Một trong những vấn đề nan giải khi cá nhà sản xuát điện thoại loại bỏ đi cổng headphone jack đó là loại bỏ sự đa dạng và tiện để sử dụng với các tai nghe có sẵn trên thị trường. Tất nhiên ẩn ý của các nhà sản xuất đặc biệt là Apple khi loại bỏ cổng tai nghe đó là muốn các bạn sử dụng các tai nghe không dây, tuy nhiên không phải ai cũng thích những rắc rối khi cài đặt hoặc kết nối các tai nghe Bluetooth. Giải pháp có dây còn lại đó là mua adapter từ type-C sang 3.5mm output hoặc sử dụng các tai nghe jack type-C, tuy nhiên những tai nghe type-C hiện tại đều khá khang hiếm và giá cũng khá mắc. Nhưng vấn đề của những tai nghe type-C còn tồn tại là khá nhiều để có thể phát triển và mở rộng thị phần hơn, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tại sao nhé:
1/ Apple và Samsung không có ý định tham gia vào thị trường này:
Vấn đề rõ ràng nhất đó là hai nhà sản xuất điện thoại lớn nhất đều bỏ mặt các tai nghe Type-C này. Trong khi Apple iPhone dù không có cổng 3.5mm tuy nhiên sản phẩm này cũng không có cổng Type-C nào bên cạnh đó những tai nghe jack Lightning đã được hãng chú trọng phát triển từ lâu, còn đối với Samsung thì họ vẫn giữ lại thiết kế jack headphone 3.5mm trên điện thoại vì thế hai chiếc điện thoại cao cấp và nổi tiếng nhất hiện tại là iPhone X đều không sử dụng cổng tai nghe này sẽ khó có thể định hình lại thị trườn tai nghe Type-C được. Mọi thứ có thể thay đổi nếu như dòng flagship mới của Samsung loại bỏ cổng 3.5mm nhưng mọi thứ vẫn còn khá dài. Đối với các nhà sản xuất tai nghe khác thì khi sản xuất cũng phải đặc ra những định hướng rõ ràng về thị phần thì hai hãng điện thoại nổi tiếng đều ngó lơ các tai nghe Type-C thì giải pháp tai nghe jack Lightning và jack 3.5mm truyền thống vẫn là an toàn trên hết, hoặc là đi theo xu thế công nghệ của những tai nghe có dây để có thể đảm bảo tương thích với tất cả các mẫu điện thoại.
2/ USB-C không hề miễn phí:
Khi trò chuyện với Jabra tại CES vào tháng 1 vừa qua, khi giới thiệu về dòng tai nghe mới Elite 65t tôi đã hỏi tại sao những chiếc tai nghe không dây đầy công nghệ như vậy mà vẫn phải sạc thông qua cổng Micro USB đã lạc hậu. Và câu trả lời đơn giản nhận được là chi phí, với một người như tôi có thể sử dụng USB-C để sạc mọi thứ từ điện thoại, laptop và chỉ cần một ổ sạc là xong tuy nhiên nếu muốn Elite 65t có cổng sạc Micro USB thì mức giá sẽ bị nâng lên và sản phẩm này sẽ phải cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm khác có mức giá cao hơn. Vấn đề này cũng được đặt ra khá nhiều tại hãng âm thanh khác thậm chí với một hãng trước giờ ít quan tâm đến giá tiền như Bang Olufsen cũng đã phải lên tiếng về vân đế sử dụng cổng Micro USB trong chiếc BeoPlay E8.
Trong đợt Computex vừa qua, Synaptics cũng vừa giới thiệu bộ PQI My Lockey USB-A để có thể cung cấp khả năng xác nhận vân tay dành cho các máy Windows 10 hướng đến các khách hàng doanh nhân. Khi tôi đặt câu hỏi tại sao lại không có phiên bản dành riêng cho USB-C, thì phó giám đốc của Synaptics Godfrey Cheng đã chia sẻ rằng một sản phẩm sử dụng USB-C có thể có mức giá đắt hơn lên đến 25% ví dụ một sản phẩm hiện tại đang 100 USD thì phiên bản USB-C sẽ phải có giá 125 USD. Đó là một mức giá chấp nhận được nếu như cổng USB-C phủ sóng toàn thế giới tuy nhiên như hiện nay thì việc sử dụng cổng này chỉ khiến cho giá thành gia tăng thêm mà thôi. Cheng thậm chí còn chia sẻ “thật sự về mức giá cũng không có gì khác biệt nhiều giữa một cổng USB-C chỉ dùng để sạc và một cổng USB-C để truyền dữ liệu.”
