Sau bài viết số hai: Blockchain là gì? Đào Bitcoin là gì?, mình thấy cũng vui vui vì nhiều anh em đã hiểu rõ hơn về blockchain nói chung. Có một câu hỏi mà mình thấy nhiều anh em hỏi nhất, đại khái là ứng dụng của các cryptocurrency hiện nay là gì? Hy vọng bài viết lần này sẽ trả lời giúp anh em câu hỏi đó.
Lưu ý: Trong bài viết này mình sẽ nhắc đến một số crypto, nhưng chỉ đơn giản là ví dụ. Mình không được bất kỳ ai trả tiền để nhắc về bất kỳ loại crypto nào trong bài viết này. Bài viết chỉ thảo luận về mặt công nghệ, không dạy, không tư vấn đầu tư. Anh em không thảo luận giá cả, không kêu gọi người khác đầu tư, mua bán dùm mình.
Đầu tiên, anh em cho mình định nghĩa một vài từ mà anh em thường hay nghe và đôi lúc có nhầm lẫn:
Một vài anh em comment, đại khái như: “đứa ất ơ nào cũng có thể tạo 1 loại token”. Cái này vừa đúng vừa sai nhé anh em. Về utility token, thì điều này đúng. Vì hiện nay rất đơn giản để ai cũng có thể tạo 1 loại token như họ muốn, cho nên có rất nhiều coin rác. Nhưng anh em đừng quy chụp lại tất cả là rác, vì có những project họ làm rất đàng hoàng (mình sẽ ví dụ bên dưới). Còn về native token của một blockchain như Bitcoin, Ethereum, Cardano thì comment đó không chính xác nhé. Nếu anh em có thời gian rảnh đọc qua Whitepaper (sách trắng) của một native token, sẽ thấy có rất nhiều vấn đề kỹ thuật, công nghệ thông tin, toán được sử dụng. Không đơn giản như anh em nghĩ là chỉ có nhấp chuột, gõ vài dòng lệnh là ra đâu.
Theo trang Coinmarketcap, thì hiện nay có hơn 11000 loại crypto được họ theo dõi (track). Vậy tại sao từ khi Bitcoin ra đời, lại có nhiều loại crypto như hiện nay? Câu trả lời là vì Bitcoin không hoàn hảo nên mới có Ethereum ra đời. Ethereum ra đời tạo ra cái platform cho những utility token khác (không tính những scam coin, shit coin, meme coin). Những native hay utility token này đều đang cố gắng giải quyết một hay những bài toán: một là liên quan tới blockchain, hai là liên quan tới cuộc sống hàng ngày. Vậy có những bài toán gì mà cryptocurrency phải giải quyết?
Lưu ý: Trong bài viết này mình sẽ nhắc đến một số crypto, nhưng chỉ đơn giản là ví dụ. Mình không được bất kỳ ai trả tiền để nhắc về bất kỳ loại crypto nào trong bài viết này. Bài viết chỉ thảo luận về mặt công nghệ, không dạy, không tư vấn đầu tư. Anh em không thảo luận giá cả, không kêu gọi người khác đầu tư, mua bán dùm mình.
Đầu tiên, anh em cho mình định nghĩa một vài từ mà anh em thường hay nghe và đôi lúc có nhầm lẫn:
- Bitcoin. Cái này thì anh em nào cũng biết. Nó là cryptocurrency đầu tiên hoạt động trên Bitcoin blockchain.
- Altcoins: Tất cả các loại crypto khác, ngoại trừ Bitcoin. Đối với những người đầu tư crypto, Bitcoin là king của mọi loại crypto.
- Native token: Là crypto của một blockchain. Ví dụ, Bitcoin (BTC) là native token của blockchain Bitcoin, Ethereum (ETH) là native token của blockchain Ethereum, Binance (BNB) là native token của Binance blockchain. Những native token này được dùng để trả phí cho tất cả những giao dịch xảy ra trên blockchain.
