườn hay hồ. Nên đóng các cửa này khi trời sắp tối (chập choạng tối) và vào những ngày mưa ẩm ướt vì thời điểm này muỗi hay bay vào nhà. rem-chong muoi.jpg


2. Tắt đèn điện ngoài hiên

Nguồn sáng thu hút muỗi và chúng có thể nhanh chóng bay vào nhà khi cửa mở. Giảm độ sáng của đèn, dời đèn ra xa cửa hoặc tắt đèn điện, thay đèn trắng bằng đèn vàng để tránh thu hút muỗi.


3. Không để nước đọng ở các vật dụng trong và quanh nhà

Muỗi thường đẻ trứng ở khu vực có nước sạch và ấu trùng (lăng quăng) cần nước để sống trong khoảng hai tuần khi chúng trưởng thành. Vì vậy, hãy thay nước trong bình hoa, không để vật chứa nước đọng ở chậu cây, phòng tắm, các chai lọ vỡ… Với các vật dụng đựng nước (lu, khạp, thùng, bồn,…) nên có nắp đậy kín khi không sử dụng để tránh lăng quăng.


Đôi khi, sử dụng cá bảy màu để thả vào các hồ chứa nước mưa cũng có tác dụng tốt để chống muỗi vì cá sẽ ăn lăng quăng trong nước
ca-an-lang-quang.jpg

4. Sử dụng một số loại tinh dầu

Muỗi dựa vào các tín hiệu khứu giác để tìm kiếm và xác định vật chủ nào sẽ cắn và vật chủ nào nên bỏ qua. Một số mùi hương có thể thu hút muỗi, nhưng cũng có một số mùi xua đuổi muỗi. Đây chính là cơ sở của nhiều loại thuốc chống muỗi trên thị trường.


Để đuổi muỗi, bạn có thể sử dụng một số loại tinh dầu có mùi mà muỗi ghét như:
  • Tinh dầu sả: Dùng tinh dầu sả là cách tránh muỗi hiệu quả và an toàn. Mùi sả sẽ đuổi muỗi ra khỏi nhà và ngăn ngừa muỗi đốt. Bạn có thể đốt nến có hương sả hoặc nhỏ tinh dầu sả vào dụng cụ khuếch tán tinh dầu để hương thơm bay khắp nhà.
  • Tinh dầu bạc hà, oải hương: Bạc hà và oải hương đều là những mùi mà muỗi không thích. Không giống như nhiều loại thuốc chống muỗi, bạc hà và oải hương có mùi thơm dễ chịu nên được nhiều người lựa chọn để đuổi muỗi. Để dùng tinh dầu bạc và hay oải hương, có thể áp dụng tương tự như các loại tinh dầu khác, đó là nhỏ vài giọt vào dụng cụ khuếch tán tinh dầu, hoặc trộn 1 hoặc 2 giọt tinh dầu vào kem dưỡng ẩm, sữa dưỡng thể, sau đó dùng như bình thường.

5. Trồng cây đuổi muỗi

Ngoài việc dùng tinh dầu, bạn cũng có thể trồng một số loại cây có mùi hương mà muỗi ghét như cây sả, cây bạc hà, húng quế, hương thảo. Nên trồng các cây này ngoài vườn hoặc đặt các chậu cây nhỏ trong bếp hay bệ cửa sổ để xua đuổi muỗi.


