Có lẽ với chúng ta các thiết bị giải trí TV không còn trở nên quá xa lạ. Trong khoảng vài năm trở lại đây, thị trường này tại Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ.
Khởi đầu là những ông lớn như Samsung, LG, Sony, Panasonic. Cùng các Smart TV hay Internet TV với giá thành khá “chát” cũng như chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Hiện trên thị trường một chiếc TV loại này có giá rẻ nhất là 13 triệu đồng và mức giá trung bình là từ 20 đến 40 triệu. Smart TV nhìn chung đem đến cho khách hàng khá nhiều tiện ích như xem phim trực tuyến, lướt facebook, đọc báo, và hệ quả của việc này là sự rối rắm trong cách sử dụng.
http://www.vp9.tv/wp-content/uploads/2014/03/f8500-006-left-angle-55-degree-black-copy.jpg
Với một người dùng phổ thông sẽ không phải là chuyện dễ dàng để có thể làm quen với một chiếc Smart TV. Hơn nữa để xem được truyền hình trực tuyến với chất lượng HD, thiết bị cũng cần được kết nối với đường truyền tốc độ tương ứng (trên 10 Mbs). Tuy nhiên những Smart TV vẫn có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường bởi chất lượng hình ảnh tuyệt vời của mình hơn là những tính năng khiến nó trở nên “Smart”.
Bên cạnh đó, để khắc phục những nhược điểm trên của Smart TV, các sản phẩm TV box ra đời. Có thể kể đến trong số này là Apple TV của Apple, Nexus Q của Google, những thiết bị trong nước như Smart box của VNPT, ZTV của VTC hay các sản phẩm set-top-box của Viettel, VTV. Có giá thành chỉ từ 2 đến 3 triệu đồng cho một sản phẩm, các thiết bị này có thể giúp các TV thông thường trở thành một máy tính bảng với TV là màn hình. Các thiết bị này có giao diện dễ sử dụng hơn với người dùng, có thể cài thêm các ứng dụng từ bên ngoài cũng như hỗ trợ tốt hơn cho các thiết bị ngoại vi như hệ thống âm thanh, dàn karaoke. Do được các ông lớn chống lưng nên những sản phẩm này được hỗ trợ rất mạnh từ nội dung, kho ứng dụng đến hạ tầng mạng. Tuy nhiên nhược điểm của những thiết bị này là vẫn đòi hỏi 1 đường truyền lớn, kho ứng dụng mở rộng chưa phong phú hay còn một vài điểm chưa hợp lý trong khi sử dụng như phải dùng các nút mũi tên trên điều khiển để di chuyển chuột hoặc dùng chuột Bluetooth, giao diện chưa thực sự thân thiện.
Được biết hiện nay đang có một doanh nghiệp trong nước đi tiên phong trong lĩnh vực này với công nghệ mới giúp nén video và audio tốt hơn rất nhiều, nhờ đó cải thiện được việc truyền tín hiệu giúp người dùng có thể xem được truyền hình chất lượng HD với những đường truyền thông thường đó là VP9 hướng đến đối tượng khách hàng là những hộ gia đình và trong tương lai là cả các quán karaoke. Mặc dù có thể cài thêm các ứng dụng từ Google Play như những thiết bị Android thông thường nhưng VP9 vẫn đang phát triển kho ứng dụng và nội dung riêng của mình. Cùng với công nghệ giả lập con trỏ bằng điều khiển (trỏ vào màn hình) khá tốt, việc sử dụng cũng trở nên thân thiện hơn. Tuy nhiên vì bộ thiết bị không bao gồm bàn phím nên người dùng sẽ gặp phải khó khăn khi muốn đánh một đoạn văn bản do buộc phải dùng điều khiển trỏ vào từng nút trên bàn phím ảo. May mắn là nhà cung cấp cũng bán thêm những thiết bị ngoại vi khác nhưbàn phím, webcam, micro … Bên cạnh đó sản phẩm mới chỉ hỗ trợ video chất lượng 720p.Set-top-boxnày hiện đang trong giai đoạn dùng thử. Có lẽ trong tương lai, đây sẽ là đối thủ đáng gờm của các thiết bị tương tự đến từ VNPT, VTV hay VTC.
