Khi nhắc tới thủ phủ, chúng ta thường hiểu nó đơn nghĩa nghĩa là thành phố quan trọng nhất của 1 tỉnh hoặc tiểu bang. Đây là 1 cụm từ Hán Việt, trong thời phong kiến có nghĩa là trung tâm hành chính của một đơn vị hành chính cấp địa phương, ví dụ phủ, tỉnh, huyện vv. Hiện nay, trong phân cấp đơn vị hành chính ở VN đã không còn sử dụng định nghĩa thủ phủ.
Theo điều 110 Hiến pháp 2013 của Việt Nam, đơn vị hành chính của nhà nước được phân theo 3 cấp, gồm có:
Theo điều 110 Hiến pháp 2013 của Việt Nam, đơn vị hành chính của nhà nước được phân theo 3 cấp, gồm có:
- Cấp Tỉnh: gồm có Thành phố trực thuộc Trung ương (TPTTTW) và Tỉnh
- Hiện nay VN đang có 58 Tỉnh và 5 thành phố trực thuộc TW, gọi chung là 63 Tỉnh Thành.
- Cấp Huyện: Gồm có Thành phố thuộc TPTTTW (TP thuộc TPTTTW) / Quận / Huyện / Thị Xã và Thành phố thuộc Tỉnh (TPTT)
- VN đang có 705 đơn vị hành chính cấp Huyện, gồm có: 1 TP thuộc TPTTTW, 81 TPTT, 528 Huyện, 46 Quận và 49 Thị xã
TP Thủ Đức được sáp nhập bởi 3 Quận là Q2, Q9 và Q Thủ Đức, là thành phố thuộc TPTTTW duy nhất ở VN hiện nay
- Cấp Xã: gồm có Phường / Xã / Thị trấn
- Hiện nay VN ta đang có 10.599 đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp Xã, gồm có: 8.255 Xã, 1.723 Phường và 612 Thị trấn.
Như vậy có thể thấy trong phân cấp đơn vị hành chính của VN không có thủ phủ. Tuy nhiên chúng ta có nghĩa gần gần với thủ phủ, đó là 2 khái niệm Tỉnh lỵ và Huyện lỵ:
- Tỉnh lỵ: trung tâm hành chính của Tỉnh (hoặc TPTTTW)
- Huyện lỵ: trung tâm hành chính của ĐVHC cấp Huyện
Thành phố biển Nha Trang là tỉnh lỵ (trung tâm hành chính) của tỉnh Khánh Hòa
Ví dụ: Tỉnh Long An chỉ có 1 thành phố đó là Tân An, vì vậy TP Tân An là tỉnh lỵ của tỉnh Long An, hoặc có thể hiểu Tân An là thủ phủ của Long An cũng được, đây là nơi đặt những cơ quan hành chính quan trọng nhất của tỉnh: Tòa án nhân dân, trụ sở ngân hàng, các Sở và ban ngành v.v
Đố với các tỉnh có 2 thành phố trở lên, thì thành phố lâu đời hơn, có vị trí địa lý thuận lợi hơn, nền tảng chính trị quan trọng hơn sẽ giữ vai trò tỉnh lỵ.
Ví dụ: Tỉnh Bình Dương có 3 thành phố là TP Thủ Dầu Một, TP Dĩ An và TP Thuận An, trong đó TP Thủ Dầu Một được thành lập lâu đời hơn, cũng là nơi đặt trụ sở UBND Tỉnh vì vậy được xem là tỉnh lỵ của Bình Dương.
Quảng cáo
Tương tự, TP Nha Trang là tỉnh lỵ của tỉnh Khánh Hòa, TP Hạ Long là tỉnh lỵ của Quảng Ninh, TP Đà Lạt là tỉnh lỵ của Lâm Đồng vv và vv.
Tòa nhà UBND TP HCM
Các TPTTTW không có khái niệm tỉnh lỵ huyện lỵ, mà sử dụng khái niệm Quận trung tâm vì nơi đó đặt UBND thành phố
- TP HCM: Quận trung tâm là Quận 1
- Hà Nội: Quận trung tâm là Q Hoàn Kiếm
- Cần Thơ: Quận trung tâm là Q Ninh Kiều
- Hải Phòng: Quận trung tâm là Q Hồng Bàng
- Đà Nẵng: Quận trung tâm là Q Hải Châu
Hoàn Kiếm là Quận trung tâm của thủ đô Hà Nội
TP Thuận An, TP Dĩ An, TP Tân An, TP Cà Mau, TP Huế, TP Bắc Ninh... là thành phố thuộc tỉnh, phân cấp ĐVHC cấp Huyện (nhỏ hơn ĐVHC cấp Tỉnh), vì vậy sẽ có huyện lỵ, đây là Phường trung tâm nơi đặt các cơ quan hành chính quan trọng, trong đó có UBND Thành phố.
Quảng cáo
- TP Huế: Phường Xuân Phú
- TP Bắc Ninh: Phường Suối Hoa
- TP Hạ Long: Phường Hồng Gai
- TP Biên Hòa: Phường Thanh Bình
- TP Kon Tum: Phường Quyết Thắng
- vv và vv
Tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Ninh là thành phố Hạ Long, huyện lỵ của Hạ Long là phường Hồng Gai