Húng quế:

Húng quế có khả năng xua đuổi ruồi và muỗi. Tinh dầu húng quế tươi cũng có tác dụng xua đuổi côn trùng rất hiệu quả. Có thể vò nát húng quế hoặc đặt lá húng quế ở bệ cửa sổ là đã có thể ngăn cản côn trùng xâm nhập vào nhà. Chúng ta cũng có thể trồng dọc các lối đi hoặc trồng xen lẫn với các loại cây trồng cũng có tác dụng xua đuổi côn trùng rất hiệu quả. hung que.jpg


Hoa oải hương (Lavender):

Cây oải hương có tác dụng đuổi bọ nhậy, ruồi và muỗi. Con người rất thích mùi oải hương nhưng ruồi muỗi rất ghét. Tinh dầu hoa oải hương bôi lên da có thể tránh muỗi. Oải hương còn có tác dụng dưỡng da, giúp ngủ sâu giấc... Có thể dùng hoa oải hương khô để trong nhà. Chúng ta có thể trồng nó ở những nơi nhiều nắng gần lối ra vào. Các bó hoa khô trong nhà sẽ khiến côn trùng rời xa ngôi nhà của bạn. hoa-lavender.jpg


Sả:

Sả có chứa citronella tác dụng đuổi côn trùng rất tốt. Sả có thể đuổi muỗi, rầy, rệp,... Mùi sả cũng giúp bạn thư giãn, rất tốt cho sức khỏe. Sả là loại cây dễ trồng và sẵn có nhiều ở Việt Nam. Có thể trồng sả hay dùng vài cọng sả tươi, sau đó chỉ cần đập dập để sả tỏa ra hương thơm, và treo lên góc phòng. Đến khi sả khô lại và không còn mùi thơm thì thay thế bằng bó khác. sa 1.jpg


Cây xạ hương chanh:

Khi lá cỏ xạ hương chanh bị dập sẽ tiết ra chất giúp đuổi côn trùng. Loại thảo mộc này có thân và lá cứng cáp và là một cây ưa nắng. Lưu ý rằng tự bản thân cây không thể xua đuổi muỗi và côn trùng. Bạn cần phải làm cho lá của nó dập nát hoặc cắt một vài nhành cây vò nhẹ mới có tác dụng.


Bạc hà:

Mùi thơm trong bạc hà có cả ở trong thân và hoa có tác dụng đuổi muỗi, loại bỏ côn trùng. Dầu thơm bạc hà và trộn nó với giấm táo hoặc một chút rượu trắng còn có khả năng làm dịu các vết đốt của côn trùng. Ngoài ra, tinh dầu từ bạc hà còn tác dụng giúp làm sạch không khí, khử mùi, diệt khuẩn, đem đến hương thơm dễ chịu cho không gian gia đình. Đặc biệt, với những nơi ẩm thấp, ít ánh sáng mặt trời thì sử dụng tinh dầu bạc hà là một trong những phương pháp giúp khử mùi hôi, nấm mốc, làm giảm độ ẩm cực kỳ hiệu quả.


Hương thảo:

Hương thảo có thể đuổi muỗi và một số loài côn trùng gây hại. Có thể đặt chậu cây hương thảo trong nhà, phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp hoặc ngoài sân vườn, dọc hàng rào, nên đặt đầu hướng gió, đặt tại bệ cửa sổ, gần hồ cá, hoặc ở những nơi ẩm thấp mà côn trùng ưa thích. hương thao.png


6. Dùng tỏi

Mùi nồng của tỏi có thể xua đuổi muỗi ra khỏi nhà và tránh xa bạn. Bạn có thể dùng tỏi để nấu ăn vừa chống muỗi đốt vừa tăng cường sức khỏe vì tỏi chứa chất kháng sinh mạnh, có thể giết chết các chủng vi khuẩn, tụ cầu khuẩn.


7. Hạn chế dùng nước hoa

Nhiều loại nước hoa thu hút muỗi đến gần. Nếu nhận thấy bạn hay bị muỗi đốt hơn so với người khác, có thể là do mùi hương nước hoa hoặc mùi nước xả vải mà bạn dùng. Hãy thử ngừng dùng những hóa chất tạo mùi thơm vài ngày xem tình hình có cải thiện hay không.


Nếu bạn thích dùng nước hoa hay các sản phẩm có mùi thơm, hãy dùng loại có chứa mùi mà muỗi ghét, chẳng hạn như mùi oải hương.