- Utility token: Là crypto được xây dựng trên một blockchain vào một mục đích cụ thể. Đa phần là thông qua smart contract (mình sẽ giải thích ngắn gọn phía dưới sau). Ví dụ, trên Ethereum thì có các loại ERC20 token, hay trên Binance Smart Chain thì có BEP20 token. Những loại utility token này đòi hỏi người dùng phải có native token (ETH hoặc BNB) để trả cho những giao dịch xảy ra trên blockchain.
Một vài anh em comment, đại khái như: “đứa ất ơ nào cũng có thể tạo 1 loại token”. Cái này vừa đúng vừa sai nhé anh em. Về utility token, thì điều này đúng. Vì hiện nay rất đơn giản để ai cũng có thể tạo 1 loại token như họ muốn, cho nên có rất nhiều coin rác. Nhưng anh em đừng quy chụp lại tất cả là rác, vì có những project họ làm rất đàng hoàng (mình sẽ ví dụ bên dưới). Còn về native token của một blockchain như Bitcoin, Ethereum, Cardano thì comment đó không chính xác nhé. Nếu anh em có thời gian rảnh đọc qua Whitepaper (sách trắng) của một native token, sẽ thấy có rất nhiều vấn đề kỹ thuật, công nghệ thông tin, toán được sử dụng. Không đơn giản như anh em nghĩ là chỉ có nhấp chuột, gõ vài dòng lệnh là ra đâu.
Theo trang Coinmarketcap, thì hiện nay có hơn 11000 loại crypto được họ theo dõi (track). Vậy tại sao từ khi Bitcoin ra đời, lại có nhiều loại crypto như hiện nay? Câu trả lời là vì Bitcoin không hoàn hảo nên mới có Ethereum ra đời. Ethereum ra đời tạo ra cái platform cho những utility token khác (không tính những scam coin, shit coin, meme coin). Những native hay utility token này đều đang cố gắng giải quyết một hay những bài toán: một là liên quan tới blockchain, hai là liên quan tới cuộc sống hàng ngày. Vậy có những bài toán gì mà cryptocurrency phải giải quyết?
Bài toán về native token
Hiện nay, nếu nói về native token thì chúng được chia ra thành 3 loại (generation).
Gen 1: Bitcoin (BTC) dĩ nhiên là gen 1 hay crypto đời đầu.
BTC được Satoshi Nakamoto được phát minh bởi Satoshi Nakamoto (vẫn chưa biết là ai, cá nhân hay một tập thể) vào năm 2008, “Bitcoin: A peer-to-Peer Electronic Cash System” [1]. BTC chính thức đi vào sử dụng vào năm 2009. BTC loại tiền điện tử sinh ra nhằm mục đích cho giao dịch online giữa 2 cá nhân (peer-to-peer) mà không cần thông qua bất cứ tổ chức tài chính. Network này phi tập trung, không bị quản lý bởi bất cứ ngân hàng trung ương hay cá thể nào. Nhiều anh em chắc không biết, chứ ý tưởng “A peer-to-peer Electronic Cash System” này đã từng được dự đoán vào năm 1999 (trước đó cả 10 năm BTC ra đời) bởi Milton Friedman – Khôi nguyên Nobel Kinh tế học năm 1976.
“I think the Internet is going to be the major forces for reducing the role of government. The one thing that's missing, but that will soon be developed, it's a reliable e-cash. A method whereby on the Internet you can transfer funds from A to B, without A knowing B or B knowing A. The way in which I can take a 20 dollar bill and hand it over to you and there's no record of where it came from. And you may get that without knowing who I am. That kind of thing will develop on the Internet and that will make it even easier for people to use the Internet.”
Friedman cho rằng Internet sẽ làm giải vai trò của chính phủ. Một trong những thứ đó chính là hệ thống tiền điện tử (e-cash). Hệ thống tiền điện tử sẽ cho phép 2 cá nhân chuyển khoản, mà giữa 2 cá nhân không cần biết nhau, và không thể biết nguồn tiền ấy từ đâu ra. Friendman nói, chính Internet sẽ cho ra đời cái e-cash này và nó giúp mọi người sử dụng Internet dễ dàng hơn.
