Một nghiên cứu mới được thiết kế khá công phu đã theo dõi mối liên hệ giữa việc sử dụng mạng xã hội của thanh thiếu niên và những thay đổi trong não bộ của họ trong khoảng thời gian ba năm. Nghiên cứu này cho thấy việc lên mạng xã hội thường xuyên có liên quan đến độ nhạy cảm cao hơn đối với các phần thưởng xã hội (chẳng hạn như mong chờ lượt like, thả tim, hay những comment khen ngợi), nhưng các chuyên gia nhấn mạnh rằng những thay đổi não bộ được phát hiện trong nghiên cứu này không thể được xem là do mạng xã hội gây ra hoặc là có hại.
Màn hình (screen) hiện diện gần như mọi nơi trong đời sống hiện tại, và điều đó làm cho việc hiểu tác động của nó lên sức khỏe và sự phát triển của con người trở nên khó khăn hơn. Đối với thanh thiếu niên, thời gian nhìn vào màn hình (screen time) có nhiều nghĩa khác nhau, từ việc sử dụng laptop ở trường cho đến việc lướt mạng xã hội trên điện thoại. Từ việc chỉ xem thời gian nhìn vào màn hình là một hoạt động duy nhất, các nhà nghiên cứu bắt đầu tách các hành vi ra. Ví dụ như xem tivi và lướt mạng xã hội có liên quan tới việc gia tăng các triệu chứng trầm cảm ở thanh thiếu niên, trong khi đó chơi game và sử dụng máy tính thì ít có tác động tiêu cực.
Nghiên cứu mới này được thực hiện bởi các nhà khoa học thần kinh của trường Đại học Bắc Carolina, tập trung vào các tác động lên sự phát triển thần kinh của việc sử dụng mạng xã hội ở thanh thiếu niên. Nghiên cứu này đã thu tuyển 169 học sinh có độ tuổi trung bình là 12 tuổi và theo dõi họ trong ba năm. Lúc mới vào nghiên cứu, những thiếu niên này được hỏi số lần lướt mạng xã hội mỗi ngày. Có những người lướt ít hơn một lần mỗi ngày nhưng có những bạn trẻ lướt trên 20 lần mỗi ngày. Sau đó, họ được chụp MRI hàng năm. Trong khi chụp, họ chơi một trò chơi được thiết kế để kích hoạt não bộ ở những vùng có liên quan đến phản ứng với phản hồi (chẳng hạn như like, bình luận, tin nhắn,...) trên mạng xã hội. Kết quả cho thấy rằng những ai có thói quen lướt mạng xã hội thường xuyên có mức hoạt động lớn hơn ở những vùng não bộ có liên quan đến sự mong chờ và phần thưởng xã hội. Trong thời gian ba năm của nghiên cứu, độ nhạy ở những vùng não này tăng lên. Trẻ em lớn lên với việc lướt mạng xã hội trở nên nhạy cảm hơn với nhận xét từ các bạn đồng trang lứa.
Bởi vì mục tiêu của nghiên cứu hẹp, kết quả của nghiên cứu không nhất thiết đồng nghĩa với việc sử dụng mạng xã hội gây ra những thay đổi có hại đối với bộ não của thanh thiếu niên. Những phát hiện trong nghiên cứu này không chỉ không thể đạt được mối liên hệ nhân quả mà có thể chỉ đơn giản là phát hiện ra những thay đổi trong quá trình phát triển tự nhiên mà chưa rõ là tốt hay xấu ở một số trẻ em. Nếu não bộ thích ứng và hỗ trợ thiếu niên trong việc định hướng và phản ứng lại với thế giới mà chúng đang sống, đó có thể là một điều tốt. Nhưng nếu trở nên nghiện và lấy đi khả năng tham gia vào đời sống xã hội, đó có thể là điều chúng ta cần cân nhắc điều chỉnh.
Một số nhà phê bình nói rằng cho dù nghiên cứu được thiết kế khá thú vị, vẫn không rõ liệu mạng xã hội thực sự gây ra sự thay đổi ở não bộ. Câu chuyện giống như là vấn đề con gà và quả trứng khi nghiên cứu này có thể phát hiện sự phát triển những đặc điểm tính cách nhất định làm cho một số trẻ dễ bị thu hút bởi mạng xã hội. Do đó, thay vì mạng xã hội gây ra sự thay đổi não bộ, việc sử dụng mạng xã hội có thể là một loại tính cách nào đó. Các nhà nghiên cứu có thể đã chọn ra những người hướng ngoại, vốn thường lướt mạng xã hội thường xuyên hơn. Tuy nhiên, chúng ta không phải ai cũng giống nhau, và việc sử dụng mạng xã hội cũng khác nhau đối với nhiều người trong chúng ta.