8. Sử dụng bẫy muỗi

Muỗi bị thu hút bởi nước, nên bạn có thể dùng nước để làm dụng cụ bẫy muỗi.


Cách làm rất đơn giản: chuẩn bị 1 bát nước sạch và 5-6 giọt nước rửa bát (chén) hoặc nước xà phòng. Đặt bát nước xà phòng nhỏ ở góc phòng, nước sẽ thu hút muỗi và xà phòng sẽ bẫy và nhấn chìm muỗi.
muoi-1.jpg

9. Mắc màn khi ngủ

Mắc màn là cách tránh muỗi đốt hiệu quả ở những nơi có nhiều muỗi. Bạn cũng đừng quên dùng màn che cũi cho trẻ khi ngủ. man chong muoi.jpg


10. Dùng các loại đèn bắt muỗi

Hiện có rất nhiều công cụ bắt muỗi trên thị trường, các bạn có thể search GG để có thông tin, mình sẽ không liệt kê ra ở đây.


Lợi ích của muỗi

Muỗi là loài gây hại, có thể dẫn đến chết người, nhưng bên cạnh những tác hại thì chúng cũng giúp thụ phấn cho thực vật, làm sạch nước và thậm chí có thể giúp điều trị một số căn bệnh.


Có hàng ngàn loài muỗi, và chỉ vài trăm trong số này làm lây lan một số căn bệnh, đôi khi gây tử vong cho người và các động vật khác. Tuy nhiên, chỉ muỗi cái mới có thể gây bệnh, phần còn lại mang lại cho chúng ta một số lợi ích tiềm năng cho hệ sinh thái toàn cầu và cuộc sống nói chung, bao gồm cả nghiên cứu y học

Muỗi giúp thụ phấn cho hoa

Những con muỗi cái hút máu để lấy protein mà chúng cần nhằm đẻ trứng và sinh sản. Đó là lý do tại sao khi cắn hoặc đốt người và các động vật khác, muỗi cái có thể là gây hại. Tuy nhiên, bên cạnh đó muỗi cũng ăn mật hoa để cung cấp năng lượng cho chúng, và điều này giúp thụ phấn cho hoa, thường là cây thủy sinh mà chúng dành nhiều thời gian sống xung quanh, chẳng hạn như để nhân giống, qua đó giúp duy trì các cây này.


Muỗi còn là nguồn thức ăn quan trọng của nhiều sinh vật

Muỗi còn là nguồn thức ăn quan trọng của chim, dơi, cá, ếch, chuồn chuồn và nhện. Các nhà bảo vệ môi trường cho biết, hệ sinh thái của chúng ta có phụ thuộc phần nào vào muỗi, muỗi nếu bị tuyệt chủng có thể ảnh hưởng bất lợi đến hệ sinh thái


Giúp hỗ trợ nghiên cứu về vấn đề tiêm không đau.

Khi muỗi "cắn", chúng sẽ gắn một cái vòi như ống tiêm vào da và tiêm nước bọt. Điều đó ngăn máu đông lại khi chúng hút máu lên. Các nhà nghiên cứu cho biết, cả hai điều này đều tốt cho y học về sức khỏe con người. Các vòi hút đã giúp thiết kế loại kim tiêm hiệu quả hơn, khiến việc tiêm ít đau hơn. Trong khi đó, nước bọt của muỗi, chứa một loại protein gọi là anopheline, có thể dẫn đến các phương pháp điều trị mới cho chứng huyết khối tĩnh mạch sâu (chứng bệnh có (các) cục máu đông trong tĩnh mạch sâu của cơ thể). Theo đó, chúng ta có thể phát triển các thuốc chống đông máu, như chất ức chế đông máu và thuốc giãn nở mao dẫn, hữu ích cho bệnh tim mạch.


Ấu trùng muỗi cũng có ích.