Wow. Mình nghĩ ông Friendman này là người đưa ra cái ý tưởng ‘peer-to-peer e-cash’, còn Nakamoto là người đưa ý tưởng này vào hiện thực dựa trên công nghệ blockchain. Rõ ràng, với công nghệ blockchain hiện tại, vai trò của chính phủ hay các tổ chức tài chính gần như không có. Nhiều người gọi cryptocurrency là ‘currency of internet’ (tiền tệ của Internet). Mình thấy đúng.
Quảng cáo
Okay, ngân hàng truyền thống làm cũng được chuyện chuyển tiền, hà cớ chi phải có cái ông Bitcoin hay cryptocurrency chi. Để mình đưa ra cho em 1 ví dụ về chuyện ‘peer-to-peer e-cash’ này nhé. Theo anh em (đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng), người thực hiện giao dịch trị giá khoảng nửa tỷ USD, hay thậm chí hơn 1 tỷ USD cần phải thông qua bao nhiêu người, bao nhiêu ngân hàng trung gian và giấy tờ (nếu gửi tới nhiều người ở khắp các nơi trên thế giới), và phải tốn bao nhiêu tiền phí giao dịch? Trong cryptocurency nói chung hay ví dụ BTC (với 2 cái giao dịch mình đính kèm bên trên), tất cả giao dịch này được xảy ra qua những cái click chuột (copy paste wallet address của người nhận), và sau đó là nhấn gửi (send). Phí giao dịch thì gần như là con muỗi so với giá trị của giao dịch, 13 USD cho giao dịch hơn 1 tỷ USD và 98 USD cho giao dịch gần nửa tỷ USD (ít nhiều tuỳ thuộc vào anh em muốn nhanh hay chậm), thời gian xử lý giao dịch thì chưa tới 30 phút. Anh em thấy ghê không? Đây là điều mà những người sử dụng cryptocurrency hay thường truyền miệng nhau: “Take back control of your money”.
Nhưng mà có hai vấn đề căn bản đối với BTC. Thứ nhất, thời gian để mine một khối tương đối lâu, khoảng 10 phút, khoảng 5 giao dịch một giây (transaction per second – TPS). Nếu so về TPS, thì Visa có thể xử lý tới 65000 TPS. Vấnđề thứ hai của BTC là về cơ bản bạn khi bạn giao dịch, anh em chỉ có thể gửi và nhận, hết rồi. Ví dụ, mình gửi cho cu Hiệp 1 BTC, mình chỉ có thể gửi, và cu Hiệp nhận, hết. Mình không thể kèm một số điều kiện và điều khoản (terms and conditions) và được. Ví dụ, mình không thể kèm cái điều kiện đi kèm với cái giao dịch – hợp đồng (cu Hiệp phải giải quyết hay làm cho mình một chuyện gì đó) trước khi nhận được 1 BTC. Cái này là cách giải thích bình dân của ‘hợp đồng thông minh’ (smart contract) trong blockchain. Và cái smart contract này là lý do mà Ethereum ra đời.
Gen 2: Ethereum (ETH).
ETH cũng là một cryptocurrency như Bitcoin sinh ra bởi việc xử lý giao dịch (mine block). Nhưng khác với Bitcoin, Ethereum blockchain sẽ là một cái platform cho những cái smart contract. Một cách bình dân để hình dung thì ETH làm ra một cái platform như iOS hay Android chẳng hạn (programming language của blockchain). Cái platform này là nơi mà người dùng có thể xây dựng app (trong trường hợp này là utility token hoạt động dựa trên smart contract). ETH lúc này đóng vai hai vai trò chính: 1. Block reward cho các miner xử lý giao dịch, 2. một dạng tiền tệ để trả phí cho các giao dịch. Phí giao dịch lúc này được gọi gas fee, đơn vị đo lường là Gwei (1 Gwei = 0.000000001 ETH).