Theo Đại học Bắc Carolina.
Màn hình (screen) hiện diện gần như mọi nơi trong đời sống hiện tại, và điều đó làm cho việc hiểu tác động của nó lên sức khỏe và sự phát triển của con người trở nên khó khăn hơn. Đối với thanh thiếu niên, thời gian nhìn vào màn hình (screen time) có nhiều nghĩa khác nhau, từ việc sử dụng laptop ở trường cho đến việc lướt mạng xã hội trên điện thoại. Từ việc chỉ xem thời gian nhìn vào màn hình là một hoạt động duy nhất, các nhà nghiên cứu bắt đầu tách các hành vi ra. Ví dụ như xem tivi và lướt mạng xã hội có liên quan tới việc gia tăng các triệu chứng trầm cảm ở thanh thiếu niên, trong khi đó chơi game và sử dụng máy tính thì ít có tác động tiêu cực.
Nghiên cứu mới này được thực hiện bởi các nhà khoa học thần kinh của trường Đại học Bắc Carolina, tập trung vào các tác động lên sự phát triển thần kinh của việc sử dụng mạng xã hội ở thanh thiếu niên. Nghiên cứu này đã thu tuyển 169 học sinh có độ tuổi trung bình là 12 tuổi và theo dõi họ trong ba năm. Lúc mới vào nghiên cứu, những thiếu niên này được hỏi số lần lướt mạng xã hội mỗi ngày. Có những người lướt ít hơn một lần mỗi ngày nhưng có những bạn trẻ lướt trên 20 lần mỗi ngày. Sau đó, họ được chụp MRI hàng năm. Trong khi chụp, họ chơi một trò chơi được thiết kế để kích hoạt não bộ ở những vùng có liên quan đến phản ứng với phản hồi (chẳng hạn như like, bình luận, tin nhắn,...) trên mạng xã hội. Kết quả cho thấy rằng những ai có thói quen lướt mạng xã hội thường xuyên có mức hoạt động lớn hơn ở những vùng não bộ có liên quan đến sự mong chờ và phần thưởng xã hội. Trong thời gian ba năm của nghiên cứu, độ nhạy ở những vùng não này tăng lên. Trẻ em lớn lên với việc lướt mạng xã hội trở nên nhạy cảm hơn với nhận xét từ các bạn đồng trang lứa.
Bởi vì mục tiêu của nghiên cứu hẹp, kết quả của nghiên cứu không nhất thiết đồng nghĩa với việc sử dụng mạng xã hội gây ra những thay đổi có hại đối với bộ não của thanh thiếu niên. Những phát hiện trong nghiên cứu này không chỉ không thể đạt được mối liên hệ nhân quả mà có thể chỉ đơn giản là phát hiện ra những thay đổi trong quá trình phát triển tự nhiên mà chưa rõ là tốt hay xấu ở một số trẻ em. Nếu não bộ thích ứng và hỗ trợ thiếu niên trong việc định hướng và phản ứng lại với thế giới mà chúng đang sống, đó có thể là một điều tốt. Nhưng nếu trở nên nghiện và lấy đi khả năng tham gia vào đời sống xã hội, đó có thể là điều chúng ta cần cân nhắc điều chỉnh.
Một số nhà phê bình nói rằng cho dù nghiên cứu được thiết kế khá thú vị, vẫn không rõ liệu mạng xã hội thực sự gây ra sự thay đổi ở não bộ. Câu chuyện giống như là vấn đề con gà và quả trứng khi nghiên cứu này có thể phát hiện sự phát triển những đặc điểm tính cách nhất định làm cho một số trẻ dễ bị thu hút bởi mạng xã hội. Do đó, thay vì mạng xã hội gây ra sự thay đổi não bộ, việc sử dụng mạng xã hội có thể là một loại tính cách nào đó. Các nhà nghiên cứu có thể đã chọn ra những người hướng ngoại, vốn thường lướt mạng xã hội thường xuyên hơn. Tuy nhiên, chúng ta không phải ai cũng giống nhau, và việc sử dụng mạng xã hội cũng khác nhau đối với nhiều người trong chúng ta.
Theo Đại học Bắc Carolina.