Ấu trùng muỗi sẽ làm "sạch" nước bằng cách ăn chất thải sinh học, bao gồm cả các ký sinh trùng khác. Điều này không làm cho nước an toàn để uống, nhưng nếu chúng bị thu hút bởi carbon dioxide mà chúng ta thở ra, chúng cũng có thể là một chỉ báo hữu ích về tình trạng ô nhiễm.
98 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Vũ khí nóng đây anh chị em 😄
IMG_4750.jpg
@cosmos47 à , ok bạn, tưởng đâu bạn theo ý bạn lắm tiền
Cười ra nước mắt
@mig29f Kêu vui tai lắm 😀
@mig29f vợt sát thủ 😁
@mig29f vậy thì thật là đáng tiếc.
Bài dài quá 5cm. 5 sao Anh nhé
@lightingbolt 15cm @@
@Taliban2023 Tính nói thật là gấp 4 mà sợ ae kêu nổ quá
Ngầu đấy
@lightingbolt Cái lùm mía, quái vật hồ Cờ Lóc Nét
Khôn như mày :D
@mig29f Kệ, Mot ghen tị thì nhận đi, ai cũng biết hết rồi mà 🤣🤣🤣
Không ngờ là mấy em muỗi cũng có ích như thế. Mai này hok chừng thành động vật nguy cấp lắm lun á. 😁😁
@Frozen Cat a cũng bất ngờ nha, tìm hiểu rộng ra mới biết vụ này
Giờ mới biết muỗi cũng có lợi ích, xưa giờ gặp đâu diệt đó 😂😂😂😂😂😂😂
@NTD1980
Cười vô mặt
Muỗi cái mới chích nhé. Không như con người 😁
@duchaitp tính ra con muỗi đực sướng a hé
Cười vô mặt
https://soha.vn/tphcm-nguy-co-dich-chong-dich-20230608145035193.htm tin mới về dịch sốt xuất huyết ở TP HCM đây
cảm ơn anh đã chia sẻ 😍
@Huy Nguyễn 1995 Thanks em
@lightingbolt
Hun cái nè
vì mấy em muỗi dễ thương 5 sao nhé anh
@Taliban2023 A bị chích quài luôn nên chưa bao giờ thấy nó dễ thương hết á
Cười ra nước mắt
Xét tổng quan thì muỗi có lợi hay hại hơn ta 🤔
@NghiepTranVINA Em tin anh
Vỗ tay cho bác
@lightingbolt Quỷ sứ hà chị em với nhau , ủa lộn ae với nhau còn khách sáo gì nữa 😁
@NghiepTranVINA
Bình tĩnh...
Có bác nào xài qua đèn bắt muỗi chưa, sao e tham khảo nhiều comment cảm giác nó chỉ thu hút côn trùng thích ánh sáng chứ k diệt muỗi hiệu quả
@CaVangBungBu Đang xài mấy cái nè bạn, và giờ là bỏ hết, chỉ xông tinh dầu với dùng vợt muỗi
Khôn như mày :D
@lightingbolt mình k chịu dc mùi chắc phải dùng vợt muỗi típ r
@CaVangBungBu Dùng đèn bắt muỗi cũng bắt được một ít chứ không phải không được con nào 🤣🤣🤣
@CaVangBungBu Đèn bắt muỗi thì bắt được côn trùng ham muốn ánh sáng, đa số mũi đực, chứ muỗi cái thì ít lắm. Mình vừa chơi đèn vừa dùng vợt để chủ động, chứ muỗi giờ nó khôn thấy bà.
@Hồ Quốc Trí Đúng rồi, muỗi giờ như nó tiến hoá rồi ấy, biết né đèn
Bài viết chi tiết và đầy đủ quá cám ơn bác
@P.V.Tuat. Cảm ơn bạn
Ghê quá
@sốt-xuất-huyết-2023 Kêu bạn sốt rét vào luôn đi bạn ơi
@sốt-xuất-huyết-2023 Ban đứng đầu danh sách trong bài viết luôn mới ghê