Cũng không thể không kể đến những thiết bị Android Stick nhập khẩu từ Trung Quốc đang ồ ạt tràn vào Viêt Nam trong khoảng 2 năm trở lại đây. Đặc điểm chung của những thiết bị này tương tự như TV Box nhưng rẻ hơn và dễ dàng lắp đặt. Tuy nhiên còn nhiều phản hồi chưa tốt về chất lượng của những thiết bị “made in China” này. Gần đây hãng Sony đã ra mắt Smart Stick – Một thiết bị Android Stick chuyên hỗ trợ các Smart TV của Sony. Về phần cứng, thiết bị có chất lượng hoàn thiện khá tốt. Chiếc stick này được cung cấp cùng một điều khiển kiêm bàn phím và touch pad. Tuy nhiên chiếc touch pad và bàn phím này làm việc chưa thể đạt được hiệu quả như trên smartphone hay tablet. Mặt khác, về phần mềm, do Google Play nhận diện đây là thiết bị dành cho TV nên chỉ có thể cài các ứng dụng dành riêng cho TV trong khi số lượng ứng dụng này còn khá hạn chế. Ở thời điểm hiện tại chúng ta buộc phải hài lòng với một vài phần mềm cơ bản được cài sẵn bên trong Smart Stick như Youtube, Chrome, Flipboard và một vài trò chơi đơn giản.
Nhìn chung Việt Nam đang trở thành một thị trường hấp dẫn cho các sản phầm giải trí qua TV. Với lượng người dùng TV phổ thông lớn cùng giá thành thiết bị phải chăng, trong một vài năm tới, chúng ta sẽ chứng kiến sự phát triển bùng nổ của các sản phẩm này.
Trích:Tech In Asia
Khởi đầu là những ông lớn như Samsung, LG, Sony, Panasonic. Cùng các Smart TV hay Internet TV với giá thành khá “chát” cũng như chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Hiện trên thị trường một chiếc TV loại này có giá rẻ nhất là 13 triệu đồng và mức giá trung bình là từ 20 đến 40 triệu. Smart TV nhìn chung đem đến cho khách hàng khá nhiều tiện ích như xem phim trực tuyến, lướt facebook, đọc báo, và hệ quả của việc này là sự rối rắm trong cách sử dụng.
http://www.vp9.tv/wp-content/uploads/2014/03/f8500-006-left-angle-55-degree-black-copy.jpg
Với một người dùng phổ thông sẽ không phải là chuyện dễ dàng để có thể làm quen với một chiếc Smart TV. Hơn nữa để xem được truyền hình trực tuyến với chất lượng HD, thiết bị cũng cần được kết nối với đường truyền tốc độ tương ứng (trên 10 Mbs). Tuy nhiên những Smart TV vẫn có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường bởi chất lượng hình ảnh tuyệt vời của mình hơn là những tính năng khiến nó trở nên “Smart”.
Bên cạnh đó, để khắc phục những nhược điểm trên của Smart TV, các sản phẩm TV box ra đời. Có thể kể đến trong số này là Apple TV của Apple, Nexus Q của Google, những thiết bị trong nước như Smart box của VNPT, ZTV của VTC hay các sản phẩm set-top-box của Viettel, VTV. Có giá thành chỉ từ 2 đến 3 triệu đồng cho một sản phẩm, các thiết bị này có thể giúp các TV thông thường trở thành một máy tính bảng với TV là màn hình. Các thiết bị này có giao diện dễ sử dụng hơn với người dùng, có thể cài thêm các ứng dụng từ bên ngoài cũng như hỗ trợ tốt hơn cho các thiết bị ngoại vi như hệ thống âm thanh, dàn karaoke. Do được các ông lớn chống lưng nên những sản phẩm này được hỗ trợ rất mạnh từ nội dung, kho ứng dụng đến hạ tầng mạng. Tuy nhiên nhược điểm của những thiết bị này là vẫn đòi hỏi 1 đường truyền lớn, kho ứng dụng mở rộng chưa phong phú hay còn một vài điểm chưa hợp lý trong khi sử dụng như phải dùng các nút mũi tên trên điều khiển để di chuyển chuột hoặc dùng chuột Bluetooth, giao diện chưa thực sự thân thiện.
