TTBC2024

TTBC2024


Thế giới đang đối mặt với khủng hoảng cát

Lê Q Khánh
4/5/2022 12:8Phản hồi: 64
Thế giới đang đối mặt với khủng hoảng cát
Thế giới đang chứng kiến một cuộc khủng hoảng nữa. Lần này, thiếu cát. Mỗi năm, thế giới sử dụng 50 tỷ tấn cát.

Cát là vật liệu cứng được khai thác nhiều nhất trên thế giới, và là tài nguyên được sử dụng nhiều thứ hai, chỉ sau nước. Việc khai thác và sử dụng cát không được quản lý và điều tiết làm cho việc thiếu cát ngày càng trở nên trầm trọng hơn bao giờ hết.

Tuần trước, Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc (United Nations Environment Programme (UNEP)) đưa ra một báo cáo mới với những khuyến nghị để ngăn ngừa khủng hoảng cát. Báo cáo này là bước tiếp theo của báo cáo nhận thức của UNEP vào năm 2019 khi đó họ nói rằng khủng hoảng cát đã bị “ngó lơ”. Báo cáo cũng đưa ra 10 khuyến nghị để có thể xoay chuyển tình huống về khủng hoảng cát hiện nay.

“Để đạt được phát triển bền vững, chúng ta cần thay đổi triệt để cách chúng ta chế tạo, xây dựng và sử dụng sản phẩm, cơ sở vật chất, và dịch vụ,” Pascal Peduzzi, điều phối viên của UNEP về báo cáo này cho hay. “Nguồn tài nguyên cát của chúng ta không phải là vô tận, và chúng ta cần sử dụng chúng một cách khôn ngoan. Nếu chúng ta có thể nắm vững cách quản lý loại vật liệu này, chúng ta có thể ngăn chặn một cuộc khủng hoảng và hướng đến một nền kinh tế khép kín.”

IMG_4448.jpg

Cát hiện diện khắp mọi nơi: dưới chân ta đi là cát, nhà ta ở được làm một phần từ cát, điện thoại ta xài cũng có thành phần là cát. Nhu cầu về cát của thế giới đã bắt đầu khiến lòng sông và các bãi biển trở nên trơ trụi. Một báo cáo NPR năm 2017 thậm chí còn cho biết loài người đang chặt phá rừng và đất nông nghiệp chỉ để lấy thêm cát. Xuất hiện tự nhiên trong hàng nghìn năm — nếu không muốn nói là hàng trăm nghìn năm, hầu hết cát bắt nguồn từ núi và hình thành khi các con sông đưa nó xuống hạ lưu về phía đại dương. Nhưng cát không chỉ làm những người đi biển cảm thấy vui vẻ mà còn cả những người làm ngành xây dựng. Cát đóng một vai trò môi trường quan trọng; nó là một yếu tố chính trong việc bảo vệ khỏi các đợt triều cường, đảm bảo môi trường sống tự nhiên lành mạnh cho nhiều loài, và bảo vệ chống lại xói mòn.

Khai thác cát là một hoạt động không được kiểm soát, vì vậy khi cát được kéo lên từ các khu vực nhạy cảm, nó sẽ làm suy yếu đa dạng sinh học và tạo ra các rủi ro môi trường có thể biến thành các mối đe dọa vật lý. UNEP muốn có một tiêu chuẩn quốc tế về khai thác cát từ môi trường biển và kêu gọi một cơ quan mang tính tập trung đứng ra theo dõi việc sử dụng cát trên toàn cầu đồng thời thúc đẩy việc sử dụng các vật liệu khác. Các chính phủ muốn thấy các dự án xây dựng không sử dụng cát và thay vào đó sử dụng đá nghiền, vật liệu xây dựng và phá dỡ tái chế, hoặc cát quặng (một phụ phẩm khai thác) - ba lựa chọn thay thế chính cho cát tự nhiên.

