Mẫu Acer Swift Edge 16 đã từng được mod @Pnghuy giới thiệu tới anh em với bài trên tay tại gian hàng của hãng ở Computex 2023 vừa qua. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ những trải nghiệm cụ thể hơn với vi xử lý AMD Ryzen 7 7840U bên trong, cũng như những cảm nhận khác khi sử dụng Swift Edge 16.
Về tổng thể, Acer Swift Edge 16 trang bị màn hình OLED cỡ 16 inch nhưng vẫn có tính di động đủ tốt để làm việc ở mọi nơi. Máy có độ dày 13.97 mm (nơi mỏng nhất là 12.95 mm), nặng 1.17 kg, nhìn chung là gọn gàng, đáp ứng cho nhu cầu làm việc liên tục của những khách hàng trong lĩnh vực đồ họa hay sáng tạo nội dung.
Để đạt được trọng lượng nhẹ, Acer sử dụng chất liệu magnesium cho phần vỏ máy. Tuy nhiên để có được độ mỏng như vậy, lớp vỏ không đủ dày để có được sự cứng cáp, nó khiến cho anh em gặp tình trạng flex gần như trên bất kỳ điểm nào ở bề mặt, từ nhẹ đến nặng. Nếu xài bàn phím và chuột rời, anh em không cần quan tâm vấn đề này, dù vậy cá nhân mình nghĩ sẽ ít có khách hàng nào mua Acer Swift Edge 16 mà phải cầm theo cả bàn phím và chuột. Khu vực flex nặng nhất là phần nền bàn phím, cảm giác gõ khá khó chịu. Vì là phiên bản màn hình 16 inch nên Acer tích hợp cả phần numpad ở bên phải, cho phép nhập liệu số nhanh hơn. Bên dưới bàn phím có đèn nền LED trắng, 2 mức sáng. Clickpad có diện tích lớn, việc di chuột thoải mái và nhạy.

Về tổng thể, Acer Swift Edge 16 trang bị màn hình OLED cỡ 16 inch nhưng vẫn có tính di động đủ tốt để làm việc ở mọi nơi. Máy có độ dày 13.97 mm (nơi mỏng nhất là 12.95 mm), nặng 1.17 kg, nhìn chung là gọn gàng, đáp ứng cho nhu cầu làm việc liên tục của những khách hàng trong lĩnh vực đồ họa hay sáng tạo nội dung.

Để đạt được trọng lượng nhẹ, Acer sử dụng chất liệu magnesium cho phần vỏ máy. Tuy nhiên để có được độ mỏng như vậy, lớp vỏ không đủ dày để có được sự cứng cáp, nó khiến cho anh em gặp tình trạng flex gần như trên bất kỳ điểm nào ở bề mặt, từ nhẹ đến nặng. Nếu xài bàn phím và chuột rời, anh em không cần quan tâm vấn đề này, dù vậy cá nhân mình nghĩ sẽ ít có khách hàng nào mua Acer Swift Edge 16 mà phải cầm theo cả bàn phím và chuột. Khu vực flex nặng nhất là phần nền bàn phím, cảm giác gõ khá khó chịu. Vì là phiên bản màn hình 16 inch nên Acer tích hợp cả phần numpad ở bên phải, cho phép nhập liệu số nhanh hơn. Bên dưới bàn phím có đèn nền LED trắng, 2 mức sáng. Clickpad có diện tích lớn, việc di chuột thoải mái và nhạy.

Màn hình của Acer Swift Edge 16 dùng công nghệ OLED, độ phân giải 3200 x 2000, tỉ lệ 16:10, tần số quét 120 Hz. Tần số quét cao mang lại trải nghiệm hình ảnh mượt mà hơn, đặc biệt cung cấp lợi thế nhất định khi anh em chơi game cần phản xạ nhanh trong nhiều tình huống. Dĩ nhiên với cấu hình này, việc chơi game là có thể nhưng sẽ giới hạn ở vài tựa game không quá nặng, đồng thời độ phân giải cũng như thiết lập hình ảnh cần hạ xuống tương ứng.

