Phố đêm Hoàng Thành Huế sẽ là một trong những điểm nhấn độc đáo, hấp dẫn trong bức tranh du lịch Huế về đêm.
Phố đêm Hoàng thành Huế là sản phẩm kết hợp giữa phố đi bộ và các chương trình nghệ thuật, các khu vực trưng bày và kinh doanh các sản phẩm nghề truyền thống độc đáo và ẩm thực Huế. Phố đêm Hoàng Thành sẽ có ba sân khấu chính, bốn điểm biểu diễn cộng đồng và 27 gian hàng mua bán, trưng bày sản phẩm thủ công truyền thống cùng với sự tham gia của cộng đồng dân cư.
Phố đêm Hoàng Thành Huế sẽ có các không gian chính như:
- Không gian Huế xưa gồm các loại hình thủ công truyền thống, mỹ thuật truyền thống, Áo dài truyền thống Huế,...
- Không gian Cung đình gồm hoạt động trưng bày, biểu diễn nghệ thuật, diễn xướng Cung đình tại sân khấu Tây Khuyết Đài và sân khấu Ngọ Môn, với các chương trình nghệ thuật “Hoài niệm Huế xưa”, Ca Huế, trích đoạn ca kịch Huế “Trần Bồ lấy vợ lẽ”, “Trò trìa” và “Mặt nạ tuồng”, múa rối, múa “Bát tiên hiến thọ”, hò giã gạo, Chầu văn, lễ đổi gác,...
- Không gian dân gian Huế gồm hoạt động trưng bày, thao diễn và mua bán Diều, Trống, Hoa giấy Thanh Tiên, Quạt, Nón lá, các sản phẩm làm từ Sen,…
- Không gian ẩm thực Huế gồm chè Huế, bánh Huế, sản vật Huế, Trà, dược liệu, hương liệu,…
- Cùng với các điểm biểu diễn nghệ thuật cộng đồng gồm Nhân tượng, Âm nhạc đường phố, biểu diễn Sáo trúc, Bài chòi,…
Ngoài ra, Ông Võ Lê Nhật - Chủ tịch UBND thành phố Huế cho biết, UBND thành phố Huế đã xây dựng Đề án Phố đêm Hoàng Thành Huế với không gian phía ngoài Hoàng Thành và bốn trục đường: 23 tháng 8, Lê Huân, Đặng Thái Thân và Đoàn Thị Điểm. Trước mắt sẽ triển khai phương án thí điểm Phố đêm tại đường 23 tháng 8 và đường Lê Huân, là cơ sở tiến đến hình thành tổng thể Phố đêm Hoàng Thành Huế. Từng bước kết nối với các khu vực quan trọng khác trong Kinh thành như hồ Tịnh Tâm – Học Hải; Lầu Tàng Thơ; khu vực Trấn Bình Đài – Mang Cá nhỏ; sông Ngự Hà và không gian Thượng Thành – Eo Bầu.
Với ý tưởng tái hiện không gian về một Huế xưa để Nhân dân và du khách thưởng thức các loại hình diễn xướng, trải nghiệm trò chơi dân gian, các ngành nghề truyền thống, thưởng thức ẩm thực đặc trưng Huế… Phố đêm Hoàng Thành Huế sẽ góp phần là một trong những điểm nhấn độc đáo, hấp dẫn trong bức tranh du lịch Huế về đêm.
Mời anh em ghé Huế chơi !
Xét về sự quy mô của các công trình lịch sử trên 200 năm thì ngoài Huế ra không chỗ nào ở VN sánh được nhỉ. Cơ bản là do người VN mình xây dựng chủ yếu bằng vật liệu kém bền (gỗ, tre, nứa) nên qua chiến loạn là tiêu tan hết, chỉ còn kinh thành Huế và hệ thống lăng tẩm là đáng kể. Đứng thứ 2 là phố cổ Hội An vì có nhiều nhà cổ, thứ 3 có lẽ là tập hợp các hội quán, chùa miếu của người Hoa ở Sài Gòn. Bây giờ nếu hỏi di tích phủ cũ của chúa Nguyễn ở Quảng Trị và Huế chắc chẳng ai biết ở đâu và còn lại gì, phủ chúa Trịnh, cung điện vua Lê cũng không còn. Nói chung bất cứ thứ gì xây trước loạn Tây Sơn đều bị sụp đổ hết.
Lễ khai trương Phố đêm Hoàng thành Huế sẽ diễn ra vào lúc tối ngày 22/4/2022 tại quảng trường Ngọ Môn. Thời gian hoạt động từ 19 đến 23 giờ các ngày thứ 6, thứ 7 hàng tuần.
Phố đêm Hoàng Thành Huế sẽ là một trong những điểm nhấn độc đáo, hấp dẫn trong bức tranh du lịch Huế về đêm.
