Trước đây, “tậu trâu, cưới vợ, làm nhà” được xem là trách nhiệm của một người đàn ông trưởng thành và “thước đo” người đàn ông chuẩn mực, thành đạt. Xin không bàn đúng sai phải trái bởi quan niệm mỗi thời mỗi khác, nhân sinh quan mỗi người lại càng không giống nhau, mình bàn về chủ đề có vẻ không liên quan ba nhiệm vụ trên, nhưng cũng cần được xem là “trọng trách” của mấy anh. Đó là chuyện sinh con đẻ cái.
Khuynh hướng lập gia đình muộn tăng dần ở cả nam và nữ. Người ta bắt đầu quan tâm đến chất lượng cuộc sống nhiều hơn, chăm sóc bản thân mình nhiều hơn, sống “cá nhân” hơn, và muốn bước vào hôn nhân với sự chuẩn bị chu đáo hơn. Việc lập kế hoạch chào đón một đứa trẻ để chúng được nuôi nấng, dạy dỗ tốt nhất không còn là điều mới mẻ. So với dữ liệu năm 1993, số đàn ông có con từ độ tuổi 35 – 54 tăng 15%, và có khuynh hướng tăng dần. Chỉ tính riêng tại Mỹ, những anh có con theo nhóm tuổi 35 – 39, 40 – 44 và 45 – 49 tuổi tăng lần lượt 61%, 63% và 52%. Phụ nữ không may mắn như đàn ông, sinh ra với số lượng trứng nhất định, phải đối diện với mãn kinh – “hết trứng” ở độ tuổi nhất định nào đó nên thường thu xếp sinh con sớm. Có vẻ mấy anh được tự nhiên ưu ái với việc sinh tinh suốt đời của mình, nhưng đừng vội chủ quan, việc có con sau 40 tuổi cũng ít nhiều hệ luỵ khó lường.
Giảm khả năng sinh sản
Tuổi tác kéo theo giảm testosterone, giảm ham muốn, giảm khả năng và tần suất sinh hoạt tình dục, do vậy cơ hội có con cũng giảm dần. Khi so sánh tinh dịch đồ của người đàn ông 50 tuổi với người đàn ông độ tuổi 30, người ta thấy rằng: thể tích tinh dịch giảm, tỉ lệ tinh trùng di động giảm, tỷ lệ tinh trùng có hình dạng bình thường cũng giảm. Ngoài ra, cộng với tuổi tác là hậu quả của lối sống không lành mạnh tích luỹ dần như béo phì, hút thuốc lá cũng góp phần gây hại đến khả năng sinh sản.
Giảm khả năng sinh sản thay đổi ở nam giới lớn tuổi có thể liên quan đến tăng phân mảnh DNA trong tinh trùng. Một nghiên cứu cho thấy chỉ số phân mảnh DNA (DFI) cao hơn đáng kể ở nam giới ≥ 45 tuổi so với nam giới <45 tuổi, đặc biệt, nam giới ≥ 45 tuổi có DFI tăng hơn hai lần so với nam giới dưới 30 tuổi.
Khả năng có thai tự nhiên giảm, vậy có thể trông chờ gì vào các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản?
Việc thay đổi các chỉ số trong tinh dịch đồ theo chiều hướng không mấy tích cực liên quan tuổi tác cũng có khả năng ảnh hưởng đến kết quả hỗ trợ sinh sản. Kết quả một nghiên cứu cho thấy người phụ nữ độ tuổi 35 và chồng từ 40 tuổi trở lên có tỷ lệ sinh sống giảm 10% so với những phụ nữ cùng độ tuổi nhưng chồng trẻ hơn khi thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Nếu thụ tinh trong ống nghiệm ở độ tuổi từ 51 tuổi trở lên, tỷ lệ thai lâm sàng chỉ khoảng 28,2% so với 41,5% khi điều trị ở độ tuổi 20-29. Dù kết quả điều trị thụ tinh trong ống nghiệm còn phụ thuộc tuổi vợ, nhưng kết quả này cũng thật đáng suy ngẫm.
Sức khoẻ của trẻ sinh ra đời
Ngày càng nhiều nghiên cứu cho thấy tuổi người bố cũng là yếu tố ảnh hưởng đến kết cục thai kỳ và sức khoẻ dài hạn của trẻ. Khi bố lớn tuổi cũng làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non. Tỷ lệ sinh non trước 32 tuần khi có con ở độ tuổi 40 – 44 tăng cao khi so với độ tuổi 25 – 29, tỷ lệ sẩy thai cũng nằm trong khuynh hướng này.
