Sau cái chết vào tháng 3 năm 2018 của Sudan - con tê giác trắng phương bắc đực cuối cùng, trên trái đất chỉ còn lại con mẹ Najin và con gái Fatu, 2 cá thể cuối cùng của loài này còn sót lại trên thế giới. Vì thế một kế hoạch đã được thực hiện nhằm nỗ lực cứu loài tê giác này khỏi tuyệt chủng, bằng cách lấy trứng từ 2 con tê giác cái và thụ tinh nhân tạo bằng tinh trùng đông lạnh từ những cá thể đực đã chết để tạo ra phôi thai mới.
Bước đầu của kế hoạch đã thành công vào tháng 8 năm 2019 khi 2 phôi thai tê giác trắng phương bắc được tạo ra, tiếp đến vào tháng 12/2019, phôi thứ 3 được tạo thành công. Đến nay, nhóm nghiên cứu quốc tế đến từ Viện nghiên cứu Vườn thú và Động vật hoang dã Laibniz, công viên safari Dvůr Králové, khu động vật hoang dã Kenya và khu bảo tồn OI Pejeta, nơi Najin và Fatu đang sinh sống, đã thông báo rằng họ đã tạo thành công thêm 2 phôi thai khả thi hơn, nâng tổng số phôi thai tê giác lên 5. Điều này đồng nghĩa với việc tiếp theo là tìm kiếm cá thể tê giác trắng phương nam phù hợp để mang thai hộ và sinh con.
Đây được xem là bước tiến lớn trong kế hoạch giải cứu tê giác trắng phương bắc khỏi tuyệt chủng. Tê giác trắng phương bắc là một phân loài của loài tê giác trắng thường sinh sống tại một số quốc gia khu vực Đông và Trung Phi. Tuy nhiên do nạn săn trộm lan rộng cùng với ảnh hưởng từ các cuộc nội chiến kéo dài đã khiến quần thể loài tê giác bị suy giảm mạnh và có nguy cơ tuyệt chủng. Hiện nay về cơ bản, loài tê giác này được xem như đã tuyệt chủng về mặt chức năng. 2 cá thể Najin và Fatu thuộc sở hữu của công viên Safari Dvůr Králové ở Cộng hoà Czech nhưng đang sinh sống tại khu bảo tồn OI Pejeta ở Kenya, nơi chúng là hai trong số những loài động vật tại đây được hưởng chế độ chăm sóc và bảo vệ tốt nhất thế giới.
Ba phôi thai đầu tiên được tạo ra bằng phương pháp thu thập tế bào trứng chưa trưởng thành từ Najin và Fatu vào năm 2019, sau đó được thụ tinh nhân tạo với tinh trùng đông lạnh từ 2 con đực cuối cùng là Suni (chết năm 2014) và Sudan (chết năm 2018). Kế hoạch thu thêm trứng đã bị tạm dừng vào năm ngoái do sự xuất hiện của đại dịch. Tuy nhiên, đến giữa tháng 12/2020, các nhà nghiên cứu đã khởi động lại và lấy thêm tế bào trứng. Ngay lập tức số trứng này đã được vận chuyển từ Kenya đến phòng thí nghiệm Avantea ở Ý để thụ tinh với tinh trùng của Suni, sau đó được bảo quản đông lạnh. Đến nay, 5 phôi thai được lưu trữ trong nitơ lỏng và sẵn sàng để tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm. Sau đó sẽ được chuẩn bị để cấy vào phôi thai của con tê giác cái phương nam.
Được biết, một con tê giác đực phương nam có tên Ouwan đã được chuyển từ khu bảo tồn động vật hoang dã Lewa ở miền bắc Kenya tới khu bảo tồn OI Pejeta vào tháng 11/2020. Ouwan đã được triệt sản để đảm bảo bầy tê giác cái không mang thai với nó và được dùng với mục đích để theo dõi con tê giác cái nào đã sẵn sàng đề thụ tinh. Và khi đã tìm thấy con cái sẵn sàng, bước tiếp theo của kế hoạch sẽ được thực hiện và đến khi đó, chúng ta sẽ biết liệu kế hoạch này có thành công hay không.
Theo IFL Science
Bước đầu của kế hoạch đã thành công vào tháng 8 năm 2019 khi 2 phôi thai tê giác trắng phương bắc được tạo ra, tiếp đến vào tháng 12/2019, phôi thứ 3 được tạo thành công. Đến nay, nhóm nghiên cứu quốc tế đến từ Viện nghiên cứu Vườn thú và Động vật hoang dã Laibniz, công viên safari Dvůr Králové, khu động vật hoang dã Kenya và khu bảo tồn OI Pejeta, nơi Najin và Fatu đang sinh sống, đã thông báo rằng họ đã tạo thành công thêm 2 phôi thai khả thi hơn, nâng tổng số phôi thai tê giác lên 5. Điều này đồng nghĩa với việc tiếp theo là tìm kiếm cá thể tê giác trắng phương nam phù hợp để mang thai hộ và sinh con.
Đây được xem là bước tiến lớn trong kế hoạch giải cứu tê giác trắng phương bắc khỏi tuyệt chủng. Tê giác trắng phương bắc là một phân loài của loài tê giác trắng thường sinh sống tại một số quốc gia khu vực Đông và Trung Phi. Tuy nhiên do nạn săn trộm lan rộng cùng với ảnh hưởng từ các cuộc nội chiến kéo dài đã khiến quần thể loài tê giác bị suy giảm mạnh và có nguy cơ tuyệt chủng. Hiện nay về cơ bản, loài tê giác này được xem như đã tuyệt chủng về mặt chức năng. 2 cá thể Najin và Fatu thuộc sở hữu của công viên Safari Dvůr Králové ở Cộng hoà Czech nhưng đang sinh sống tại khu bảo tồn OI Pejeta ở Kenya, nơi chúng là hai trong số những loài động vật tại đây được hưởng chế độ chăm sóc và bảo vệ tốt nhất thế giới.
Ba phôi thai đầu tiên được tạo ra bằng phương pháp thu thập tế bào trứng chưa trưởng thành từ Najin và Fatu vào năm 2019, sau đó được thụ tinh nhân tạo với tinh trùng đông lạnh từ 2 con đực cuối cùng là Suni (chết năm 2014) và Sudan (chết năm 2018). Kế hoạch thu thêm trứng đã bị tạm dừng vào năm ngoái do sự xuất hiện của đại dịch. Tuy nhiên, đến giữa tháng 12/2020, các nhà nghiên cứu đã khởi động lại và lấy thêm tế bào trứng. Ngay lập tức số trứng này đã được vận chuyển từ Kenya đến phòng thí nghiệm Avantea ở Ý để thụ tinh với tinh trùng của Suni, sau đó được bảo quản đông lạnh. Đến nay, 5 phôi thai được lưu trữ trong nitơ lỏng và sẵn sàng để tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm. Sau đó sẽ được chuẩn bị để cấy vào phôi thai của con tê giác cái phương nam.
Được biết, một con tê giác đực phương nam có tên Ouwan đã được chuyển từ khu bảo tồn động vật hoang dã Lewa ở miền bắc Kenya tới khu bảo tồn OI Pejeta vào tháng 11/2020. Ouwan đã được triệt sản để đảm bảo bầy tê giác cái không mang thai với nó và được dùng với mục đích để theo dõi con tê giác cái nào đã sẵn sàng đề thụ tinh. Và khi đã tìm thấy con cái sẵn sàng, bước tiếp theo của kế hoạch sẽ được thực hiện và đến khi đó, chúng ta sẽ biết liệu kế hoạch này có thành công hay không.
Theo IFL Science