Hoạ sĩ nổi tiếng Auguste Renoir từng nói : "Không phải bàn tay làm nên một bức tranh mà chính là con mắt". Đây là một quan niệm mà các nghệ sĩ tạo hình trên khắp thế giới, ở mọi thời đại đều đồng quan điểm. Ngày nay bên cạnh hội hoạ thì các nhiếp ảnh gia trong nhiều thể loại cũng áp dụng ý thức đó lên tác phẩm của mình. Họ sử dụng máy ảnh làm phương tiện để truyền tải góc nhìn cá nhân tới người xem. Gống như hội hoạ, đây là công việc được thực hiện bằng mắt và cũng được thẩm định chính bằng mắt. Do đó, tìm hiểu thêm về cơ chế cái nhìn của con người sẽ không bao giờ thừa, khi nó giúp ta hiểu sâu hơn nguồn gốc hình thành các quy tắc bố cục từ thời xa xưa.
Dù thời đại thay đổi, các hình thức nghệ thuật hình ảnh thay đổi, song cơ chế nội giới và cách thức hoạt động của con mắt người vẫn vậy, vẫn không có gì thay đổi.
CẤU TẠO CỦA MẮT:
Dù thời đại thay đổi, các hình thức nghệ thuật hình ảnh thay đổi, song cơ chế nội giới và cách thức hoạt động của con mắt người vẫn vậy, vẫn không có gì thay đổi.
CẤU TẠO CỦA MẮT:
Nhìn chung, cơ chế hoạt động của mắt khá giống với một chiếc máy ảnh
Điểm khác biệt ở đây là góc tới và điểm tiếp nhận thông tin (điểm vàng) rất nhỏ
Mắt người được so với một chiếc máy ảnh, chụp, lưu lại những hình ảnh bên ngoài rồi truyền lên não bộ. Nhưng đó chỉ là cách nhìn khái quát. Thực chất khu vực trung tâm điểm vàng của mắt chỉ có kích thước bằng 1/1500 kích thước bề mặt của võng mạc và có góc nhận 1 độ. Chỉ duy nhất điểm đó cho ta những thông tin về độ nét, phân biệt, đánh giá kích cỡ hình thể sự vật. Tất cả các điểm ngoại vi chỉ có thể cho ta ấn tượng về ánh sáng, hay màu sắc, còn chi tiết cụ thể thì luôn mờ hơn ở vùng trung tâm.
HOẠT ĐỘNG CỦA MẮT:
Vậy muốn nhìn bao quát một bức tranh, một tấm ảnh, một khung hình quảng cáo... con mắt sẽ hoạt động theo phương thức quét như một máy scan. Nó quét có định hướng, quét từ chi tiết này đến chi tiết khác trên bề mặt tác phẩm một cáchg rất nhanh. Những thông tin riêng lẻ từ các điểm được bộ não hệ thống lại, cho ta cảm giác như thấy rõ toàn cảnh của hình ảnh.
CÁC XU HƯỚNG TỰ NHIÊN CỦA MẮT:
Quan tâm đến những đường viền hình mảng.
Có thể hình dung quy luật khung trong khung được hình thành từ đây. Các chủ thể trong một bức ảnh sẽ được đóng khung một cách nổi bật, và dẫn dắt mắt tập trung tới các mảng miếng qua các đường dẫn.
Quảng cáo
Luôn nhìn chậm trên những vùng phức tạp, chi tiết.
Việc tập trung này giống như ta đọc một cuốn sách, đọc chậm những đoạn văn để hiểu kỹ hơn. Trong ảnh, chúng ta nhìn lâu hơn những vùng phức tạp để phân tích thông tin cụ thể hơn.Vì vậy tránh mang quá nhiều thông tin không liên quan, đặt vào các mảng rời rạc trong ảnh khiến mắt mất tập trung, ảnh không có ý nghĩa cụ thể.
Ưu tiên trong khung hình chính là hình ảnh về con người, nhất là khuôn mặt.
Trong đó thứ tự tập trung là đôi mắt, miệng, rồi mới đến mũi.
