Vị thẩm phán người Mỹ Richard Posner, người đã ra phán quyết bác bỏ vụ kiện lớn của Apple nhằm vào Motorola (một hãng sản xuất ĐTDĐ nay đã thuộc quyền sở hữu của Google) là một người vốn không ưa những bằng sáng chế phần mềm và cái cách mà các công ty sở hữu đang lạm dụng chúng.
Motorola nay đã thuộc quyền sở hữu của Google và là một đối thủ nguy hiểm của Apple.
Trao đổi với phóng viên Reuters trong một cuộc phỏng vấn, ông đã không ngần ngại đưa ra một sự so sánh:“Điều này làm tôi liên tưởng đến những khu rừng rậm, nơi mà các loài thú sử dụng tất cả những vũ khí tự nhiên mà chúng có được từ khi sinh ra, cả răng cả móng vuốt, để đạt được mục đích của mình”.
Posner là một thẩm phán hiếm có. Ông không những rất sẵn sàng trả lời các cuộc phỏng vấn, mà qua đó, ông còn tỏ rõ quan điểm chống lại việc cấp các bằng sáng chế. Bởi theo quan điểm của ông thì trong hầu hết các ngành công nghiệp sản xuất, những bằng sáng chế thường "có hại nhiều hơn là có lợi".
Bằng cách bác bỏ hồ sơ vụ án và hủy vụ xét xử, thẩm phán Posner đã chấm dứt vụ kiện tụng giữa Apple và Motorola. Ông bày tỏ: “Số lượng các bằng sáng chế được cấp phép đang ngày một nhiều lên và trở thành một vấn đề gây ra nhiều rắc rối”. Ông cũng cho rằng khách hàng chính là những người chịu thiệt thòi nhiều nhất khi bất kỳ một sản phẩm nào đó vướng vào kiện tụng do vi phạm bằng sáng chế, dù rằng vi phạm đó có thể chỉ nằm một chi tiết rất nhỏ trong sản phẩm. Tuy nhiên, các hãng công nghệ có thể sẵn sàng "đào bới" nó lên để gây bất lợi cho các đối thủ của mình.
Thẩm phán Richard A.Posner chán nản bảo các công ty công nghệ là "những con thú".
Nhưng thật tệ là những thẩm phán khác lại không có cùng quan điềm với Posner. Tuần trước, bà Lucy Koh - Thẩm phán tòa án San Jose, bang California – đã chấp thuận yêu cầu của Apple và ra lệnh cấm hãng Samsung - "kẻ thù" trực tiếp lớn nhất của Apple tại thời điểm này trong lĩnh vực smartphone. Lệnh cấm này được áp dụng nhằm cấm bán sản phẩm tablet Galaxy Tab 10.1 tại thị trường Mỹ. Tuy nhiên, lệnh cấm này lại không được áp dụng đối với sản phẩm "đàn em" là Galaxy Tab 10.1 II.
Nói đúng ra thì Quốc hội Mỹ nên thông qua những đạo luật khắt khe hơn trong việc cấp bằng sáng chế để các công ty không thể tiếp tục lợi dụng chúng mà kiện cáo nhau rùm beng như hiện nay. Nhưng có lẽ điều này sẽ còn rất lâu mới trở thành sự thực và khách hàng vẫn phải tiếp tục "nơm nớp lo sợ", không biết sản phẩm yêu thích nào của mình sẽ là "nạn nhân xấu số" tiếp theo.
Tham khảo: BusinessInsider
Theo Genk
Motorola nay đã thuộc quyền sở hữu của Google và là một đối thủ nguy hiểm của Apple.
Trao đổi với phóng viên Reuters trong một cuộc phỏng vấn, ông đã không ngần ngại đưa ra một sự so sánh:“Điều này làm tôi liên tưởng đến những khu rừng rậm, nơi mà các loài thú sử dụng tất cả những vũ khí tự nhiên mà chúng có được từ khi sinh ra, cả răng cả móng vuốt, để đạt được mục đích của mình”.
Posner là một thẩm phán hiếm có. Ông không những rất sẵn sàng trả lời các cuộc phỏng vấn, mà qua đó, ông còn tỏ rõ quan điểm chống lại việc cấp các bằng sáng chế. Bởi theo quan điểm của ông thì trong hầu hết các ngành công nghiệp sản xuất, những bằng sáng chế thường "có hại nhiều hơn là có lợi".
Bằng cách bác bỏ hồ sơ vụ án và hủy vụ xét xử, thẩm phán Posner đã chấm dứt vụ kiện tụng giữa Apple và Motorola. Ông bày tỏ: “Số lượng các bằng sáng chế được cấp phép đang ngày một nhiều lên và trở thành một vấn đề gây ra nhiều rắc rối”. Ông cũng cho rằng khách hàng chính là những người chịu thiệt thòi nhiều nhất khi bất kỳ một sản phẩm nào đó vướng vào kiện tụng do vi phạm bằng sáng chế, dù rằng vi phạm đó có thể chỉ nằm một chi tiết rất nhỏ trong sản phẩm. Tuy nhiên, các hãng công nghệ có thể sẵn sàng "đào bới" nó lên để gây bất lợi cho các đối thủ của mình.
Thẩm phán Richard A.Posner chán nản bảo các công ty công nghệ là "những con thú".
Nhưng thật tệ là những thẩm phán khác lại không có cùng quan điềm với Posner. Tuần trước, bà Lucy Koh - Thẩm phán tòa án San Jose, bang California – đã chấp thuận yêu cầu của Apple và ra lệnh cấm hãng Samsung - "kẻ thù" trực tiếp lớn nhất của Apple tại thời điểm này trong lĩnh vực smartphone. Lệnh cấm này được áp dụng nhằm cấm bán sản phẩm tablet Galaxy Tab 10.1 tại thị trường Mỹ. Tuy nhiên, lệnh cấm này lại không được áp dụng đối với sản phẩm "đàn em" là Galaxy Tab 10.1 II.
Nói đúng ra thì Quốc hội Mỹ nên thông qua những đạo luật khắt khe hơn trong việc cấp bằng sáng chế để các công ty không thể tiếp tục lợi dụng chúng mà kiện cáo nhau rùm beng như hiện nay. Nhưng có lẽ điều này sẽ còn rất lâu mới trở thành sự thực và khách hàng vẫn phải tiếp tục "nơm nớp lo sợ", không biết sản phẩm yêu thích nào của mình sẽ là "nạn nhân xấu số" tiếp theo.
Tham khảo: BusinessInsider
Theo Genk