Có hai vấn đề chính đối với ETH. Một, TPS, mặc dù đã cải thiện so với BTC, ETH nay có thể xử lý nhiều giao dịch hơn (khoảng 20 TPS) do thời gian mine một block giảm xuống còn khoảng 13 – 15 giây. Nhưng 20 TPS vẫn còn rất nhỏ.
Vấn đề thứ hai là Ethereum blockchain rất là tốn kém để sử dụng (cái này anh em nào từng xài sẽ hiểu). Nhưng để mình thử ví dụ một cách bình dân.
- Anh em tưởng tượng Ethereum blockchain như là công viên Đầm Sen đi nha (platform). Trong công viên Đầm Sen có vô số quầy trò chơi để anh em có thể chơi (app hay utility token).
- Anh em muốn vào cửa, trả phí cho cái vé bằng ETH. Rồi cái hành động để mua cái vé, trả phí bằng ETH.
- Vào tới một quầy chơi trò chơi (roller coaster chẳng hạn), mua vé cho cái trò chơi (utility token), trả phí bằng ETH, tiếp tục trả phí cho cái hành động mua vé cũng bằng ETH. Okay, tới chỗ roller coaster, đặt cái mông xuống, trả phí, thắt dây an toàn, trả phí. Rồi roller coaster bắt đầu chạy (chủ của cái quầy trả phí để bấm nút, rồi cho roller coaster nó chạy). Hết giờ, trả phí tháo dây an toàn, xuống xe, vân vân.
- Nhưng mà chuyện buồn chưa hết. Anh em tưởng tượng những cái phí này nó còn phụ thuộc vào mức độ đông đúc của network (network congestion). Dễ hình dung là nếu đông người cùng vào Đầm Sen chơi, cùng chơi một trò chơi, lúc này giá cả của giao dịch sẽ tăng lên, và nó sẽ theo quy tắc kiểu như ai trả nhiều tiền (Gwei) thì ưu tiên cho người đó. Những cái hành động anh em làm phía trước bây giờ lại càng tốn kém hơn. Nếu muốn ít tốn kém, anh em phải đợi ít người (network is less congested).
- Trong Ethereum blockchain, bất cứ một thứ gì, như mình ví dụ đều quy ra là một giao dịch phải được xử lý bởi miner, nên nó rất chi là tốn kém. Network càng đông người sử dụng thì càng phải trả nhiều tiền (Gwei). Đã vậy, cái Gwei này chỉ là một đơn vị để đo lường cho một giao dịch phải cần bao ‘gas’. Nếu mà giá của ETH tăng, thì vô hình chung cái giao dịch của anh em lại càng tốn nhiều tiền hơn nữa.
- Những vấn đề này liên quan tới cái cơ chế đồng thuận hay ‘consensus mechanism’. Trong trường hợp của ETH và BTC, cái consensus mechanism này là proof of work. Tại sao proof of work nó mắc, vì lúc này nó giống như cuộc chạy đua computational power giữa các miner để mình là người mine cái block (anh em xem qua bài trước để hiểu việc đào coin nhé), nên người dùng phải trả nhiều tiền để miner xử lý giao dịch.
Quảng cáo
Gen 3: Cardano (ADA).
Mình lấy Cardano ra làm ví dụ vì Cardano sinh ra nhằm mục tiêu giải quyết một vài vấn đề chính sau: 1. Scalability, 2. Interoperbility. Mình sẽ không đi vào chi tiết từng, mà chỉ nói tóm tắt ngắn gọn một số thứ để anh em có thể nắm.
