Thử nghiệm kiến trúc Zen 4 - AMD Ryzen 9 7900X “Raphael”

ND Minh Đức
26/9/2022 11:54Phản hồi: 93
Thử nghiệm kiến trúc Zen 4 - AMD Ryzen 9 7900X “Raphael”
Cuối cùng thì ngày gỡ NDA của AMD Zen 4 cũng đã đến, mình sẽ chia sẻ với anh em những kết quả thử nghiệm cũng như đánh giá về dòng vi xử lý Raphael mới. Trong khuôn khổ bài viết này, nhân vật chính sẽ là AMD Ryzen 9 7900X - con chip mạnh thứ nhì trên nền kiến trúc Zen 4 được giới thiệu hồi cuối tháng 8 vừa qua.



Những điểm nhấn về kiến trúc, các công nghệ và tính năng mới trên Zen 4, anh em có thể xem lại ở bài viết trước đó. Dưới đây mình muốn nói về cảm nhận cách mà AMD họ đóng gói mẫu Ryzen 9 7900X.

thu-nghiem-zen-4-amd-ryzen-9-7900x-raphael-tinhte-1.jpg
thu-nghiem-zen-4-amd-ryzen-9-7900x-raphael-tinhte-3.jpg

Dù là lựa chọn Raphael mạnh thứ 2 nhưng Ryzen 9 7900X vẫn thuộc dòng sản phẩm cao nhất - Ryzen 9 Series, và dĩ nhiên, cách đóng gói của chúng cũng đẹp hơn, to hơn. Theo cảm quan thì độ dày của hộp đựng Ryzen 9 gấp khoảng 2.5 lần hộp Ryzen 5 và lớn hơn 1 xíu, cứng cáp và cũng dày hơn. Điểm khác biệt so với thế hệ Ryzen 9 5000 Series là phần cửa sổ “khoe” CPU được cắt ở giữa mặt trước thay vì bên hông.

thu-nghiem-zen-4-amd-ryzen-9-7900x-raphael-tinhte-5.jpg

Dù có độ dày 9 cm nhưng chủ yếu bên trong hộp là 1 khối mút xốp đen làm đúng 1 nhiệm vụ: đổ đầy không gian trống bên trong. Phần hộp nhựa chứa vi xử lý vẫn như truyền thống, dài và kèm theo cả 1 tem dán cho anh em trang trí thùng máy.

thu-nghiem-zen-4-amd-ryzen-9-7900x-raphael-tinhte-6.jpg

AMD Ryzen 9 7900X về cơ bản là 1 sản phẩm có 2 cạnh bằng nhau, hay còn gọi là hình vuông cỡ 40 mm, độ cao giữ nguyên so với Zen 3, chuyển sang dạng đóng gói LGA 1718, socket AM5. Cùng là LGA nhưng cách thiết kế đế chip của Zen 4 khác với đối thủ Intel, AMD chuyển hết tất cả các linh kiện SMD lên cùng mặt trên với đế silicon, giữ mặt dưới chỉ là chân tiếp xúc. Chính vì điều này khiến cho IHS phải ở dạng bạch tuộc, đồng thời khó để delid hơn.

thu-nghiem-zen-4-amd-ryzen-9-7900x-raphael-tinhte-8.jpg

Không có linh kiện SMD ở phía dưới nên khi đặt CPU lên mặt phẳng, chúng ta sẽ hơi khó để cầm lên, nhưng khi ở trong socket AM5, việc này sẽ dễ hơn. Ngàm giữ của socket sẽ ép lên 2 chân giữa của “bạch tuộc”, nhưng nó hơi lệch, mình thì không có vấn đề gì nhưng anh em nào thích sự hoàn hảo có lẽ hơi khó chịu.

Việc lắp đặt Raphael vào socket AM5 rất dễ dàng. Cá nhân mình thích phần tay đòn giữ và gài nắp socket có thiết kế phần đuôi cong và lớn hơn 1 chút để dễ thao tác, tuy nhiên như hiện tại cũng không vấn đề gì. Dù sao thì việc lắp đặt CPU thường chỉ phải thực hiện vài lần mà thôi.