Khi Acer Swift Edge 16 xuất hiện, nó nổi bật lên vì là 1 mẫu laptop mỏng nhẹ trên nền tảng AMD Ryzen Mobile và kiến trúc Zen 4. AMD Ryzen 7 7840U được tạo ra hướng tới các thiết bị di động mà cụ thể là dòng laptop mỏng nhẹ, điểm nhấn của nó là tích hợp sẵn AI engine chuyên dụng cho máy tính x86. Nhờ đó, các tải việc liên quan đến AI sẽ được tối ưu hóa xử lý, giảm nhẹ gánh nặng cho CPU và GPU. Việc tích hợp AI engine lên vi xử lý di động góp phần cải thiện hiệu năng tổng thể của hệ thống với nhiều tác vụ khác nhau, ngoài ra còn có thể mở rộng hơn nữa theo thời gian.
Những điểm nổi bật trên AMD Ryzen 7 7840U

- AMD Ryzen AI: AI engine chuyên dụng đầu tiên trên vi xử lý x86, dựa trên kiến trúc XDNA của AMD, cung cấp phần cứng xử lý mô hình suy luận AI chuyên dụng, trực tiếp tới tay người dùng cuối. Với các laptop chạy Ryzen 7 7840U, người dùng có thể trải nghiệm Windows Studio Effects cùng những tính năng hỗ trợ bởi AI như tự chỉnh khung hình, làm mờ hậu cảnh nâng cao, điều chỉnh ánh mắt, cho trải nghiệm hội họp trực tuyến tốt hơn.
- Hiệu năng cao: Ryzen 7 7840U trang bị 8 nhân, 16 luồng xử lý, kết hợp với nhân đồ họa AMD Radeon 780M đủ sức để làm việc đồ họa lẫn chơi game. CPU được sản xuất với tiến trình 4 nm, vi kiến trúc Zen 4 hiện đại, tối ưu hóa hiệu năng để hoạt động mát hơn; trong khi đó GPU có kiến trúc RDNA 3 tiết kiệm năng lượng, cung cấp trải nghiệm làm việc trong khi di chuyển tốt hơn.
- XDNA - Kiến trúc AI thích ứng: bằng việc hợp nhất hardware và software stack, Ryzen AI Engine được thiết kế để mang lại hiệu năng cao hơn trong khi tiết kiệm năng lượng hơn. Kiến trúc XDNA có khả năng mở rộng cho trung tâm dữ liệu, tuy nhiên vẫn có thể được đơn giản hóa để tích hợp vào trong Ryzen CPU cho PC.
- TDP linh hoạt: AMD Ryzen 7040 Series có mức TDP từ 15 W tới 30 W, linh hoạt đáp ứng các nhu cầu khách hàng từ làm việc, giải trí và cả di chuyển. Sản phẩm được tối ưu tỉ lệ hiệu năng trên mỗi watt điện, nhờ đó thời gian dùng pin kéo dài hơn.
- Bảo mật: Công nghệ Microsoft Pluton tích hợp trực tiếp lên vi xử lý Ryzen 7 7840U mang tới khả năng bảo vệ người dùng an toàn trước các cuộc tấn công, đồng thời được cập nhật liên tục trên Windows 11. Ngoài ra, hệ thống cũng có khả năng bảo vệ chống lại các cuộc tấn công vật lý và bảo mật cloud-to-chip với các nguyên tắc Zero Trust.
- Kiến trúc Zen 4: Sở hữu những cải tiến quan trọng về hiệu quả sử dụng năng lượng, khả năng tính toán AVX-512 dành cho các công việc liên quan tới AI hay máy học.
- Tốc độ cao: So với đàn anh thế hệ trước - Ryzen 7 6800U, mẫu Ryzen 7 7840U có mức xung hoạt động cao nhất tới 5.1 GHz, tăng thêm 400 MHz. Kết hợp với IPC, AMD Ryzen 7 7840U cải thiện 40% hiệu năng đa nhân và 14% hiệu năng đơn nhân so với thế hệ trước.
- Đồ họa tích hợp AMD Radeon 780M: Có thể nói đây là iGPU mạnh nhất với kiến trúc RDNA 3 và trang bị 12 CU (Compute Unit), đủ khỏe để đáp ứng nhu cầu chơi game ở độ phân giải Full HD. AMD có các công nghệ hỗ trợ như Radeon Super Resolution, Radeon Chill để cho phép game thủ thoải mái thưởng thức thế giới ảo trên laptop ngay cả khi chạy bằng pin.