3/ USB-C chưa có một tiêu chuẩn hoàn toàn thống nhất:
Dưới quan niệm của một người bình thường thì khi một chiếc dây có khả năng truyền tải dữ liệu nếu cắm vừa một cổng nào đó thì khả năng truyền dữ liệu cũng sẽ tương đương với một dây khác cùng cổng kết nối. Nhưng vấn đề này lại hoàn toàn khác khi nhắc đến cổng USB-C: một vài cổng USB-C có hỗ trợ chuẩn kết nối Thunderbolt 3 với băng thông truyền tải dữ liệu lớn và tốc độ cao tuy nhiên vẫn chỉ có một số ít các thiết bị mắc tiền hỗ trợ còn lại câu trả lời là không; ví du thường này hơn với một vài dây USB-C các bạn có thể sạc MacBook hoặc điện thoại hay thiết bị khác còn một vài dây chỉ sạc cho một loại thiết bị mà thôi, hoặc có thể truyền dữ liệu cho một vài thiết bị còn những thiết bị khác chỉ có thể sạc mà không truyền dữ liệu. Đơn giản vì hiện tại có khá nhiều tiêu chuẩn và thông số kỹ thuật dành cho các cổng và dây USB-C mà chưa có sự thống nhất hoàn thiện, nên các bạn có thể phải mang theo mình 2,3 sợi dây USB-C mặc dù là một cổng kết nối. Điều này càng dễ phát hiện khi các tai nghe đi kèm của Xiaomi, HTC, Huawei, Google ... dù cũng là tai nghe type-C tuy nhiên các bạn nếu cắm qua cắm lại thì khả năng lớn là chỉ có tai nghe đi kèm của máy nào thì máy đó nhận còn khả năng tương thích chéo là không có.
Khi tôi review chiếc tai nghe Libratone Q Adapt với mức giá 149 USD và jack USB-C, nếu như tôi sử dụng với các điện thoại không có cổng 3,5mm đều hoạt động tương thích tốt còn với những điện thoại có cổng 3.5mm thì hoàn toàn không phát ra tiếng. Thêm vào đó nếu tôi cắm vào trong Macbook thì tai nghe chỉ phát lên tiếng còn các điều khiển âm lượng là hoàn toàn không tương thích. Đấy là ví dụ cực kỳ nhập nhằng về các cổng hay tiêu chuẩn của cổng USB-C.
Tuy nhiên điểm bất ngờ nhất về những khuyết điểm của cổng USB-C lại đến từ Audio-Technica, khi trao đổi với hãng âm thanh đến từ Nhật này thì việc đảm bảo độ tương thích với những thiết bị khác nhau của cổng USB-C gần nhưu là cực kỳ khó khăn. Mặc dù hãng vẫn có thể sản xuất một chiếc USB-C dành cho riêng mình, nhưng tuy nhiên quá trình sản xuất cũng cực kỳ khó khăn và chi phí rất cao.
4/ Các tai nghe không dây hiện tại đang là chuẩn tai nghe thống nhất với độ tương thích cao:
Quảng cáo
Trở ngại lớn nhất để các tai nghe USB-C thay thế cho những chiếc tai nghe cổng 3.5mm analog trước đây đó là Bluetooth hiện tại vẫn đang cực kỳ phát triển. Mặc dù Bluetooth vẫn có những vấn đề như suy giảm chất lượng âm thanh, lag và delay nhưng các vấn đề trên vẫn đang được tích cực nghiên cứu và giải quyết theo thời gian. Bởi vì thị phần của Bluetooth audio và các tai nghe type-C là hai thị trường có khoảng cách chênh lệch về thị phần rất nhiều, nên chẳng ai lại rảnh rỗi sửa các lỗi của USB-C trong khi đó mọi người đang cố gắng phát triển chất lượng của âm thanh không dây.
Audio-Technica đang cố gắng mở rộng các dòng tai nghe không dây của mình, trong khi đó Beyerdynamic đang không dây gần như hoàn toàn các mẫu tai nghe dành cho thị trường audiophile, Sennheiser cũng đang chuyển hướng với rất nhiều những tai nghe không dây inear và thậm chí những tai nghe gaming không dây. Tương lai của ngành công nghệ âm thanh thị trường đang hướng đến thị trường không dây. Đối với những tai nghe Type-C, đây có thể được xem là công nghệ trung gian giữa những tai nghe có dây 3,5mm và 6,3mm analog công nghệ của quá khứ và những tai nghe không dây có lẽ là xu hướng của tương lai nhưng có lẽ đây không phải là chuyện của ngày một ngày hai. Ngoài ra còn có một vấn đề khác đó là những audiophile vốn đã có những tai 3.5mm, 6.3mm và các cổng balance 2.5mm, 4.4mm, XLR và tất cả đều là những dây analog để thệ hiện được chất âm của những bộ dàn ampli hay các máy nghe nhạc.
Tuy nhiên hồi kết thì chúng ta vẫn có thể hi vọng được vào một ngày những chiếc tai nghe không dây sẽ đồng bộ sử dụng cổng sạc USB-C. Đây có thể được xem là một trong những tương lai chắc chắn của những tai nghe không dây khi các thiết bị công nghệ hiện tại đa số đều sử dụng cổng sạc USB-C, từ đó chúng ta cũng có thể hi vọng vào một chuẩn USB-C thống nhất cho các tai nghe điện thoại để có thể cạnh tranh trực tiếp với cổng jack Lightning.
Nguồn: TheVerge