10 ngày nữa, The Legend of Zelda: Tears of the Kingdom mới chính thức phát hành trên Switch, và dựa vào sức hút của phần trước, Breath of the Wild, khá chắc đây sẽ là một trong những trò chơi được nhắc đến nhiều nhất trong năm nay. Nhưng rạng sáng nay ngày 2/5, trên những trang chia sẻ ROM lậu, đã có những đường link tải bản XCI cũng như NSP để chạy trên những phần mềm giả lập như Yuzu hay Ryujinx, cho phép chơi sớm tác phẩm này.
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2023/05/6416040_Tinhte_Zelda1.jpg)
Trên các diễn đàn và mạng xã hội, đã có người đăng hình chơi Tears of the Kingdom bằng Yuzu, dù tốc độ khung hình khá kém, đâu đó khoảng 20 FPS. Nhưng ngần đó cũng là quá đủ để biết được cốt truyện của game và chia sẻ chúng lên mạng internet rồi. Cũng vì lý do đó, dù mình rất mong đợi tác phẩm này, nhưng vẫn phải “chui vào hang cọp” để theo dõi thông tin và cảnh báo trước cho những anh em đang chờ đợi Tears of the Kingdom, để anh em cảnh giác trong những ngày tới, hãy xem mạng xã hội có chừng mực kẻo bị spoil, đến lúc được tận tay trải nghiệm tác phẩm sẽ không còn cảm giác háo hức nữa.
Trước ngày game chính thức ra mắt, những bản game vật lý dạng thẻ Nintendo Game Card đã được phân phối tới những cửa hàng bán game trên toàn thế giới. Giống như mọi lần một trò chơi bị leak trên sớm trên mạng internet, đây chính là nguồn gốc để tạo ra những bản ROM trích xuất trực tiếp từ thẻ game rồi tung lên mạng cho mọi người tải về. Thậm chí trên vài sàn thương mại điện tử như Mercari bên Nhật Bản, đã có người đăng bán thẻ game Tears of the Kingdom với giá vài trăm USD.
Trên Twitch, thậm chí đã có những người ngồi chơi Tears of the Kingdom, hoặc để kiếm subscriber, hoặc để phá niềm vui của những người khác. Những người như thế này đều nhanh chóng bị Twitch khóa tài khoản.
Có một điều chắc chắn, Nintendo sẽ truy cứu vụ này tới cùng, với toàn bộ sức mạnh pháp lý mà tập đoàn này nắm trong tay. Từ những người tiếp cận sớm với game, cho tới những người dump ROM ra file XCI và NSP đăng tải lên mạng, cho tới những cá nhân góp sức chia sẻ những link tải ROM đều sẽ bị điều tra khi Nintendo hợp tác với nhà chức trách nhiều nước.
Hồi tháng 2, Nintendo đã gửi trát hầu tòa yêu cầu Discord cung cấp thông tin cá nhân của những thành viên trên một server để lộ art book của Tears of the Kingdom. Đến tháng 4, những YouTuber chơi Breath of the Wild kèm những bản mod khiến game không giống như bản gốc cũng bị Nintendo sờ gáy. Gần đây nhất, một hacker có liên quan tới nhóm phát triển công cụ vượt rào hệ thống bảo vệ bản quyền game máy Switch chuẩn bị được ra tù, nhưng phải bồi thường cho Nintendo 10 triệu USD.
Đó là những động thái gần đây nhất của Nintendo để chứng minh cho anh em thấy sức mạnh của tập đoàn này khi nhắc đến câu chuyện pháp lý.
Thực tế thì game bom tấn của Nintendo bị leak trên mạng internet trước cả ngày phát hành không còn là chuyện lạ nữa. Năm 2017, Breath of the Wild cũng bị chia sẻ phiên bản trên Wii U trước ngày ra mắt. Còn những bản Pokemon mới thì có vẻ càng lúc bị leak càng sớm.
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2023/05/6416040_Tinhte_Zelda1.jpg)
Trên các diễn đàn và mạng xã hội, đã có người đăng hình chơi Tears of the Kingdom bằng Yuzu, dù tốc độ khung hình khá kém, đâu đó khoảng 20 FPS. Nhưng ngần đó cũng là quá đủ để biết được cốt truyện của game và chia sẻ chúng lên mạng internet rồi. Cũng vì lý do đó, dù mình rất mong đợi tác phẩm này, nhưng vẫn phải “chui vào hang cọp” để theo dõi thông tin và cảnh báo trước cho những anh em đang chờ đợi Tears of the Kingdom, để anh em cảnh giác trong những ngày tới, hãy xem mạng xã hội có chừng mực kẻo bị spoil, đến lúc được tận tay trải nghiệm tác phẩm sẽ không còn cảm giác háo hức nữa.
Trước ngày game chính thức ra mắt, những bản game vật lý dạng thẻ Nintendo Game Card đã được phân phối tới những cửa hàng bán game trên toàn thế giới. Giống như mọi lần một trò chơi bị leak trên sớm trên mạng internet, đây chính là nguồn gốc để tạo ra những bản ROM trích xuất trực tiếp từ thẻ game rồi tung lên mạng cho mọi người tải về. Thậm chí trên vài sàn thương mại điện tử như Mercari bên Nhật Bản, đã có người đăng bán thẻ game Tears of the Kingdom với giá vài trăm USD.
Trên Twitch, thậm chí đã có những người ngồi chơi Tears of the Kingdom, hoặc để kiếm subscriber, hoặc để phá niềm vui của những người khác. Những người như thế này đều nhanh chóng bị Twitch khóa tài khoản.
Có một điều chắc chắn, Nintendo sẽ truy cứu vụ này tới cùng, với toàn bộ sức mạnh pháp lý mà tập đoàn này nắm trong tay. Từ những người tiếp cận sớm với game, cho tới những người dump ROM ra file XCI và NSP đăng tải lên mạng, cho tới những cá nhân góp sức chia sẻ những link tải ROM đều sẽ bị điều tra khi Nintendo hợp tác với nhà chức trách nhiều nước.
Hồi tháng 2, Nintendo đã gửi trát hầu tòa yêu cầu Discord cung cấp thông tin cá nhân của những thành viên trên một server để lộ art book của Tears of the Kingdom. Đến tháng 4, những YouTuber chơi Breath of the Wild kèm những bản mod khiến game không giống như bản gốc cũng bị Nintendo sờ gáy. Gần đây nhất, một hacker có liên quan tới nhóm phát triển công cụ vượt rào hệ thống bảo vệ bản quyền game máy Switch chuẩn bị được ra tù, nhưng phải bồi thường cho Nintendo 10 triệu USD.
Đó là những động thái gần đây nhất của Nintendo để chứng minh cho anh em thấy sức mạnh của tập đoàn này khi nhắc đến câu chuyện pháp lý.
Thực tế thì game bom tấn của Nintendo bị leak trên mạng internet trước cả ngày phát hành không còn là chuyện lạ nữa. Năm 2017, Breath of the Wild cũng bị chia sẻ phiên bản trên Wii U trước ngày ra mắt. Còn những bản Pokemon mới thì có vẻ càng lúc bị leak càng sớm.