Tế bào gốc có thể tái tạo cơ tim bị tổn thương, mở ra hướng điều trị mới cho người thiếu máu cơ tim

10/6/2023 2:7Phản hồi: 6
Tế bào gốc có thể tái tạo cơ tim bị tổn thương, mở ra hướng điều trị mới cho người thiếu máu cơ tim
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành cấy tế bào gốc vạn năng vào cơ tim đã bị tổn thương của những con lợn. Tin vui là họ nhận thấy có nhiều tiến triển tốt trong việc cơ thể đã sữa chữa những phần cơ tim bị tổn thương và cải thiện được chức năng làm việc. Nghiên cứu này có thể mang lại một phương pháp điều trị mới để tái tạo cơ tim bị tổn thương do thiếu oxy.

Thiếu máu cơ tim xảy ra khi cơ tim không nhận đủ lượng oxy cần thiết. Nếu không được điều trị kịp thời, thiếu máu cục bộ có thể gây tổn thương không thể phục hồi được và gây suy tim, ảnh hưởng đến khả năng bơm máu của tim. Nguyên nhân chính của thiếu máu cơ tim là do tắc nghẽn động mạch, thường có nguyên nhân là sự tích tụ của các mảng xơ vữa. Nếu một động mạch bị tắc hoàn toàn bởi xơ vữa, nó có thể gây ra những cơn đau tim hoặc nhồi máu cơ tim.

Các nghiên cứu trước đây cũng đã từng tìm cách đảo ngược tổn thương cơ tim do thiếu máu cục bộ, bao gồm việc cấy ghép tế bào gốc vạn năng của con người (hPSCs). Đây là những tế bào chưa hoàn thiện có khả năng tự phục hồi bằng cách phân chia và biểu bào thành các nhóm tế bào cơ bản cần thiết để tạo nên các bộ phận trong cơ thể con người. Chúng có thể được sử dụng để tạo ra bất kỳ loại tế bào hoặc mô nào cần thiết.

Trong nghiên cứu tiền lâm sàng, các nhà nghiên cứu tại Trường Y thuộc Đại học Duke - Singapore (Duke-NUS) đã phát triển tế bào tiền thân của cơ tim từ hPSCs trong phòng thí nghiệm. Họ đã sử dụng laminin, một loại protein có vai trò chỉ đạo quá trình phát triển của một số loại tế bào mô, để tạo ra các tế bào tiền thân trên lớp laminin được tìm thấy trong tim.

Khoảng 200 triệu tế bào tiền thân 11 ngày tuổi đã được tiêm vào cơ tim bị tổn thương của lợn. Các tế bào này nhanh chóng tự tổ chức trong mô bị tổn thương, tạo thành mảnh ghép cơ tim và tiếp tục phát triển.


Lynn Yap, tác giả chính của nghiên cứu, nói: “Chỉ sau 4 tuần tiêm, quá trình cấy ghép diễn ra nhanh chóng, cho thấy cơ thể chấp nhận tế bào gốc được cấy ghép. Chúng tôi cũng quan sát thấy sự phát triển của mô tim mới và có sự cải thiện chức năng, cho thấy phương pháp của chúng tôi có tiềm năng phát triển thành một phương pháp điều trị tế bào hiệu quả và an toàn.” Các nhà nghiên cứu cũng đã ghi nhận sự cải thiện đáng kể trong khả năng bơm máu của tim và giảm kích thước vùng tổn thương do thiếu máu cục bộ.

heart-muscle.jpg

Trước đây, các nghiên cứu đã ghi nhận rằng việc cấy ghép các tế bào cơ tim đã bắt đầu đập có thể gây ra rối loạn nhịp tim và dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng các tế bào đã trưởng thành và đã bắt đầu đập (thực hiện chức năng của một tế bào tim) trước khi được cấy ghép. Sử dụng các tế bào tim chưa bao giờ co bóp có thể làm giảm một nửa tỷ lệ rối loạn nhịp tim. Nếu rối loạn nhịp tim xảy ra, nó chỉ là tạm thời và tự khỏi trong khoảng 30 ngày. Ngoài ra, các tế bào cấy ghép không gây ra sự hình thành khối u, một mối quan ngại khác liên quan đến việc sử dụng tế bào gốc trong liệu pháp.

Các nhà nghiên cứu cho biết phương pháp của họ có thể dễ dàng và an toàn tái tạo cơ tim bị tổn thương bằng cách sử dụng laminin để phát triển tế bào gốc. Enrico Petretto, một trong các tác giả của nghiên cứu, nói: "Để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, điều quan trọng là phải có các phương pháp dựa trên tế bào mà có hiệu quả và kết quả có thể lặp lại được. Chúng tôi đã chứng minh qua phân tích biểu hiện gen và phân tử mở rộng rằng giao thức dựa trên laminin của chúng tôi để tạo ra các tế bào chức năng để điều trị bệnh tim có khả năng tái tạo cao."



Kết quả hứa hẹn của nghiên cứu này có thể dẫn đến phương pháp điều trị có thể tái tạo cơ tim bị tổn thương do thiếu máu cục bộ. Nếu tiếp tục phát triển, phương pháp này có thể mang lại cơ hội phục hồi cho các bệnh nhân suy tim và có tác động lớn trong lĩnh vực tái tạo tim mạch bằng cách cung cấp một giao thức đã được thử nghiệm và có thể phục hồi cơ tim bị tổn thương đồng thời giảm nguy cơ tác dụng phụ không mong muốn.

Tham khảo Nature
6 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

nhocchon
ĐẠI BÀNG
10 tháng
Nguồn bài báo và cả bài nghiên cứu (report) đi bạn!

Những bài như thế này sẽ có các câu hỏi:

- So sánh giữa tim nhồi máu có tiêm tbg và không tiêm tbg khác nhau như thế nào: giữa phục hồi cao hơn 1% và 99% là rất xa nhau.
- Nguy cơ gây thêm tổn thương khi dùng kim tiêm tiêm số lượng tbg vào vị trí tổn thương.
-...
@nhocchon Hihi cám ơn bạn nhắc. Mình quên mất. Mình đã bổ sung bài gốc từ nature
liệu pháp liệu có giúp đỡ cải thiện chức năng tim của người lớn tuổi k nhỉ
@whatwhenwhere Cơ thể nó ko riêng lẻ mà nhất quán nếu già rồi thì cải thiện đi nữa sức khỏe nó lên theo cũng khó
Vấn đề lớn nhất của tái tưới máu, tái lập tế bào cơ tim là rối loạn nhịp. Các chất viêm, chất hoại tử từ tế bào cơ tim đã chết phóng thích sang các tế bào sống lân cận có thể gây rung thất, ngưng tim.
Nếu khoa học có thể tách từng tế bào chết loại ra và thay tế bào mới hoàn toàn vào chỗ đó thì cũng ổn đấy. Nhưng lý thuyết nói thì dễ, ráp vào thực tế trên người thì chắc 50 năm nữa vẫn nằm trên lý thuyết. Không thiếu trường hợp PCI thành công sau đó cũng bị loạn nhịp dai dẳng, suy tim, block nhĩ thất, block nhiều nhánh , phải gắn máy tạo nhịp - khử rung tự động vĩnh viễn.
Hôm éo nào cũng đau tim khi con ngan già đi qua hoăc dừng lại ở những nơi ngóc ngách tưởng chừng vô hại, tỉ như cột chân sofa, tủ máy ảnh, ... mà có sao đâu? Cơ tim sau từng ấy năm luyện tập giờ cũng hẳn 6 múi, ơ kìa

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019