Chuyển động ngang. Bố cục ảnh theo chiều ngang sẽ luôn tạo được sự "nghỉ ngơi" cho con mắt.
Ngược lại, một ảnh bố cục dọc sẽ khiến việc theo dõi ảnh rất khó chịu (Ngoại trừ ảnh chân dung, vì khi đó mắt tập trung nhiều vào đôi mắt trước tiên). Vì vậy mà bố cục ảnh hiện nay hầu hết đều theo chiều ngang, ngay cả trong quay phim cũng tận dụng xu hướng này của mắt. Tất nhiên, nếu bố cục dọc có ý đồ cụ thể, có thông điệp rõ ràng vẫn mang lại hiệu quả về truyền tải thông tin cho người xem.
Quảng cáo
Khi hai mảng, hai sự vật được đặt cách xa nhau, có một điểm chuẩn để so sánh thì cái nhìn sẽ tập trung đến sự vật ở gần hơn trước.
Một hình ảnh được lặp đi lặp lại một cách giống nhau ( có thể khác về kích cỡ) luôn gây kích thích cho mắt, nó lôi cuốn cái nhìn một cách tự nhiên, gây tò mò và tìm tòi thêm khi xem ảnh.
Mắt luôn tập trung vào mảng miếng, khung hình lớn trước, vậy nên nếu khung hình trong ảnh quá lớn, không có đường dẫn rõ ràng thì cái nhìn chỉ bó gọn trong đó thôi, những yếu tố bên ngoài khung có thể bị lược bỏ khỏi tầm nhìn.
Hai hoặc nhiều điểm, nhiều sự vật, sự việc quan trọng trong ảnh không nên để quá xa nhau, gây rời rạc, khiến cái nhìn bị giằng co, không nhất quán về thông tin.
Việc đọc ảnh của con người được hình thành từ thói quen đọc sách. (Hầu hết là từ trái qua phải, ngoại trừ một số nước như Nhật hay Trung Quốc cổ). Con mắt sẽ quét trên hình ảnh bắt đầu từ góc cao bên trái, qua phải rồi chéo xuống theo hướng dích-dắc . Hoạt động này của mắt đã tạo ta những quy tắc về điểm vàng, thủ pháp thị giác, bố cục hay những đường dẫn trong hội hoạ cổ xưa cũng như trong nhiếp ảnh hiện đại về sau này.
Hướng nhìn cơ bản theo cách đọc phương Tây.
Từ cách đọc đơn giản khởi nguồn, các hoạ sĩ cũng như nhiếp ảnh gia sau này đã nghiên cứu và phát triển thêm nhiều những quy tắc, thủ pháp, đường dẫn, cũng như bố cục để dẫn dắt được cái nhìn người xem theo định hướng cá nhân.
KẾT LUẬN:
Ta chụp cái gì mặc kệ, chụp như thế nào mặc kệ, miễn là đừng từ bỏ quyền độc tôn của bản thân để nói điều "nhìn & thấy", đã cảm nhận và rung động trước nó, để nói điều muốn nói bằng ngôn ngữ hình ảnh. Miễn là ta hiểu rõ, biết rõ tại sao mình làm thế và miễn là bức ảnh của ta phát xuất từ một xác tín vững vàng. Dĩ nhiên là của riêng ta, không phải nhai lại hay lập lại khung ảnh của ai đó. Nếu điều đó có trong bức ảnh chụp của ta, thì dù người xem không đồng ý thì cũng không ai dám hoài nghi con người chụp ảnh và ý nghĩa trong bức ảnh của ta, chia sẻ trong một bài viết trên Tinhte của anh @tuanlionsg mà mình rất thích.
Vậy hiểu rõ bản thân, hiểu rõ đôi mắt và cách làm việc của nó cũng chính là chiếc chìa khoá quan trọng giúp ta mở ra những cánh cửa tri thức, hiểu thêm những góc nhìn mới lạ, tạo được dấu ấn cá nhân trong từng shot hình tưởng chừng như rất đơn giản.