Phố đêm Hoàng thành Huế là sản phẩm kết hợp giữa phố đi bộ và các chương trình nghệ thuật, các khu vực trưng bày và kinh doanh các sản phẩm nghề truyền thống độc đáo và ẩm thực Huế. Phố đêm Hoàng Thành sẽ có ba sân khấu chính, bốn điểm biểu diễn cộng đồng và 27 gian hàng mua bán, trưng bày sản phẩm thủ công truyền thống cùng với sự tham gia của cộng đồng dân cư.
Phố đêm Hoàng Thành Huế sẽ có các không gian chính như:
- Không gian Huế xưa gồm các loại hình thủ công truyền thống, mỹ thuật truyền thống, Áo dài truyền thống Huế,...
- Không gian Cung đình gồm hoạt động trưng bày, biểu diễn nghệ thuật, diễn xướng Cung đình tại sân khấu Tây Khuyết Đài và sân khấu Ngọ Môn, với các chương trình nghệ thuật “Hoài niệm Huế xưa”, Ca Huế, trích đoạn ca kịch Huế “Trần Bồ lấy vợ lẽ”, “Trò trìa” và “Mặt nạ tuồng”, múa rối, múa “Bát tiên hiến thọ”, hò giã gạo, Chầu văn, lễ đổi gác,...
- Không gian dân gian Huế gồm hoạt động trưng bày, thao diễn và mua bán Diều, Trống, Hoa giấy Thanh Tiên, Quạt, Nón lá, các sản phẩm làm từ Sen,…
- Không gian ẩm thực Huế gồm chè Huế, bánh Huế, sản vật Huế, Trà, dược liệu, hương liệu,…
- Cùng với các điểm biểu diễn nghệ thuật cộng đồng gồm Nhân tượng, Âm nhạc đường phố, biểu diễn Sáo trúc, Bài chòi,…
Ngoài ra, Ông Võ Lê Nhật - Chủ tịch UBND thành phố Huế cho biết, UBND thành phố Huế đã xây dựng Đề án Phố đêm Hoàng Thành Huế với không gian phía ngoài Hoàng Thành và bốn trục đường: 23 tháng 8, Lê Huân, Đặng Thái Thân và Đoàn Thị Điểm. Trước mắt sẽ triển khai phương án thí điểm Phố đêm tại đường 23 tháng 8 và đường Lê Huân, là cơ sở tiến đến hình thành tổng thể Phố đêm Hoàng Thành Huế. Từng bước kết nối với các khu vực quan trọng khác trong Kinh thành như hồ Tịnh Tâm – Học Hải; Lầu Tàng Thơ; khu vực Trấn Bình Đài – Mang Cá nhỏ; sông Ngự Hà và không gian Thượng Thành – Eo Bầu.
Với ý tưởng tái hiện không gian về một Huế xưa để Nhân dân và du khách thưởng thức các loại hình diễn xướng, trải nghiệm trò chơi dân gian, các ngành nghề truyền thống, thưởng thức ẩm thực đặc trưng Huế… Phố đêm Hoàng Thành Huế sẽ góp phần là một trong những điểm nhấn độc đáo, hấp dẫn trong bức tranh du lịch Huế về đêm.
Mời anh em ghé Huế chơi !
Nguồn: Thừa Thiên Huế
Chiều cao màn hình không khả dụng cho nội dung này. Vui lòng xoay dọc màn hình thiết bị.
Phố đêm Hoàng Thành Huế sẽ là một trong những điểm nhấn độc đáo, hấp dẫn trong bức tranh du lịch Huế về đêm.
Phố đêm Hoàng thành Huế là sản phẩm kết hợp giữa phố đi bộ và các chương trình nghệ thuật, các khu vực trưng bày và kinh doanh các sản phẩm nghề truyền thống độc đáo và ẩm thực Huế. Phố đêm Hoàng Thành sẽ có ba sân khấu chính, bốn điểm biểu diễn cộng đồng và 27 gian hàng mua bán, trưng bày sản phẩm thủ công truyền thống cùng với sự tham gia của cộng đồng dân cư.
Phố đêm Hoàng Thành Huế sẽ có các không gian chính như:
- Không gian Huế xưa gồm các loại hình thủ công truyền thống, mỹ thuật truyền thống, Áo dài truyền thống Huế,...
- Không gian Cung đình gồm hoạt động trưng bày, biểu diễn nghệ thuật, diễn xướng Cung đình tại sân khấu Tây Khuyết Đài và sân khấu Ngọ Môn, với các chương trình nghệ thuật “Hoài niệm Huế xưa”, Ca Huế, trích đoạn ca kịch Huế “Trần Bồ lấy vợ lẽ”, “Trò trìa” và “Mặt nạ tuồng”, múa rối, múa “Bát tiên hiến thọ”, hò giã gạo, Chầu văn, lễ đổi gác,...
