Thiết bị cấy não mới cho phép dùng ý nghĩ điều khiển tay giả đủ khéo để uống bia

uhraman
28/5/2015 22:6Phản hồi: 17
Thiết bị cấy não mới cho phép dùng ý nghĩ điều khiển tay giả đủ khéo để uống bia

Một bệnh nhân bị liệt nhiều năm dùng não điều khiển tay giả đủ linh hoạt và "mượt" để uống bia

Với khả năng ghi nhận và phân tích sóng não rồi chuyển thành các lệnh để thực hiện sau đó, BCIs (Brain-computer interfaces - tạm dịch giao diện giữa não và máy tính) hiện đang được xem là một công nghệ đáng kinh ngạc. Các hệ thống này có tiềm năng ứng dụng cao trong việc phục hồi các chức năng vận động cũng như thị lực của những người tàn tật. Dựa trên công nghệ này, mới đây, bằng việc cấy ghép một con chip vào trong vùng não chịu trách nhiệm về việc kiểm soát kế hoạch vận động, các nhà nghiên cứu thuộc viện công nghệ và y học Keck tại Caltech đã giúp một người đàn ông bị liệt tứ chi có thể điều khiển một cánh tay robot thuần thục và “mượt mà” hơn hẳn so với các hệ thống trước đó. Kết quả được xuất bản trên tạp chí danh tiếng Science.

Xuất phát từ việc ở một người bệnh bị tổn thương tủy sống, luồng thông tin giữa não và các chi khi đó cũng bị phá vỡ và điều này gây nên chứng liệt chân tay ở người bệnh. Ý tưởng của BCIs là thiết lập một đường dây liên lạc trực tiếp giữa não và một thiết bị đầu ra, có thể là một chiếc tay/chân robốt hoặc một chiếc xe lăn... Để làm điều này, các nhà khoa học đã cấy một điện cực nhỏ với khả năng ghi nhận hoạt động của não trong vùng vỏ não vận động (the motor cortex), là vùng chịu trách nhiệm trong việc kiểm soát vận động của chúng ta. Các tín hiệu điện được tạo ra bởi các tế bào não khi bệnh nhân nghĩ về việc di chuyển sẽ được chuyển tiếp tới một máy tính rồi sau đó được giải mã và dịch thành các cử động của tay/chân robốt hay xe lăn…

Được biết, rất nhiều nghiên cứu tương tự đã được thực hiện trước đó. Tuy nhiên, các vận động vẫn còn khá cứng và chưa được “mượt”. Do vậy, các nhà nghiên cứu Caltech đã cố gắng phát triển một hệ thống mới này với mong muốn có thể tạo nên các chuyển động tự nhiên hơn. Theo đó, thay vì nhắm đến vùng vỏ não vận động, họ quyết định tập trung nghiên cứu vào một vùng khác trên vỏ não. Đó là vùng vỏ não phía sau đỉnh (the posterior parietal cortex) hay PPC, là vùng chịu trách nhiệm trong việc tạo ra các ý định di chuyển thay vì điều khiển cử động như vùng vỏ não vận động.

Giáo sư Richard Andersen, người dẫn đầu nghiên cứu cho biết “Khi bạn di chuyển tay của mình, bạn thực ra không nghĩ về việc phải dùng những cơ nào để thực hiện và cũng không nghĩ đến các chi tiết của cử động -- Giống như khi bạn nâng cánh tay, mở rộng cánh tay hay nắm lấy một cái chén...Thay vào đó, bạn chỉ nghĩ về mục đích của cử động đó...”. Do vậy, trong thử nghiệm mới này, thay vì chia nhỏ một cử động thành vô số các thành phần, nhóm yêu cầu người bệnh chỉ tưởng tưởng ra cử động một cách đơn giản. Nhờ vậy nên họ đã có thể thành công trong việc giải mã những mục đích thực sự trong các cử động mà người bệnh nhắm đến.

Các thiết bị mà các nhà nghiên cứu sử dụng trong thử nghiệm là một cặp chip, mỗi chiếc chứa 96 điện cực. Trong đó, mỗi điện cực sẽ ghi lại hoạt động của một nơ-ron nhất định. Những con chip này sẽ được cấy vào hai vùng khác nhau của PPC trên một bệnh nhân liệt tứ chi và sau đó được kết nối với một máy tính dùng để xử lý các dữ liệu liên quan đến ý định của người bệnh này. Các tín hiệu được dịch ra sau đó sẽ có thể được chuyển thành chuyển động của con trỏ trên máy tính (giúp người bệnh có thể chơi game, sử dụng phần mềm máy tính…) hoặc một cánh tay robốt.

Sau khi được hướng dẫn, người đàn ông khuyết tật bắt đầu học cách làm sau có thể điều khiển được tất cả các thiết bị bên ngoài bằng việc sử dụng ý nghĩ của mình và các hoạt động là phải đủ “mượt”. Kết quả cho thấy ngoài việc sử dụng các động tác tay cơ bản, anh ta thậm chí còn có thể chơi trò chơi liên quan đến đá, giấy, kéo và làm cử chỉ tay run run. Theo giáo sư Andersen, đây là một bất ngờ lớn khi mà người bệnh có thể kiểm soát được các chi rất nhanh sau khi anh ta được hướng dẫn. Điều này minh chứng cho tính trực giác của việc điều khiển các cử động sử dụng hoạt động của vùng PPC.

Được biết trong thời gian tới, nhóm sẽ tiếp tục nghiên cứu để cải thiện hệ thống sao cho người bệnh có thể thực hiện được những cử động có ý nghĩa và thực tế hơn. Và hy vọng khi đó nó sẽ giúp các bệnh nhân có thể tự thực hiện được các cử động trong sinh hoạt hàng ngày.
17 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

ôi cyborg :p
@libieu thời của cyborg không xa.
@vidia.vn điều này là không tránh được rồi 😁
Weitei hộ :">
Không còn những vụ chặt tay để cai nghiện nữa rồi
Dân nhậu thích điều này. Dân FA qt đỡ mỏi tay :p
công nghệ này cũng đã được người một nhóm người Mỹ gốc Việt nghiên cứu và phát triển, cùng chờ xem điều kì diệu khi công nghệ này thực sự được chiếm lĩnh
Cái thái độ của ông bị liệt thật là đầy cảm xúc, cả cái âm sắc nữa! Mới thấy mừng là tay chân mình còn bình thường!
mucelago
ĐẠI BÀNG
10 năm
Lại là người Mỹ gốc Việt 😁
Đeo cái tay này vào thì có em nào ăn mặc mát mẻ đi qua lại nghĩ bậy thì không ổn, cái tay nó là máy nên không có tội
chứng tỏ rượu bia sẽ gia tăng ý chí để kết hợp với máy móc 😁 :D
Mai mốt ae đang ở cơ quan chỉ cần nghĩ về cái Bếp là về nhà có cơm ăn, ngồi một chỗ và chỉ việc NGHĨ.
Thật không thể tin nổi 😁 :D :D
ngoanrazo
TÍCH CỰC
10 năm
Chị em thích cái này cho mà xem
thời đại robot và khung robot đến rồi 😁
Kinh thật, kiểu này mà làm ra mấy con cyborg được rồi nó phản lại cái chết toi. Thôi đi làm ly bia đã cho đỡ sợ!
@dongaduythuat123 cyborg cũng là người mà bác , nó có phải là robot đâu 😁
Thế mới thấy được tầm quan trọng của rượu bia trong đời sống là như thế nào kaka

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019