IMG_4442.jpg
IMG_4444.jpg
64 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Khủng hoảng là phải rồi. Ở Việt Nam mình bọn cát tặc hút hết cát lòng sông, giờ thì sạt lở, mất đất, dân lãnh đủ mà có xử lý nổi đâu
CellonC
CAO CẤP
3 năm
@ThanhDo Az mình hiểu
@CellonC ko cho khai thác lậu, vẫn cát đấy mà đem bán hay đấu thầu, thu được tiền cho ngân sách, tiền đó quay lại giúp đỡ bà con. còn khai thác lậu thì tiền chỉ chảy vào túi một số ít cá nhân, về bản chất nó khác nhau đó bạn, người có học sẽ nghĩ sâu xa hơn nữa , như vyậ mới mong thoát khỏi cảnh khổ, chứ cứ mãi cướp bóc với tham nhũng thì muôn đời vất vả
@HaiChin Nói đúng mà lại còn nói to. Muốn ra đảo à?!
Đề nghị qua Sahara gánh cát về xài 😁
@dinhbach đun thành thủy tinh rồi nghiền 😆. Nói chung chưa có công nghệ hữu hiệu (cả về công suất lẫn kinh tế thôi)
@nguyendanghung Biển còn nhiều cát hơn nhiều nhưng không dùng được
@tristan7684 thế cũng được nhưng đắt quá ai mua nổi
@tristan7684 cho nổ vài quả hạt nhân để đào 1 cái hố khổng lồ xuống lõi trái đất ở Sahara.
Đổ cát vô cho nó nung chảy rồi phun thủy tinh lên... =))
Hút cát đến độ cầu Mỹ Thuận đang bị đe doạ nghiêm trọng
tôi đề nghị 1 giải pháp nhân văn
OIP.jpg
@hipppo Có kiểu cướp mà vẫn hợp pháp kìa bạn ơi. Quan trọng nhất vẫn là đạo đức, luật pháp phải xây dựng trên đạo đức quan niệm về thiện ác.
@Thái Bình x Thái Bình Biến một nửa sinh vật vũ trụ thành cát là đcc rồi =))
@kl2991 "THAM" chưa bao giờ là đủ. Nên có x2 tài nguyên thì vẫn luôn luôn thiếu!
@✨Staaaaars N' Darkness bác đang nói đến mấy anh quấn khăn bấm kíp nổ à
thanhlambk
ĐẠI BÀNG
3 năm
hút cát biển xài thôi
@thanhlambk cát biển chứa muối sẽ ăn mòn kết cấu, muốn rửa thì lại tốn chi phí đấy bạn, và khai thác cũng không dễ
Căng nhỉ
Nhà đập đi xây lại, công trình mọc lên liên tục. Cát đéo nào ra lắm mà phục vụ cho nhu cầu con người mãi được. Mà lâu nay chả có đề tài nào nghiên cứu thay thế vật liệu cát cho ra hồn cả
Đi qua Quảng Bình sẽ gặp những đồi cát trắng muốt trên cánh đồng điện gió., Phê nhấc người
Nghe xong video này mình mới biết khủng hoảng cát nguy hiểm sao, và vì sao họ không lấy cát biển
@dinhcongtoan VN chảy máu cát qua Sin đầy, tụi nó bán suốt đấy thôi
@sontinh1911 Mình đăng video đó không phải nói vụ bán chui hay không, mình chỉ nói là cát quan trọng hơn mọi người vẫn nghĩ nhiều
"Phát minh " trải bạt thổi cát làm đường là "phát minh " phá hoại ,"đường chờ lún ,cầu chờ sập " treo bãng khắp nơi ....Nếu ai vào Đức Hoà ,Đức Huệ ,Vàm cỏ ...mấy đường đất đỏ người Tây làm gần trăm năm còn đó còn bây giờ đường làm vài năm là nát nhưng chi phí mắc nhất quả đất
tinh26886
ĐẠI BÀNG
3 năm
Đã là ...ặc thì chỉ có tiêm chứ làm sao lại tát ta???
Lên sao Hoả lấy cát về xài nhá, cái gì cũng phải cạn kiệt dưới bàn tay con người thui. Áhihi ýhaha
sangva
ĐẠI BÀNG
3 năm
thế đừng đào cát nữa là được 🙂
Làm nhớ tới Dune 😁
mình xin hiến cho thế giới 1 kế sách tiết kiệm cát: đừng cho xây nhà nữa., dùng bùn trộn rơm mà đắp vách
Không có giải pháp nào khả thi cho vấn đề này, khủng hoảng vẫn tiếp tục khủng hoảng!
Với tốc độ tiêu dùng như hiện nay. Mấy chục năm nữa rồi cái gì cũng thiếu
Không biết còn xuất cát sang Sing lấn biển không ta?
@Chuối hột cmc Ông anh rể mình đang điều mấy xà lan chuyên hút cát từ Malay qua Sing đây 😆, chứ chở từ VN thì xa quá hehe
@tristan7684 Trước đây có, chắc rục rịch mấy ông ks mon men tới.

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019