Đây là hai tín hiệu cấp cứu phổ biến nhất mà gần như ai cũng biết. Trong phim “Cơ trưởng Sully”, sau khi máy bay bị đàn chim đâm vào làm hỏng động cơ, cơ trưởng đã gọi cấp cứu bằng cách gọi Mayday, Mayday, Mayday vào bộ đàm. Còn SOS đã quá phổ biến, ai cũng biết đó là tín hiệu cầu cứu.
Tín hiệu SOS xuất hiện sớm hơn Mayday, do trước đây thông tin liên lạc chưa hiện đại như bây giờ, nên việc dùng mã Morse rất phổ biến. Mã Morse dùng các dấu chấm (dots) và dấu gạch ngang (dashes) để mã hóa 26 chữ cái tiếng Anh từ A đến Z. Vào cuối những năm 1890, điện báo không dây là một kỹ thuật liên lạc rất quan trọng trong lĩnh vực hàng hải. Đã có nhiều cuộc họp và thảo luận nhằm đưa ra một tín hiệu khẩn cấp, cấp cứu thống nhất chung cho tàu, thuyền gặp nạn nhưng không được. Đến năm 1905, Đức là quốc gia đầu tiên sử dụng tín hiệu SOS, trong mã Morse đó là 3 dấu chấm, 3 gạch ngang và 3 dấu chấm (…---…). Tín hiệu này có ưu điểm dễ nhớ, ngắn gọn và ít bị nhầm lẫn. Từ đó SOS trở thành quy ước quốc tế, khi tàu, thuyền gặp nạn sẽ phát tín hiệu này. Chứ SOS không hề có nghĩa là Save Our Ship (cứu tàu chúng tôi) hay Save Our Souls (cứu linh hồn chúng tôi)…
Bảng mã Morse (Morse Code)
Năm 1923, Frederick Stanley Mockford là một nhân viên cao cấp ở trạm radio tại sân bay Croydon, London. Ông được giao nhiệm vụ tìm một từ để báo sự nguy hiểm và cấp cứu. Từ này phải thật ngắn ngọn, dễ hiểu và tiện dùng trong các tình huống khẩn cấp. Thời đó, có rất nhiều máy bay qua lại giữa hai sân bay Croydon ở London và Le Bourget ở Paris. Ông đề nghị sử dụng từ m’aider, tiếng Pháp có nghĩa là cứu tôi (help me), từ này đọc gần giống Mayday trong tiếng Anh. Từ này được cả Anh và Pháp chấp nhận, từ đó cũng trở thành tín hiệu khẩn cấp quốc tế.
Tham khảo và ảnh howstuffworks
Tín hiệu SOS xuất hiện sớm hơn Mayday, do trước đây thông tin liên lạc chưa hiện đại như bây giờ, nên việc dùng mã Morse rất phổ biến. Mã Morse dùng các dấu chấm (dots) và dấu gạch ngang (dashes) để mã hóa 26 chữ cái tiếng Anh từ A đến Z. Vào cuối những năm 1890, điện báo không dây là một kỹ thuật liên lạc rất quan trọng trong lĩnh vực hàng hải. Đã có nhiều cuộc họp và thảo luận nhằm đưa ra một tín hiệu khẩn cấp, cấp cứu thống nhất chung cho tàu, thuyền gặp nạn nhưng không được. Đến năm 1905, Đức là quốc gia đầu tiên sử dụng tín hiệu SOS, trong mã Morse đó là 3 dấu chấm, 3 gạch ngang và 3 dấu chấm (…---…). Tín hiệu này có ưu điểm dễ nhớ, ngắn gọn và ít bị nhầm lẫn. Từ đó SOS trở thành quy ước quốc tế, khi tàu, thuyền gặp nạn sẽ phát tín hiệu này. Chứ SOS không hề có nghĩa là Save Our Ship (cứu tàu chúng tôi) hay Save Our Souls (cứu linh hồn chúng tôi)…
Bảng mã Morse (Morse Code)
Năm 1923, Frederick Stanley Mockford là một nhân viên cao cấp ở trạm radio tại sân bay Croydon, London. Ông được giao nhiệm vụ tìm một từ để báo sự nguy hiểm và cấp cứu. Từ này phải thật ngắn ngọn, dễ hiểu và tiện dùng trong các tình huống khẩn cấp. Thời đó, có rất nhiều máy bay qua lại giữa hai sân bay Croydon ở London và Le Bourget ở Paris. Ông đề nghị sử dụng từ m’aider, tiếng Pháp có nghĩa là cứu tôi (help me), từ này đọc gần giống Mayday trong tiếng Anh. Từ này được cả Anh và Pháp chấp nhận, từ đó cũng trở thành tín hiệu khẩn cấp quốc tế.
Tham khảo và ảnh howstuffworks