Có lẽ nhiều người trong chúng ta bây giờ dùng bút chủ yếu là để ký mà thôi. Anh em có dùng bút để viết nội dung khác thì bình luận bên dưới nha. Đa phần chúng ta đã chuyển sang sử dụng bàn phím và màn hình cho hầu hết các hoạt động hàng ngày. Trong thập kỷ qua, viết tay đã bị thay thế lặng lẽ bởi công nghệ, từ lớp học cho đến các cuộc họp văn phòng. Một số trường học trên thế giới thậm chí còn ngừng dạy chữ viết tay.
Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy rằng việc viết bằng tay mang lại những lợi ích về nhận thức mà công nghệ không thể thay thế được. Theo giáo sư Naomi Susan Baron từ Đại học American, Washington D.C., hầu hết các nghiên cứu tại Nhật Bản, Na Uy, và Mỹ đều chỉ ra rằng người ta có xu hướng nhớ tốt hơn khi viết tay so với gõ trên máy tính. Từ việc cải thiện khả năng ghi nhớ đến nâng cao kết quả học tập, viết tay vẫn là một yếu tố quan trọng giúp chúng ta hấp thụ và lưu giữ thông tin hiệu quả hơn.
Lợi ích của viết tay có thể phần nào được giải thích bằng sự tham gia của nhiều giác quan trong quá trình viết. Khi cầm bút, nhấn nó lên mặt giấy và di chuyển tay để tạo ra các chữ cái, ta đang thực hiện một kỹ năng phức tạp đòi hỏi sự tập trung cao độ. Giáo sư Mellissa Prunty từ Đại học Brunel, London cho biết quá trình này giúp trẻ phát triển kỹ năng đọc và viết. Ở người trưởng thành, sự tham gia tích cực vào viết tay cũng mang lại nhiều lợi ích. Một nghiên cứu với 42 người học chữ cái tiếng Ả Rập cho thấy những người viết tay có khả năng nhận diện và phát âm các chữ cái nhanh chóng hơn so với những người học bằng cách gõ hoặc nhìn. Viết tay giúp kích hoạt các con đường liên kết khác nhau trong não, từ hình ảnh, vận động cho đến âm thanh. Viết tay có khả năng kết nối nhiều khía cạnh khác nhau của việc học, điều mà gõ máy tính khó lòng đạt được.
Theo khảo sát của Baron với 205 thanh niên tại Mỹ và châu Âu, nhiều người cho biết rằng họ cảm thấy tập trung và ghi nhớ tốt hơn khi cầm bút viết thay vì gõ phím. Các hoạt động liên quan đến xúc giác như việc cầm bút và chuyển động tay giúp kích thích não bộ, tăng cường khả năng học hỏi và ghi nhớ. Não bộ con người tiến hóa để xử lý thông tin cảm giác và vận động, và những vùng não này hiện đang hỗ trợ khả năng nhận thức cao hơn. Đáng chú ý hơn là não bộ của trẻ em có thể được so sánh như những con đường mòn trong rừng. Với sự luyện tập và kinh nghiệm, những con đường này có thể trở thành các con đường cao tốc kết nối các phần khác nhau của não, giúp thông tin lưu thông nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy rằng việc viết bằng tay mang lại những lợi ích về nhận thức mà công nghệ không thể thay thế được. Theo giáo sư Naomi Susan Baron từ Đại học American, Washington D.C., hầu hết các nghiên cứu tại Nhật Bản, Na Uy, và Mỹ đều chỉ ra rằng người ta có xu hướng nhớ tốt hơn khi viết tay so với gõ trên máy tính. Từ việc cải thiện khả năng ghi nhớ đến nâng cao kết quả học tập, viết tay vẫn là một yếu tố quan trọng giúp chúng ta hấp thụ và lưu giữ thông tin hiệu quả hơn.