- Scalability: mục tiêu là tăng cái TPS, và giảm cái gas fee (phí giao dịch trong ETH thật sự quá tốn kém). Mình sẽ không nói chi tiết, nhưng đại khái là họ chuyển từ proof of work sang proof of stake. Từ giờ, thay vì phải tốn thật nhiều tiền, năng lượng cho việc xử lý giao dịch như trong Bitcoin hay Ethereum, chỉ cần bạn có đồng ADA, bạn có thể trở thành validator (hay người xử lý giao dịch). Những người khác có thể đóng góp (delegate) ADA vào bất cứ validator nào tuỳ thích để tăng khả năng validator đó được chọn mine 1 block. Khi validator mine được 1 block, nhận được block reward, sau khi trừ phí (phí duy trì, phí tham gia), reward sẽ được chia cho những người tham gia (dựa trên phần trăm ADA đóng góp) vào validator đó.
- Interoperbility: giao dịch giữa cách blockchain với nhau.
Anh em thấy không. Nội blockchain thôi, đã có rất nhiều vấn đề rồi. Nên có những crypto, mỗi cái lại tập trung giải quyết 1 bài toán, hoặc nhiều bài toán. Ví dụ Cardano họ muốn giải quyết nhiều bài toán như mình nói, hay Polygon (MATIC) lại tập trung giải quyết bài toán về Scalability của Ethereum, hay Binance Smart Chain (BSC) cũng giải quyết bài toán về phí giao dịch sử dụng proof of stake. Nhưng cái nào cũng có hai mặt, phí xử lý giao dịch giảm, dẫn đến tình trạng ai cũng có thể tạo 1 crypto. Điển hình là trên BSC, có rất rất nhiều shit coin, meme coin để lừa tiền người dùng.
Bài toán của utility token
Có rất nhiều bài toán trong cuộc sống, mà những dự án đàng hoàng đang cố gắng giải quyết. Mình chỉ thử nêu tên một vài thứ nhé.
PaxGold (PAG)
Thay vì bây giờ phải mua những thỏi vàng, nhẫn vàng, thì anh em có thể mua những token PAG, có giá trị quy đổi tương đương: 1 PAG = 1 troy ounce ~ 31.1034768 grams vàng khối. Một số anh em ở Việt Nam sẽ đặt câu hỏi: vậy khác gì mua vàng, mà không nhận được vàng, chỉ nhận tờ giấy chứng chỉ mua vàng? Theo mình câu hỏi này là chính đáng, đặc biệt đối với tâm lý người Việt thích cầm, giữ cái gì trong tay mới yên tâm. Có một số lợi ích, mình kể ra thử, anh em xem thử có đáng phải có 1 cái token không nhé. Với mình nếu phải mua vàng mình sẽ mua cái token này.
- Mình có thể mua bất cứ khi nào tuỳ thích. Mình chỉ cần đăng nhập vài cái hardware wallet của mình và vài cú click chuột là mình có thể mua được rồi. Giá cả thì dĩ nhiên là theo giá cả thị trường. À, mình muốn bán khi nào cũng được, nói chung là 24/7.
- Mình có nhiều tiền, mua nhiều, có ít mua ít, không cần phải mua chính xác một số lượng nhất định đã được quy định sẵn. Đơn vị nhỏ nhất có thể mua là 1E-18 PAG.
- Mình có thể lưu nó vào cái hardware wallet hay cái wallet trên iPhone, và vậy là yên tâm, không lo lắng trộm vào nha trong lúc mình đi ra ngoài. Đặc biệt, đối với những người như mình chẳng hạn, nếu sau này không sống ở UK nữa, mình dọn về VN hay sang nước khác, mình cũng không phải lo lắng nếu phải dọn đi (nếu số vàng mình mua là dạng vậy lý – thỏi, nhẫn), vì tất cả ở trong cái ví của mình rồi.
- Mình muốn tặng ai, thì mình chuyển số PAG này tuỳ ý, không cần có quy định bao nhiêu, nhanh, tiện, đơn giản và bảo mật.