Các nhà nghiên cứu bắt đầu nhận thấy mối liên quan giữa sức khoẻ tâm thần của những trẻ được sinh ra khi bố lớn tuổi có thể gặp nhiều vấn đề. Một nghiên cứu lớn ở Đan Mạch trong khoảng thời gian 51 năm trên gần 3 triệu trẻ em đã xác định được con của những ông bố từ 45 tuổi trở lên tăng 34% nguy cơ mắc bệnh về tâm thần so với con của những ông bố từ 25 đến 29. Một nghiên cứu tương tự Thụy Điển cho thấy con tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD), rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn tâm thần, rối loạn lưỡng cực, cố gắng tự tử, lạm dụng chất kích thích và trình độ học vấn thấp ở con cái sinh ra từ những ông bố từ 45 tuổi trở lên so với những ông bố độ tuổi 20-24. Riêng mối liên hệ giữa bố lớn tuổi và rối loạn phổ tự kỷ là điều đáng chú ý nhất.
Thật ra, nuôi dưỡng con cái ngày nay không còn đơn thuần là nuôi ăn, nuôi mặc. Con trẻ cần được nuôi dưỡng cả tinh thần, sống trong yêu thương và gần gũi của cả bố và mẹ. Mơ ước con mình trở thành một người có trí tuệ, có đạo đức, có ước mơ và sống thật giá trị không thể thực hiện nếu phó mặc cho giáo dục từ nhà trường. Một người – bạn – bố đủ sức khoẻ, đủ am hiểu, đủ tình yêu thương đồng hành cùng con chắc hẳn sẽ khó dần theo tuổi tác. Ngày xưa, việc sinh con, nuôi dạy con cái gần như đặt lên vai người vợ, người mẹ, các anh chỉ việc lo những điều to lớn, vĩ đại ngoài kia, nhưng ngày nay thì không thể. “Hậu duệ” của các anh, người tiếp nối các anh luôn cần sự hiện diện của anh, cần anh thay tã, bế bồng, chăm sóc và chơi đùa. Những việc “to lớn” này, một mình người mẹ không thể làm tốt bằng khi có sự trợ giúp của anh. Đồng ý, các anh còn nhiều việc vĩ mô hơn, đồng ý các anh gánh vác gia đình quá mệt mỏi nặng nề, nhưng đừng vì lý do đó mà muộn màng chuyện có con. Ai sinh ra trên đời này cũng có trách nhiệm làm cuộc sống tốt đẹp hơn, bất kể đàn ông hay đàn bà.
Thay vì “tậu trâu, cưới vợ, làm nhà”, mình có thể điều chỉnh mục tiêu “làm chút gì để lại cho thế hệ sau” – bằng những điều khác, mới mẻ hơn và rộng lớn hơn, ví dụ như những điều tôi đã từng đọc đâu đó “trồng một cái cây – viết một quyển sách – và…có một đứa con”
Khuynh hướng lập gia đình muộn tăng dần ở cả nam và nữ. Người ta bắt đầu quan tâm đến chất lượng cuộc sống nhiều hơn, chăm sóc bản thân mình nhiều hơn, sống “cá nhân” hơn, và muốn bước vào hôn nhân với sự chuẩn bị chu đáo hơn. Việc lập kế hoạch chào đón một đứa trẻ để chúng được nuôi nấng, dạy dỗ tốt nhất không còn là điều mới mẻ. So với dữ liệu năm 1993, số đàn ông có con từ độ tuổi 35 – 54 tăng 15%, và có khuynh hướng tăng dần. Chỉ tính riêng tại Mỹ, những anh có con theo nhóm tuổi 35 – 39, 40 – 44 và 45 – 49 tuổi tăng lần lượt 61%, 63% và 52%. Phụ nữ không may mắn như đàn ông, sinh ra với số lượng trứng nhất định, phải đối diện với mãn kinh – “hết trứng” ở độ tuổi nhất định nào đó nên thường thu xếp sinh con sớm. Có vẻ mấy anh được tự nhiên ưu ái với việc sinh tinh suốt đời của mình, nhưng đừng vội chủ quan, việc có con sau 40 tuổi cũng ít nhiều hệ luỵ khó lường.
Giảm khả năng sinh sản
Tuổi tác kéo theo giảm testosterone, giảm ham muốn, giảm khả năng và tần suất sinh hoạt tình dục, do vậy cơ hội có con cũng giảm dần. Khi so sánh tinh dịch đồ của người đàn ông 50 tuổi với người đàn ông độ tuổi 30, người ta thấy rằng: thể tích tinh dịch giảm, tỉ lệ tinh trùng di động giảm, tỷ lệ tinh trùng có hình dạng bình thường cũng giảm. Ngoài ra, cộng với tuổi tác là hậu quả của lối sống không lành mạnh tích luỹ dần như béo phì, hút thuốc lá cũng góp phần gây hại đến khả năng sinh sản.