Quảng cáo


thu-nghiem-zen-4-amd-ryzen-9-7900x-raphael-tinhte-14.jpg

Cấu hình mà mình dùng để thử nghiệm Ryzen 9 7900X gồm mainboard ASRock X670E Taichi, RAM G.Skill Trident Z5 Neo DDR5-6000, tương thích với công nghệ EXPO của AMD, đồ họa rời AMD Radeon RX 6800 XT, bộ nguồn NZXT C750, tản nhiệt khí Corsair A500 và tản nước NZXT Kraken Z73. Hệ thống chạy trên nền hệ điều hành Windows 11.

Sau khi lắp đặt hoàn chỉnh, trong trường hợp anh em cũng như mình, mua và sử dụng sớm Zen 4 với mainboard ASRock, anh em cần bình tĩnh. Trước mắt thì các mẫu mainboard ASRock socket AM5 đều mất thời gian khá lâu ở lần khởi động đầu tiên, khoảng 2 - 4 phút (mình áng chừng chứ không đo đạc cụ thể) chờ đợi, và đèn debug thường dừng lại ở code 15, màn hình không lên, chuột phím đều vô dụng. Nhắc lại anh em phải luôn bình tĩnh, tự tin, chỉ cần qua được 1 lần khởi động đầu tiên thì thời gian chờ sẽ giảm đáng kể và gần như thông thường.

thu-nghiem-zen-4-amd-ryzen-9-7900x-raphael-tinhte-17.jpg

Đầu tiên mình muốn nói về nhiệt độ của Ryzen 7000 Series. Chắc hẳn có nhiều anh em đang là nhiệt thủ, mỗi khi nhìn thấy CPU ở ngưỡng tầm 80 độ C là đã nghĩ rằng quá nóng rồi, nhưng anh em cần thay đổi suy nghĩ đó khi sử dụng Zen 4, đặc biệt là dòng sản phẩm cao với nhiều nhân. TJMax của Ryzen 7000 Series là 95 độ C, và đây là mốc nhiệt độ bình thường, chủ định và được AMD thiết kế như vậy. TJMax là nhiệt độ hoạt động an toàn cao nhất, không phải là nhiệt độ cao nhất của con chip. Raphael được thiết kế để chạy suốt 24/7 ở ngưỡng TJMax và đảm bảo không gặp bất kỳ vấn đề gì. AMD không coi 95 độ C với Ryzen 7000 Series là nóng, ngược lại con chip sẽ có xu hướng đạt đến ngưỡng nhiệt này để có thể “bung lụa”, đặc biệt là khi thực thi các tác vụ nặng về xử lý. Hệ thống quản lý năng lượng mới sẽ hiểu được rằng khi đạt đến 95 độ thì cũng là mức lý tưởng để vi xử lý ở trạng thái đỉnh cao và hoàn toàn vô hại.

thu-nghiem-zen-4-amd-ryzen-9-7900x-raphael-tinhte-15.jpg

Quảng cáo


Trong quá trình thử nghiệm, đầu tiên mình sử dụng tản khí Corsair A500, khi chạy Cinebench R23 thì Ryzen 9 7900X có nhiệt độ khoảng 94 độ C. Điều đáng chú ý là bản thân khối tản nhiệt không nóng, gió thổi ra cũng chỉ hơi ấm nhẹ. Phải stress vi xử lý trong thời gian dài thì nhiệt độ mới dần được chuyển nhiều hơn sang tản nhiệt. Lý do theo mình đoán là cách đặt CCD lệch cạnh của Zen 4, đồng thời IHS quá dày dẫn đến tình trạng nhiệt độ truyền dẫn chưa đủ nhanh.

thu-nghiem-zen-4-amd-ryzen-9-7900x-raphael-tinhte-18.jpg

Mình lại tiếp tục thử nghiệm với tản nhiệt nước NZXT Kraken Z73, radiator 360 mm, 3 quạt làm mát. Cũng với Cinebench R23, Ryzen 9 7900X lúc này sẽ giảm xuống khoảng 4 - 5 độ C so với tản khí, gió thổi ra cũng ấm hơn. Mình cho rằng anh em khi sử dụng AMD Ryzen 7000 Series mà cụ thể là dòng cao Ryzen 9 thì tản nhiệt nước là lựa chọn tốt hơn, dù rằng khi sử dụng thông thường (không ép xung), tản nhiệt khí dòng cao vẫn đủ đáp ứng nhu cầu mà không gặp vấn đề gì.

