Thế nào là Hot pixels, Dead pixels và Stuck pixels ?

datcon_bkhn
7/12/2016 22:9Phản hồi: 2
Thế nào là Hot pixels, Dead pixels và Stuck pixels ?
Máy ảnh có nhiều điểm chết không?
Một câu hỏi mà nhiều người thường tìm hiểu và đặt ra trước khi kiểm tra mua máy ảnh.

Tham khảo trên mạng có nhiều bài viết, cũng như quan điểm không đồng nhất dẫn tới sự tham khảo của người mua bị lệch lạc cuối cùng dẫn tới hoang mang cho cho cả người bán, mua lần người dùng. Hôm nay mình xin viết bài được tham khảo từ trang photographylife.com (bài viết có phân tích trên cả trên màn hình LCD nhưng mình chỉ đề cập trên sensor ) để mọi người cùng tham khảo. Đem tới một cách nhìn, tham khảo về vấn đề này.

Dưới đây sẽ là cách nhận biết cũng như cách kiểm tra


1 ) Dead Pixels

dead pixel.jpg

Dead Pixels có màu đen, tối màu hoặc màu khác biệt so với các điểm lân cận
Dead Pixels vĩnh viễn không biến mất
  • Khái niệm và cách nhận biết : Đầu tiên là Dead Pixels hay còn gọi là điểm chết, đây là một điểm bị hỏng hoàn toàn trên cảm biến. Nó không biến mất và chỉ tăng nhiều hoặc ít theo thời gian. Điểm chết thường có màu đen, nhưng kể từ khi máy ảnh kỹ thuật số sử dụng cảm biến “Bayer Filter” thì điểm chết không còn hiển thị là màu đen nữa, lúc này việc xác định điểm chết là điểm có màu khác biệt hay có màu tối hơn so với các điểm lân cận
  • Cách kiểm tra : Chúng ra kiểm tra bằng cách chụp những tấm ảnh ở màu sắc khác khác nhau hay bằng cách chụp những vùng sáng như bầu trời, hay tấm giấy trắng chẳng hạn để làm lộ rõ màu của điểm chết, sau đó bắt đầu phân tích ở kích thước 100%, nếu bạn phát hiện điểm ảnh cùng một vị trí có màu sắc thay đổi, hoặc màu sắc bị tối hơn so với những điểm xung quanh thì đấy cũng có thể là điểm chết.
2) Stuck Pixels
Stuck Pixels.jpg
Stuck Pixels có màu đỏ, xanh lá cây, xanh nước biển hay màu sắc pha trộn của 3 màu này
Stuck Pixels có thể biến mất theo thời gian

  • Khái niệm và cách nhận biết : Stuck Pixels cũng giống Dead Pixels ở việc cùng là điểm ảnh có màu sắc không thay đổi ở 1 vị trí nhất định. Có điều Stuck Pixels có thể biến mất theo thời gian không giống Dead Pixels là vĩnh viễn. Stuck Pixels là những điểm có màu đỏ, xanh lá cây, xanh nước biển, hay một màu sắc kết hợp của 3 màu này.
  • Cách kiểm tra : Bạn cũng phân tích bức ảnh ở kích thước 100% để xác định được Stuck Pixels, bạn chụp nhiều tấm ảnh khác nhau ở ISO 100 hoặc 200 và bắt đầu phân tích ở kích thước 100%. Nếu bạn thấy một điểm màu luôn xuất hiện ở một vị trí thì đấy là Stuck Pixels. Việc cảm biến máy ảnh xuất hiện Stuck Pixels là việc rất bình thường.

3) Hot Pixels

Hot Pixels.jpg
Hot Pixels có màu sắc khác nhau xuất hiện khi sensor bị nóng hay ISO cao
  • Khái niệm và cách nhận biết : Không giống như Dead Pixels hay Stuck Pixels, Hot Pixels chỉ xuất hiện khi sensor bị nóng do quá trình phơi sáng lâu hay ISO bị nâng lên 400-800 chẳng hạn. Việc xuất hiện Hot Pixels là việc rất bình thường ngay cả với máy mới. Hot Pixels có lúc xuất hiện và có lúc biến mất phụ thuộc và nhiệt độ của cảm biến ( do phơi sáng ) hay những lúc đẩy ISO lên cao hay.
  • Cách kiểm tra : Đây chính là cách mà mình thường được nghe mọi người giới thiệu khi đi kiểm tra. Đầu tiên bạn đóng nắp trước máy ảnh, thiết lập máy ảnh ở chế độ Manual (M ), để ISO 100, thiết lập tốc độ màn chập ở khoảng 5-10 giây, độ mở khẩu nhỏ ( chẳng hạn khẩu độ f/16 ) để làm giảm trường hợp ánh sáng từ bên ngoài vào và bấm chụp ảnh. Tiếp đến bạn thiết lập lại thông số tăng ISO để lên 800, giảm tốc độ màn chập còn 1/1000 và giữ nguyên khẩu độ và bấm chụp ảnh. Tiếp đến bạn phân tích cả 2 bức bức ảnh, bạn sẽ thấy các điểm có màu sắc khác nhau ( Xanh, đỏ , trắng v..v ) như cây thánh giá. Bạn cũng có thể thấy điểm này ở bức ảnh thứ 2 khi tăng ISO.

    Lưu ý : Ở cách kiểm tra này chỉ để kiểm tra Hot Pixels. Nhiều người thường nhầm lẫn sử dụng cách này để kiểm tra điểm chết ( Dead Pixels )
4) Làm thế nào để loại bỏ Dead Pixels, Hot Pixels và Stuck Pixels ?

Trong hầu hết các trường hợp, bạn không thể loại bỏ được những điểm này. Bạn có thể tham khảo trên mạng những cách để loại bỏ Hot Pixels và Stuck Pixels bằng phần mềm, nhưng nó chỉ áp dụng được ở những máy ảnh DSLR đời rất cũ.


  • Việc máy xuất hiện một vài điểm chết đấy là điều có thể chấp nhận được bởi vì với cảm biến có hàng triệu điểm ảnh việc có vài điểm chết chẳng đáng là bao nhiều. Dead Pixels và Stuck Pixels gây khó chịu cho người dùng bởi vì nó luôn xuất hiện ở mỗi tấm ảnh. Khi máy có quá nhiều Dead/Stuck/Hot Pixels thì bạn nên cân nhắc.
2 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Rất bổ ích
Của mình lại có điểm ảnh màu TÍM là ntn?

Xu hướng

Bài mới








  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2025 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019