Giảm khả năng sinh sản thay đổi ở nam giới lớn tuổi có thể liên quan đến tăng phân mảnh DNA trong tinh trùng. Một nghiên cứu cho thấy chỉ số phân mảnh DNA (DFI) cao hơn đáng kể ở nam giới ≥ 45 tuổi so với nam giới <45 tuổi, đặc biệt, nam giới ≥ 45 tuổi có DFI tăng hơn hai lần so với nam giới dưới 30 tuổi.
Khả năng có thai tự nhiên giảm, vậy có thể trông chờ gì vào các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản?
Việc thay đổi các chỉ số trong tinh dịch đồ theo chiều hướng không mấy tích cực liên quan tuổi tác cũng có khả năng ảnh hưởng đến kết quả hỗ trợ sinh sản. Kết quả một nghiên cứu cho thấy người phụ nữ độ tuổi 35 và chồng từ 40 tuổi trở lên có tỷ lệ sinh sống giảm 10% so với những phụ nữ cùng độ tuổi nhưng chồng trẻ hơn khi thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Nếu thụ tinh trong ống nghiệm ở độ tuổi từ 51 tuổi trở lên, tỷ lệ thai lâm sàng chỉ khoảng 28,2% so với 41,5% khi điều trị ở độ tuổi 20-29. Dù kết quả điều trị thụ tinh trong ống nghiệm còn phụ thuộc tuổi vợ, nhưng kết quả này cũng thật đáng suy ngẫm.
Sức khoẻ của trẻ sinh ra đời
Ngày càng nhiều nghiên cứu cho thấy tuổi người bố cũng là yếu tố ảnh hưởng đến kết cục thai kỳ và sức khoẻ dài hạn của trẻ. Khi bố lớn tuổi cũng làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non. Tỷ lệ sinh non trước 32 tuần khi có con ở độ tuổi 40 – 44 tăng cao khi so với độ tuổi 25 – 29, tỷ lệ sẩy thai cũng nằm trong khuynh hướng này.
Các nhà nghiên cứu bắt đầu nhận thấy mối liên quan giữa sức khoẻ tâm thần của những trẻ được sinh ra khi bố lớn tuổi có thể gặp nhiều vấn đề. Một nghiên cứu lớn ở Đan Mạch trong khoảng thời gian 51 năm trên gần 3 triệu trẻ em đã xác định được con của những ông bố từ 45 tuổi trở lên tăng 34% nguy cơ mắc bệnh về tâm thần so với con của những ông bố từ 25 đến 29. Một nghiên cứu tương tự Thụy Điển cho thấy con tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD), rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn tâm thần, rối loạn lưỡng cực, cố gắng tự tử, lạm dụng chất kích thích và trình độ học vấn thấp ở con cái sinh ra từ những ông bố từ 45 tuổi trở lên so với những ông bố độ tuổi 20-24. Riêng mối liên hệ giữa bố lớn tuổi và rối loạn phổ tự kỷ là điều đáng chú ý nhất.
Thật ra, nuôi dưỡng con cái ngày nay không còn đơn thuần là nuôi ăn, nuôi mặc. Con trẻ cần được nuôi dưỡng cả tinh thần, sống trong yêu thương và gần gũi của cả bố và mẹ. Mơ ước con mình trở thành một người có trí tuệ, có đạo đức, có ước mơ và sống thật giá trị không thể thực hiện nếu phó mặc cho giáo dục từ nhà trường. Một người – bạn – bố đủ sức khoẻ, đủ am hiểu, đủ tình yêu thương đồng hành cùng con chắc hẳn sẽ khó dần theo tuổi tác. Ngày xưa, việc sinh con, nuôi dạy con cái gần như đặt lên vai người vợ, người mẹ, các anh chỉ việc lo những điều to lớn, vĩ đại ngoài kia, nhưng ngày nay thì không thể. “Hậu duệ” của các anh, người tiếp nối các anh luôn cần sự hiện diện của anh, cần anh thay tã, bế bồng, chăm sóc và chơi đùa. Những việc “to lớn” này, một mình người mẹ không thể làm tốt bằng khi có sự trợ giúp của anh. Đồng ý, các anh còn nhiều việc vĩ mô hơn, đồng ý các anh gánh vác gia đình quá mệt mỏi nặng nề, nhưng đừng vì lý do đó mà muộn màng chuyện có con. Ai sinh ra trên đời này cũng có trách nhiệm làm cuộc sống tốt đẹp hơn, bất kể đàn ông hay đàn bà.
Thay vì “tậu trâu, cưới vợ, làm nhà”, mình có thể điều chỉnh mục tiêu “làm chút gì để lại cho thế hệ sau” – bằng những điều khác, mới mẻ hơn và rộng lớn hơn, ví dụ như những điều tôi đã từng đọc đâu đó “trồng một cái cây – viết một quyển sách – và…có một đứa con”