thu-nghiem-zen-4-amd-ryzen-9-7900x-raphael-tinhte-13.jpg

Kế đến, AMD giới thiệu công nghệ EXPO hỗ trợ cho RAM DDR5 trên nền tảng Zen 4 mới. Các kit bộ nhớ tương thích với EXPO trên thị trường đa số sẽ nhắm vào mức 6000 MHz - tốc độ được cho là tối ưu nhất với Raphael. Khi sử dụng các kit nhớ được chứng nhận EXPO mà trong trường hợp này là G.Skill Trident Z Neo DDR5-6000, anh em chỉ cần vào BIOS kích hoạt EXPO Profile là được. Đối với mẫu mainboard ASRock X670E Taichi, ngoài việc chọn profile EXPO, mình còn phải chỉnh thêm tốc độ DDR5 ở phần Overclocking là DDR5-6000, chuyển Infinity Fabric sang Auto, chọn tỉ lệ UCLK:MCLK (Memory Controller😁RAM Frequency) là 1:1 để đạt được hiệu năng tốt nhất. Do đã được chứng nhận EXPO, việc của anh em là bật profile kèm vài tinh chỉnh là xong, sản phẩm được đảm bảo để hoạt động ổn định ở mức xung, điện thế và độ trễ đó.

5700.png

Trên nền tảng mới AMD mang đến 1 tính năng ép xung tự động gọi là Precision Boost Overdrive (PBO). Thay vì phải mò mẫm ép xung và tùy chỉnh điện thế cùng hàng đống các lựa chọn khác, PBO cho phép anh em trải nghiệm tăng tốc vi xử lý dễ dàng hơn, là giải pháp rất tốt để phục vụ nhu cầu chơi game hay nhiều mục đích sử dụng khác. PBO không chỉ có hiệu suất sử dụng năng lượng tốt mà còn tăng cường hiệu năng đơn nhân lẫn đa nhân.

5700 cbr.jpg

Để kích hoạt, mình vào BIOS mục tùy chọn CPU, chọn Overclocking, xác nhận và chỉnh PBO Advanced sang Motherboard, PPT, TDC và EDC tự động. Điều này có nghĩa là PBO sẽ xác định ngưỡng tăng cường hiệu năng theo giới hạn của bo mạch chủ. Mình để PBO Scalar là 10x, CPU Boost Clock là +200 MHz, Curve Optimizer là -15 để tính năng tự tìm mức ép xung sao cho đạt được độ ổn định lúc khởi động và cả lúc tải. Trong trường hợp có nhiều thời gian để thử - sai, anh em có thể chọn Per Core Basis thay vì All Cores, và sử dụng chức năng Derive trong phần mềm Ryzen Master. Kết quả của mình đạt được là 5700 MHz, hoạt động ổn định, nhiệt độ cũng nằm trong ngưỡng đẹp (loanh quanh 95 độ C với tản khí).



Những kết quả thử nghiệm mà Ryzen 9 7900X mang lại cho thấy đây là 1 mẫu vi xử lý có nhiều tiềm năng, đặc biệt là ở mức tiêu thụ năng lượng cũng như nhiệt độ. Dĩ nhiên theo đánh giá cá nhân thì việc AMD đặt 2 CCD lệch về 1 phía khiến cho hiệu quả truyền nhiệt không tốt, đồng thời tiến trình mới thu nhỏ diện tích đế nhưng mật độ transistor dày đặc hơn khiến cho nhiệt độ lúc hoạt động của con chip lên quá nhanh. Nhiệt độ phòng khoảng 26 độ và nhiệt độ Ryzen 9 7900X lúc idle vào khoảng 28 - 30 độ, chạy Cinebench lên tối đa khoảng 93 độ và SPECworkstation vào khoảng 90 độ. Dù vậy hiệu năng mà con chip mang lại khá tốt, điểm đơn nhân và đa nhân đều cao hơn thế hệ 12 của đối thủ, tuy nhiên có vẻ như khả năng khiển bộ nhớ DDR5 của Zen 4 tại phiên bản BIOS hiện tại chưa được tối ưu. Bởi thế anh em sẽ thấy hệ thống benchmark AIDA64 phần Cache & Memory cho kết quả chưa ấn tượng với kit DDR5-6000 EXPO, (khi ép xung CPU bằng PBO và ở xung 5700 MHz) tốc độ ghi ngang bằng nhưng kém về tốc độ đọc và copy khi so với kit DDR5-5600 phía đội xanh, bù lại độ trễ thấp hơn.