Được biết hiện nay đang có một doanh nghiệp trong nước đi tiên phong trong lĩnh vực này với công nghệ mới giúp nén video và audio tốt hơn rất nhiều, nhờ đó cải thiện được việc truyền tín hiệu giúp người dùng có thể xem được truyền hình chất lượng HD với những đường truyền thông thường đó là VP9 hướng đến đối tượng khách hàng là những hộ gia đình và trong tương lai là cả các quán karaoke. Mặc dù có thể cài thêm các ứng dụng từ Google Play như những thiết bị Android thông thường nhưng VP9 vẫn đang phát triển kho ứng dụng và nội dung riêng của mình. Cùng với công nghệ giả lập con trỏ bằng điều khiển (trỏ vào màn hình) khá tốt, việc sử dụng cũng trở nên thân thiện hơn. Tuy nhiên vì bộ thiết bị không bao gồm bàn phím nên người dùng sẽ gặp phải khó khăn khi muốn đánh một đoạn văn bản do buộc phải dùng điều khiển trỏ vào từng nút trên bàn phím ảo. May mắn là nhà cung cấp cũng bán thêm những thiết bị ngoại vi khác nhưbàn phím, webcam, micro … Bên cạnh đó sản phẩm mới chỉ hỗ trợ video chất lượng 720p.Set-top-boxnày hiện đang trong giai đoạn dùng thử. Có lẽ trong tương lai, đây sẽ là đối thủ đáng gờm của các thiết bị tương tự đến từ VNPT, VTV hay VTC.
Cũng không thể không kể đến những thiết bị Android Stick nhập khẩu từ Trung Quốc đang ồ ạt tràn vào Viêt Nam trong khoảng 2 năm trở lại đây. Đặc điểm chung của những thiết bị này tương tự như TV Box nhưng rẻ hơn và dễ dàng lắp đặt. Tuy nhiên còn nhiều phản hồi chưa tốt về chất lượng của những thiết bị “made in China” này. Gần đây hãng Sony đã ra mắt Smart Stick – Một thiết bị Android Stick chuyên hỗ trợ các Smart TV của Sony. Về phần cứng, thiết bị có chất lượng hoàn thiện khá tốt. Chiếc stick này được cung cấp cùng một điều khiển kiêm bàn phím và touch pad. Tuy nhiên chiếc touch pad và bàn phím này làm việc chưa thể đạt được hiệu quả như trên smartphone hay tablet. Mặt khác, về phần mềm, do Google Play nhận diện đây là thiết bị dành cho TV nên chỉ có thể cài các ứng dụng dành riêng cho TV trong khi số lượng ứng dụng này còn khá hạn chế. Ở thời điểm hiện tại chúng ta buộc phải hài lòng với một vài phần mềm cơ bản được cài sẵn bên trong Smart Stick như Youtube, Chrome, Flipboard và một vài trò chơi đơn giản.
Nhìn chung Việt Nam đang trở thành một thị trường hấp dẫn cho các sản phầm giải trí qua TV. Với lượng người dùng TV phổ thông lớn cùng giá thành thiết bị phải chăng, trong một vài năm tới, chúng ta sẽ chứng kiến sự phát triển bùng nổ của các sản phẩm này.
Trích:Tech In Asia