- Không gian dân gian Huế gồm hoạt động trưng bày, thao diễn và mua bán Diều, Trống, Hoa giấy Thanh Tiên, Quạt, Nón lá, các sản phẩm làm từ Sen,…
- Không gian ẩm thực Huế gồm chè Huế, bánh Huế, sản vật Huế, Trà, dược liệu, hương liệu,…
- Cùng với các điểm biểu diễn nghệ thuật cộng đồng gồm Nhân tượng, Âm nhạc đường phố, biểu diễn Sáo trúc, Bài chòi,…
Ngoài ra, Ông Võ Lê Nhật - Chủ tịch UBND thành phố Huế cho biết, UBND thành phố Huế đã xây dựng Đề án Phố đêm Hoàng Thành Huế với không gian phía ngoài Hoàng Thành và bốn trục đường: 23 tháng 8, Lê Huân, Đặng Thái Thân và Đoàn Thị Điểm. Trước mắt sẽ triển khai phương án thí điểm Phố đêm tại đường 23 tháng 8 và đường Lê Huân, là cơ sở tiến đến hình thành tổng thể Phố đêm Hoàng Thành Huế. Từng bước kết nối với các khu vực quan trọng khác trong Kinh thành như hồ Tịnh Tâm – Học Hải; Lầu Tàng Thơ; khu vực Trấn Bình Đài – Mang Cá nhỏ; sông Ngự Hà và không gian Thượng Thành – Eo Bầu.
Với ý tưởng tái hiện không gian về một Huế xưa để Nhân dân và du khách thưởng thức các loại hình diễn xướng, trải nghiệm trò chơi dân gian, các ngành nghề truyền thống, thưởng thức ẩm thực đặc trưng Huế… Phố đêm Hoàng Thành Huế sẽ góp phần là một trong những điểm nhấn độc đáo, hấp dẫn trong bức tranh du lịch Huế về đêm.
Mời anh em ghé Huế chơi !
@Nghêu Nghêu
Giờ không biết thế nào chứ 2019 mình từ Đà Nẵng thuê xe vào khu hoàng thành chơi, nhìn ngoài cổng Ngọ môn thì hoành tráng mà vào trong mới biết hóa ra có mỗi cái cổng bên ngoài, bên trong thấy bảo bị chiến tranh tàn phá hết rồi.
@HaiChin
Đúng rồi bạn. Cơ mà về hiện trạng thì ở huế vẫn còn nhiều chỗ để đi. Chỉ có điều tư duy làm du lịch của mấy bác lãnh đạo ngoài đó như đb ấy, cái gì cũng muốn tự làm mà ít khi chịu để tư nhân tham gia nên dù cảnh đẹp mà khai thác như hạch, chỗ nào cũng quanh quẩn mấy cái hàng lưu niệm rẻ tiền, mấy cái tiệm bán nước ngọt bán kem cùi bắp… nhìn qua hội an đà nẵng nó là 1 đẳng cấp khác hẳn. Nói chung mang tiếng là cố đô mà ko biết tận dụng, làm ăn kiểu cục bộ quen rồi.
Xét về sự quy mô của các công trình lịch sử trên 200 năm thì ngoài Huế ra không chỗ nào ở VN sánh được nhỉ. Cơ bản là do người VN mình xây dựng chủ yếu bằng vật liệu kém bền (gỗ, tre, nứa) nên qua chiến loạn là tiêu tan hết, chỉ còn kinh thành Huế và hệ thống lăng tẩm là đáng kể. Đứng thứ 2 là phố cổ Hội An vì có nhiều nhà cổ, thứ 3 có lẽ là tập hợp các hội quán, chùa miếu của người Hoa ở Sài Gòn. Bây giờ nếu hỏi di tích phủ cũ của chúa Nguyễn ở Quảng Trị và Huế chắc chẳng ai biết ở đâu và còn lại gì, phủ chúa Trịnh, cung điện vua Lê cũng không còn. Nói chung bất cứ thứ gì xây trước loạn Tây Sơn đều bị sụp đổ hết.
@gauto988
Có vịnh lăng cô bao đẹp nhưng không được chú trọng quảng bá, mà huế kiểu cảm giác nó bình yên, buồn buồn kiểu không sôi động như những thành phố khác
@ONE NO!
Có Lăng Cô, có rừng Bạch Mã, Đồi Thông, nước khoáng nóng...Nhưng chẳng biết liên kết mà quảng bá du lịch nghỉ dưỡng. Chỉ chăm chăm vào lễ hội, đền đài, miếu mạo...Du lịch nghèo nàn thật sự.