Mình chưa thể xác định được nguyên nhân từ phía memory controller hay do chính kit RAM EXPO. Mặt khác, do CPU còn quá mới, các phần mềm có thể vẫn cần được update trong những ngày tới nên mình sẽ tiếp tục theo dõi để báo cáo anh em sao. Dù vậy, các điểm số Cinebench R23, 3DMark CPU hay Geekbench đều khả quan và đa số cao hơn những kết quả thử nghiệm khác trên thế giới.
93 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Mức xung nhịp khi OC thực sự ấn tượng. Nhiệt độ cao là điều phải chấp nhận khi con chip này là dòng đầu bảng, ai mua về thì cũng dùng tản nước thôi.
@TraiKimThanh 5.7 ghz là quá dữ rồi . Còn ryzen 9 7950x còn dữ dội hơn nữa 😆))
@TraiKimThanh "AMD Ryzen 9 7900X về cơ bản là 1 sản phẩm có 2 cạnh bằng nhau, hay còn gọi là hình vuông"
2 cạnh chứ ko phải 4 cạnh ??
@TraiKimThanh Mấy con này cho lên 95 độ là để khè Intel với làm đẹp bảng điểm thôi, chứ thực tế ra mấy con Zen 4 này efficiency cực kì cao. Bật Eco mode lên nó vẫn giữ dc 90-95% hiệu năng stock, điện thì giảm 1/2 kèm theo nhiệt lượng thấp hơn nhiều.
Mình vẫn đợi con X3D ra coi sao, thấy hiệu năng game của nó cũng xêm xêm con 5800X3D. Tưởng tượng con 7950X3D nó sẽ khủng tới mức nào.
@tan.phan.vt Mình cũng nghĩ chế độ eco thích hợp hơn với người dùng thông thường vì nếu phải dùng hết khả năng con CPU này thì phải làm 1 tác vụ gì ghê gớm lắm. Và nếu chạy tác vụ nặng thì cũng chả ai chạy liên tục trong 1 thời gian dài. Ngược lại người dùng thông thường cần quan tâm hơn là hy sinh 1 ít % sức mạnh để có không gian bên ngoài (thùng máy) ok hơn vì khí nóng từ CPU thổi ra thì cũng bên ngoài hưởng hết mà thôi.
@Gif Nhiệt lượng tỏa ra nó kéo theo bao nhiêu là vấn đề. Quạt thổi mạnh hơn, khí nóng nhiều, tiền máy lạnh tăng, giảm tuổi thọ các linh kiện khác xung quanh CPU,...

Cơ mà cái cơ chế boost này của AMD cũng ko phải là quá tệ cho người dùng thường. Nếu ko làm tác vụ nặng, chỉ chơi game này nọ thậm chí chơi game AAA thì nó cũng chả boost nổi tới 95 độ tjmax, vì cơ bản chơi game nó cực kì nhẹ nhàng so với mới tác vụ productivity. Cứ để stock cho nó chạy cao lắm chắc cũng 75-80 độ là hết đát.
Intel đã xem
@cu_cai_nho điểm đa nhân nhét cái core nhỏ vào ấy hả. Lại còn phải cùng phân khúc tiền. Intel bán giá rẻ đó khiến nửa đầu năm 2022 lỗ sml. Xem intel gồng lỗ được bao lâu.
@hongphuc1992 Intel sắp có gen 13 rồi 😁
@cu_cai_nho Đuối hơn là sao ?
AMD với Intel hiện tại giờ đang sole với nhau mà,
Thấy ai ra sau cũng mạnh hơn
@cu_cai_nho cùng phân khúc là phân khúc của bạn quy định hả ?
chứ cùng giá tiền thì AMD nó vả cho Intel sấp mặt
bỏ vào cái case Corsiar Flow 4000d, chơi game hay render 2-3 tiếng rồi kết luận vụ nhiệt độ, đương nhiên mua con này về chả ai lại dùng tản khí? tất nhiên phải đem 1 con in tèo ra so sánh để kiểm chứng
@abc_8989 Làm gì tới được 3 tiếng chơi game . Mới chơi game có 1 tiếng rưỡi là đứt bóng rồi 😆))
@Nguyễn Chí Danh Em nể bác AIO mà pump 1.4 vol đúng là :".
@Nguyễn Chí Danh Điểm cao là tốt hay không tốt ? thế chấm điểm để làm gì thế 😆
@abc_8989 Xài tản khí cũng ko vấn đề, xài cỡ con Noctua D15 thì cũng ngon lành lắm, năm sau tản đó dc refresh nữa, design lại heatsink và ra quạt thế hệ mới.