Cười vô mặt
các bác ơi cho em hỏi ping người trong cmt bằng cách nào vậy ạ để em ping bạn sốt xuất huyết vào ạ 😃
@W41k3r43937 ?
@W41k3r43937 Kêu bạn sốt rét vào luôn đi bạn ơi
không liên quan nhưng chỗ nào bán cái mùng như trên hifnh nhỉ
@BrioPc Bạn search mùng chống muỗi cho bé là ra
bổ ích
@Jimmii Nam Thanks gã, điểm G của gã sao rồi
@lightingbolt Hỏi thẳng dậy pa
@Jimmii Nam Để hỏi lai cho lòng vòng nha 😂😂 Bài viết điểm G của gã có thu hút nhiều đánh giá chưa có được lên trang chủ chưa các mod nhận xét sao rồi 🤣🤣
@lightingbolt Muỗi cắn điểm G của gã rồi anh. HIV chắc luôn
Cười mặt nồi
@Jimmii Nam Đàn ông cần ngay thẳng, cứng rắn thì mới có chỗ đứng gã ợ 🙂
Phun diệt muỗi cũng ổn mà k thấy nhắc tới
@lightingbolt đúng khi phun xong phải tránh vài giờ cho hết mùi bạn ạ. còn hiệu quả của thuốc khoảng 6 tháng. do tỷ lệ pha thuốc và cách phun bạn ạ. như nhà mình phun 1 lần là cả năm k có nhện luôn, muỗi thì tầm 4-6 tháng. mình nhìn bên y tế dụ phòng họ phun rồi, pha thuốc rất loảng đổ theo cảm tính và khi phun chỉ phun vào các góc thôi chứ không phun tonà diện tích tường và gầm như bên dv mình lên hiệu quả sẽ có khgác nhau bạn nhé. thêm nữa là do là phun tồn lưu lên muỗi bay bên ngoài vào là k tránh khỏi chờ muỗi đậu tường dính thuốc và chết. đó là cách diệt ạ. chứ không phải diệt bằng mùi như tinh dầu hay hương đuổi muỗi, nếu diệt bằng mùi thì cả con người cũng bị ảnh hưởng ^^
@namsla bên bạn chi phí phun thì tính thế nào?
@lightingbolt nếu diện tích tầm 200m2 trở lên thì 4-5k/m2 sàn bạn. nhưng mình ở Sơn La cơ kk
@namsla cảm ơn bạn
bọn muỗi này thì ko tuyệt chủng đi cho rồi
@juneLiht Trong bài có nói đó bạn, nếu tuyệt chủng thì nhiều loài sẽ thiếu thức ăn và gây mất cân bằng sinh thái
nếu này hay quá 🤣🤣🤣
image.jpg
@lamtien338 Một sinh vật khi đã tồn tại là có lý do cả bạn ơi
làm em này, cắm 24h, thi thoảng tạch tạch cho vui
1184_den_diet_con_trung_dai_sinh_ds_d152.jpg
@lightingbolt mình dùng của đại sinh, trước mua seach thì thấy hãng đại sinh này cũng có tiếng nên mua ( có nhiều model lắm ) mình mua cũng 3-4 năm rồi. thay bóng 1 lần rồi
den-diet-muoi-dai-sinh-ds-d6.jpg
@lxh1290 Anh mình có xài cái này, được ít bữa nó tự chảy phần nhựa nối phía trong và khét lẹt, dù vẫn bắt được muỗi nhưng thấy ghê quá nên bỏ luôn
@lightingbolt vậy có thể lúc vận chuyển bị nhựa dính vào điện nên chạy, mình xài 3-4 năm nay rồi. không việc gì. cắm 24h ở sảnh giữa các phòng ngủ và wc
@lxh1290
Cười vui vẻ

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019