Lợi ích của viết tay có thể phần nào được giải thích bằng sự tham gia của nhiều giác quan trong quá trình viết. Khi cầm bút, nhấn nó lên mặt giấy và di chuyển tay để tạo ra các chữ cái, ta đang thực hiện một kỹ năng phức tạp đòi hỏi sự tập trung cao độ. Giáo sư Mellissa Prunty từ Đại học Brunel, London cho biết quá trình này giúp trẻ phát triển kỹ năng đọc và viết. Ở người trưởng thành, sự tham gia tích cực vào viết tay cũng mang lại nhiều lợi ích. Một nghiên cứu với 42 người học chữ cái tiếng Ả Rập cho thấy những người viết tay có khả năng nhận diện và phát âm các chữ cái nhanh chóng hơn so với những người học bằng cách gõ hoặc nhìn. Viết tay giúp kích hoạt các con đường liên kết khác nhau trong não, từ hình ảnh, vận động cho đến âm thanh. Viết tay có khả năng kết nối nhiều khía cạnh khác nhau của việc học, điều mà gõ máy tính khó lòng đạt được.
Theo khảo sát của Baron với 205 thanh niên tại Mỹ và châu Âu, nhiều người cho biết rằng họ cảm thấy tập trung và ghi nhớ tốt hơn khi cầm bút viết thay vì gõ phím. Các hoạt động liên quan đến xúc giác như việc cầm bút và chuyển động tay giúp kích thích não bộ, tăng cường khả năng học hỏi và ghi nhớ. Não bộ con người tiến hóa để xử lý thông tin cảm giác và vận động, và những vùng não này hiện đang hỗ trợ khả năng nhận thức cao hơn. Đáng chú ý hơn là não bộ của trẻ em có thể được so sánh như những con đường mòn trong rừng. Với sự luyện tập và kinh nghiệm, những con đường này có thể trở thành các con đường cao tốc kết nối các phần khác nhau của não, giúp thông tin lưu thông nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Một nghiên cứu được công bố đầu năm nay sử dụng phương pháp chụp điện não để theo dõi hoạt động não của 36 sinh viên đại học trong khi họ thực hiện các nhiệm vụ viết tay hoặc gõ phím. Kết quả cho thấy rằng khi viết tay, hầu hết các khu vực của não đều hoạt động, trong khi khi gõ máy chỉ có một số khu vực nhỏ hơn tham gia. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các phần khác nhau của não bộ kích hoạt khi viết tay có liên kết với nhau thông qua các sóng não liên quan đến việc học và ghi nhớ.
Do đó, các nhà nghiên cứu đề xuất nên duy trì kỹ năng viết tay trong chương trình học ở các trường tiểu học vì lợi ích cho sự phát triển của não bộ. Ở Na Uy, nhiều trường học đã ngừng dạy chữ viết tay và chuyển sang sử dụng iPad. Tuy nhiên, với những lợi ích mà viết tay mang lại, người ta hy vọng có thể thay đổi xu hướng này.
Tại Mỹ, trong khi chữ viết tay đã bị loại bỏ khỏi tiêu chuẩn Common Core (một tập hợp các tiêu chuẩn học tập được thiết kế để đảm bảo rằng tất cả học sinh ở Hoa Kỳ, bất kể họ sống ở đâu, đều được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để thành công trong đại học và nghề nghiệp), một số bang đã đưa nó trở lại chương trình học vì nhận thấy lợi ích của kỹ năng này. Đối với người lớn, các chuyên gia khuyến khích việc duy trì thói quen viết tay để rèn luyện não bộ.
Trong thời đại số, kỹ năng viết tay vẫn là một tài sản quý giá. Việc dành ra thời gian viết bằng tay không chỉ giúp chúng ta kết nối với thông tin một cách sâu sắc hơn mà còn là cách để duy trì sự sắc bén cho não bộ. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng viết tay không chỉ là một kỹ năng mà còn là một công cụ hữu ích giúp tăng cường khả năng học hỏi và ghi nhớ.
Theo NatGeo.