Với lại hình như thấy mọi người hơi quan tâm đến nhiệt độ 95 độ của nó hơi quá. Cái 95 độ này là do AMD nó thực sự thiết kế như vậy, nó thay đổi công thức boost dựa vào cái nhiệt độ này, giống như chip trên điện thoại với lại GPU ấy.

AMD cũng có chế độ eco, có thể kéo điện xuống chỉ tầm một nửa nhưng giữ dc 90-95% sức mạnh tối đa của chip. Cái công thức boost 95 độ cũng chỉ làm màu chút cho đẹp điểm số thôi, chứ giá trị của nó lại nằm ở efficiency cực cao, cao đến mức con 7950X nó còn nhanh hơn con 12900k stock khi chạy 65W cơ, thế mà chả ai để ý.
Nvidia đã xem
@KhangQuocNgoc Tim cook đã xem
tim-cook1.jpg
@KhangQuocNgoc Tôi đã xem
b13a4ea303e3eabdb3f2.jpg
OC xung nhịp cao thì nhiệt độ này cũng chấp nhận được thôi. Mà các bài test cũng cho thấy con 7900x này hoạt động cũng khá ngon.
Tim cook đã xem
tim-cook1.jpg
sao chưa thấy shop nào bán chip này nhỉ
Tại sao có logo Tinh tế vào nhỉ? Họ kiện nha.
Cười vô mặt
AMD LGA khó delit hơn nhưng core cpu đã được hàn vào đế nên cũng k cần delit cho lắm
@vqt907 Chênh tầm 15 20 độ ko biết ít hay nhiều.
Gì kì dạ , sắp bán chính thức tới đít rồi mà bios chưa hoàn thiện hay sao mà khỏi động phải chờ tới 2,4 phút =)) . Amd gợi nhớ kỷ niệm HDD ram ddr2 hả mà khỏi động ác vậy =))
@Hồ Đăng Khoa "Lần đầu tiên" thôi bạn.
@Hồ Đăng Khoa AMD nó có chiêu RAM tuning khá hay, nó sẽ loop đi loop lại tới khi nào RAM timing nó tối ưu, lúc đó nó sẽ cho boot.
MK360
ĐẠI BÀNG
2 năm
@Hồ Đăng Khoa Đâu ra vụ chipset 600 am5 này của AMD khởi động lâu vậy?
nhiệt cao nhưng lại ăn điện ít hơn cả intel =)))) quá cháy amd ơi
có vẽ ổn đó chứ.
Amd 4.7-5.7GHz/5nm chạy ngang intel 3.2-5.2GHz/10nm. 170-230W vs 125-241W.
Định mua 7900X mà thấy điểm còn thấp gần gấp đôi, đợi Threaripper mới ra upgrade
image.jpg
@nsphim làm gì mà cần đa nhân dữ vậy bạn ?
@TienMinhTran Mình chỉ sài After Effects, mình mua bị lố
hjvalen
ĐẠI BÀNG
2 năm
Ặc quả tản nhiệt nước gần như đỉnh, vậy mà chỉ giảm đc 4 -5 độ thôi ah.
Có thể sau này sẽ có hẳn em tản nhiệt lệch riêng 1 bên cho AMD quá
@hjvalen Ba cái con AIO này làm màu thôi chứ hiệu năng có hơn đc top air đâu mà đỉnh với ko đỉnh = ))
princeyan
ĐẠI BÀNG
2 năm
quan trọng là khi nào bán :v
@princeyan Ở Mỹ 27/9 . Thiên hạ giờ đang chờ chực mà mua 😆))
princeyan
ĐẠI BÀNG
2 năm
@Nguyễn Chí Danh mình hay mua bên Phúc Anh, thấy báo giá rồi giá 18tr6 hơi cao nhưng cũng chưa thấy hàng. chung quy lại giờ mà đổi sang bộ mới cũng phải 30tr
@princeyan Nhưng mà bạn được lợi là 3 năm 2025 sau bạn xài chán con ryzen 7950x . Thích thì đổi con cpu mới mạnh hơn ngon hơn đời 2022 😆)) khỏi phải lăn tăn mua motherboard tiếp tiết kiệm chi phí

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019