- Rồi ví dụ như trong tình trạng dịch hiện nay phải lockdown, bạn không thể ra ngoài, hay đang đi du lịch nước ngoài thì làm sao bán được cái vàng bạn đang có nếu bạn đang cần tiền. Đối với token này, anh em chỉ cần click chuột, đổi ra cái stablecoin như USDC, mình không phải cần ai cho phép.
- Rồi bạn có thể đổi từ token sang vàng dạng vật lý không. Được, bạn vào trang web của Pax, bạn có yêu cầu họ gửi (redeem) số vàng tương ứng với số token bạn đang có.
- Cái PAG này là token, vậy công ty Pax này có thể ‘in’ bao nhiêu token họ muốn hay sao? Cái này là không chính xác. Vì số token đang lưu hành (outstanding) tương ứng với số vàng họ có ở trong két sắt (security vault) ở London, và được bên thứ ba kiểm tra và đối chiếu thường xuyên.
Tựa game này đang thuộc dạng hot trong crypto hiện nay. Lần nữa, mình không được trả tiền để nhắc về nó, đơn giản mình thấy cách họ tiếp cận mới trong thế giới game, và đó là lý do mà họ đang rất phát triển như hiện nay. Một cách để hình dung nó, là những vật phẩm, nhân vật trong game là một NFT (non-fungible token), kiểu như một item đặc trưng trên blockchain, nó có thể trao đổi, mua bán. Tại sao mình thấy nó hay, vì những NFT này có thể mua báo trao đổi dễ dàng trên blockchain, tuỳ vào độ hiếm mà giá cả có thể khác nhau. Do hoạt động trên blockchain, bạn chả cần người trung gian, bạn để nó trên chợ (marketplace), và rồi người mua cứ vào đó mua là xong. Tưởng tượng anh em chơi game Võ lâm truyền kỳ (chắc nhiều anh em biết), anh em lượm được 1 cái vũ khí hiếm, hay nhân vật của anh em có thông số kỹ thuật tốt, kỹ năng cao, anh em muốn bán. Theo mình biết nếu muốn bán cho người chơi khác bằng tiền mặt, anh em phải giao dịch gặp mặt, hoặc phải có người trung gian giúp nếu anh em không ở chung 1 thành phố. Nếu là nhân vật, anh em cần phải đổi thông tin chủ sở hữu tài khoản tại VNG. Nếu người mua không ở cùng thành phố, hay không ở trong nước, thì mọi việc càng khó khăn hơn, nếu không có một người trung gian đứng ở giữa làm dùm. Trong blockchain mọi việc này thật sự rất đơn giản. Mình dự đoán, các game sắp tới sẽ đi theo hướng NFT này để giúp việc trao đổi, mua bán vật phẩm, nhân vật dễ dàng hơn.
Lời kết:
- Cryptocurrency có phải là scam không? Yes và No. Yes: có những dự án được xây dựng ra để lừa tiền người dùng theo kiểu Ponzi (người đến sau làm giàu cho người đến trước), anh em phải tự trang bị kiến thức để tránh điều này. Mình sẽ có một bài viết về chuyện này để anh em tránh. No: có những native token như BTC, ETH, bản chất nó sinh ra là dựa trên việc xử lý giao dịch. Sau khi BTC, ETH sinh ra, thì nó có thể được dùng như một dạng tiền tệ trên internet, đặc biệt trên ETH, nó được dùng trả phí cho những giao dịch xảy ra trên network. Do không ai quản lý, sở hữu nó (phi tập trung – decentralized), nên giá cả của nó phụ thuộc hoàn toàn vào cơ chế kinh tế thị trường (cung cầu).