Quảng cáo
AMD Ryzen 7 7840U được sản xuất trên tiến trình 4 nm của TSMC, sở hữu lượng bán dẫn tới 25 tỉ, ra mắt vào tháng 5/2023. Con chip có 8 nhân, 16 luồng xử lý nhờ AMD SMT (Simultaneous MultiThreading), bộ đệm L3 dung lượng 16 MB, mức xung gốc 3.3 GHz nhưng có thể đẩy xung tới 5.1 GHz. TDP gốc của Ryzen 7 7840U là 28 W, tuy nhiên có thể tùy chỉnh từ 15 W tới 30 W. Bộ nhớ trong được hỗ trợ là DDR5-5600, kênh đôi, GPU tích hợp Radeon 780M.

Trên mẫu Acer Swift Edge 16, Ryzen 7 7840U thể hiện khá tốt, hiệu năng đối với 1 laptop mỏng nhẹ là đủ, tuy nhiên phần tản nhiệt của hệ thống chưa thực sự “ngon”. Ở bên trong, Acer thiết kế 1 heatpipe dẹp dẫn nhiệt từ Ryzen 7 7840U ra khối lá nhôm rồi đẩy ra môi trường nhờ 2 quạt làm mát. Giới hạn độ dày laptop khiến cho phần quạt làm mát cũng như khối lá nhôm mỏng tương ứng.

Trong quá trình hoạt động, đặc biệt là những tác vụ sử dụng nhiều tài nguyên CPU hoặc truy xuất SSD với thời gian dài, nhiệt độ tỏa ra từ chính vi xử lý cũng như ổ lưu trữ sẽ truyền lên bề mặt C, tương ứng với phần cụm phím WASD và lót tay bên trái. Nhiệt độ tương đối cao làm cho cảm giác sử dụng chưa thoải mái, nhất là phần bên trái nơi anh em đặt tay thường xuyên. Quạt làm mát khi hoạt động cũng tương đối ồn. Điểm cộng của việc bố trí linh kiện như Acer Swift Edge 16 là phần bên phải luôn mát dễ chịu, gió nóng thổi ra từ cạnh dưới màn hình, không ảnh hưởng tới khu vực cầm chuột.

Quảng cáo
Về phần AI Engine tích hợp, dễ thấy nhất là những tính năng mới của camera, hỗ trợ cho nhu cầu hội họp trực tuyến. Trên Acer Swift Edge 16, anh em có thể tinh chỉnh các chức năng như Automatic Framing (tự động điều chỉnh khung hình cho nhân vật ngay giữa), Eye Contact (giữ cho mắt người gọi video luôn nhìn vào ống kính, cho dù anh em có đang nhìn vào màn hình đi nữa), Background Effects (làm mờ hậu cảnh với 2 chế độ: Standard (tiêu chuẩn) và Portrait (xóa phông theo kiểu chân dung)).
Nhìn chung AMD Ryzen 7 7840U là 1 lựa chọn vi xử lý khá ổn cho những khách hàng cần laptop mỏng nhẹ nhưng hiệu năng tương đối. Con chip dựa trên kiến trúc Zen 4 (Phoenix), nhiều cải tiến về hiệu năng hoạt động và cả hiệu suất năng lượng, dù vậy hệ thống tản nhiệt cho nó cũng cần phải được thiết kế tốt, tối ưu hóa để đảm bảo tận dụng tối đa sức mạnh.