Theo báo cáo từ Đại học Loughbough của Anh, Olympic Bắc Kinh 2022 sẽ là Thế vận hội đầu tiên mà các vận động viên sẽ thi đấu trong môi trường dùng gần như 100% tuyết nhân tạo. Theo đó, các nhà tổ chức của Thế vận hội đã sử dụng hàng chục máy tạo tuyết và hàng trăm máy thổi để tạo ra 1,2 triệu mét khối tuyết dùng cho cuộc thi. Được biết, một mét khối tuyết cần đến khoảng nửa mét khối nước để tạo ra.
Các tác giả của báo cáo cho biết, việc tạo ra tuyết giả có chi phí môi trường cao. “Ngay cả khi được cung cấp bởi năng lượng tái tạo, việc này vẫn cần một lượng năng lượng khổng lồ, dẫn đến chi phí tốn kém và làm tiêu hao đáng kể nguồn nước”.
Bên cạnh đó, các vận động viên cũng cho rằng mặt tuyết nhân tạo kém an toàn hơn so với tuyết thật. Bởi “Tuyết nhân tạo dày hơn, chúng cũng trơn và nguy hiểm hơn. Và nếu chẳng may té ngoài đường trượt, bạn sẽ đau như tiếp xúc với một nền đất cứng đầy đá và bùn.” - vận động viên 3 môn phối hợp người Estonia chia sẻ.
Huấn luyện viên môn chạy việt dã của đội tuyển Mỹ, Chris Grover cũng cho rằng việc ngã xuống nền tuyết giả làm các vận động viên “cảm thấy như ngã xuống bê tông”.
Các tác giả của báo cáo cho biết, việc tạo ra tuyết giả có chi phí môi trường cao. “Ngay cả khi được cung cấp bởi năng lượng tái tạo, việc này vẫn cần một lượng năng lượng khổng lồ, dẫn đến chi phí tốn kém và làm tiêu hao đáng kể nguồn nước”.
Bên cạnh đó, các vận động viên cũng cho rằng mặt tuyết nhân tạo kém an toàn hơn so với tuyết thật. Bởi “Tuyết nhân tạo dày hơn, chúng cũng trơn và nguy hiểm hơn. Và nếu chẳng may té ngoài đường trượt, bạn sẽ đau như tiếp xúc với một nền đất cứng đầy đá và bùn.” - vận động viên 3 môn phối hợp người Estonia chia sẻ.
Huấn luyện viên môn chạy việt dã của đội tuyển Mỹ, Chris Grover cũng cho rằng việc ngã xuống nền tuyết giả làm các vận động viên “cảm thấy như ngã xuống bê tông”.
Để tạo ra tuyết nhân tạo, người ta kết tinh bằng cách làm đông nhanh những giọt nước được phun ra từ vòi cao áp. Sau đó, chúng sẽ được nén lại để tạo thành trạng thái trông như tuyết tự nhiên.
Tuy nhiên, không phải ai cũng chỉ trích cách làm này của ban tổ chức Olympic Bắc Kinh 2022. Chẳng hạn vận động trượt tuyết người Úc - Matt Cox chia sẻ “với thời tiết lạnh giá ở đây, đó là một bức tranh đẹp như mơ.” Nhiều người cho rằng, đây là phương án mà ban tổ chức chọn nhằm chủ động về điều kiện thi đấu trong hoàn cảnh khí hậu khó đoán ở Trung Quốc. Khi tuyết rơi ở Bắc Kinh dạo này ít hơn thông thường, không đủ để tạo ra lượng tuyết đủ lớn. Vì thế ban tổ chức quyết định dùng tuyết nhân tạo.
Trên thực tế, tuyết nhân tạo thường được dùng trong các cuộc thi của Liên đoàn Trượt tuyết Quốc tế và “không làm cho các đường đua trở nên nguy hiểm hơn”. Theo Uỷ ban Olympic quốc tế, tuyết giả tạo nên một bề mặt nhất quán từ đầu đến cuối. Hơn thế, độ lạnh và mật độ của bề mặt phụ thuộc vào sự chuẩn bị của ban tổ chức, chứ không phụ thuộc vào thời tiết tự nhiên nữa.
Theo Cnet