- Cryptocurrency sẽ thay thế những tiền tệ của chính phủ hiện tại? Chuyện này sẽ KHÔNG bao giờ xảy ra. Quyền lực in tiền là một quyền lực rất lớn trong nền kinh tế của một chính phủ. Nên chuyện những cryptocurrency thay thế những tiền tệ của chính phủ các nước là không tưởng. Anh em đừng bao giờ nghe mấy đứa lùa gà nó rót vào tai điều này rồi chạy đi mua cryptocurrency khi không biết nó đóng vai trò gì, làm được gì. Mình thì đoán, chính phủ các nước sẽ xem xét ứng dụng blockchain để tạo ra cái tiền điện tử (hay stablecoin) bên cạnh tiền giấy như hiện tại, ví dụ như stablecoin cho USD hay EUR hay Nhân dân tệ.
- Anh em có cần phải chạy đi mua cryptocurrency không? Không cần. Không có nó, cuộc sống của anh em vẫn diễn ra bình thường. Đối với mình, những utility token được tạo ra dựa trên blockchain, để giải quyết một vài vấn đề trong cuộc sống tiện hơn. Như cái PaxGold mình nhắc bên trên, đối với mình nó phù hợp, mình thấy cần thì mua. Nhưng với người khác, không có nhu cầu mua bán thường xuyên, hay không phải di chuyển nhiều, thì không cần, tuỳ nhu cầu và tâm lý. Đối với BTC, ETH, ADA, mình nhìn những native token, đặc biệt là ETH hay ADA này như là cổ phần của một công ty. Mình là đứa yêu thích công nghệ, nếu mình cảm thấy thích công nghệ họ làm, cách họ tạo ra platform cho developers phát triển app, thì mình mua như một dạng đầu tư, còn không thích thì không chơi. Cryptocurrency hiện nay như thị trường chứng khoán, thượng vàng hạ cám có đủ, khác là hiện nay nó chưa được làm luật, để bảo vệ người mua. Cá nhân mình nghĩ sớm muộn chính phủ các nước cũng sẽ nghiên cứu, làm luật để bảo vệ người sử dụng cryptocurrency, chứ hiện nay nhiều coin rác làm ra lừa đảo, nhiều người mất tiền, mất nhà lắm rồi.
- Cryptocurrency được sử dụng cho những hoạt động phạm pháp. Đây là một trong những điều mà Friedman (trong link Youtube bên trên) cho rằng là mặt tiêu cực của hệ thống ‘peer-to-peer e-cash’. Điều này đúng nhé anh em, nhưng con số nó rất nhỏ, nhỏ hơn nhiều so với tiền mặt (cash). Như trong bài viết này trên Forbes [2], họ dẫn lại số liệu của Chainalysis [3], là năm 2019, có khoảng 2.1% số giao dịch liên quan tới cryptocurrency cho hoạt động phạm pháp (khoảng 21.4 tỷ USD). Năm 2020, giảm xuống còn 0.34% (khoảng 10 tỷ USD). Bên cạnh đó, bài viết cũng dẫn số liệu của Liên hợp quốc (UN), khoảng 2-5% GDP toàn thế giới (khoảng 1.6-4 ngàn tỷ USD) liên quan tới rửa tiền và phạm pháp. Anh em thấy đó, giao dịch phạm pháp liên quan tới cryptocurrency là rất thấp so với tiền mặt, vì các giao dịch trên blockchain là không thể sửa đổi và ai cũng có thể tra xét. Nên chỉ cần anh em biết cái wallet address là có thể dò ra tiền nó đi đâu. Hạ nghị sĩ Tom Emmer (đảng Cộng hoà) cũng nói: “Crypto-based crime represented only 0.34% of the entire transaction volume in 2020. Unfortunately, most crime is still conducted with the cash you print.” [4].
Còn rất nhiều thứ hay ho, anh em có thể làm với blockchain. Còn rất nhiều bài toán cần phải giải quyết.
Bài sau, mình sẽ điểm mặt một số vụ án lừa đảo liên quan tới cryptocurrency ở Việt Nam (điển hình là vụ Sky Mining) và trên thế giới. Và cho anh biết làm sao để tránh.
Tham khảo: [1], [2], [3], [4], [5], [6], [7]
Hình: Creative Commons Licenses.