Như đã nói ở phần 2, đầu phát trung tâm sẽ được tích hợp amplifier để khuếch đại tín hiệu ra loa, tuy nhiên những bộ amplifier tích hợp sẵn này sẽ chỉ cho chất âm vào tầm khá chứ không thể đánh giá là quá tốt được. Trong các dàn âm thanh xe hơn cao cấp, bộ amplifier sẽ có kích thước lớn hơn, sở hữu chất lượng cao hơn và được đặt riêng bên ngoài đầu phát trung tâm. Thiết kế này giúp hạn chế nhiễu từ các thành phần khác bên trong đầu phát trung tâm vào mạch amplifier.
Mời anh em đọc 2 phần đầu tại đây:
Amplifier của hệ thống loa xe hơi luôn có thiết kế ẩn để không choán chỗ bên trong xe. Nhiệm vụ chính của nó là khuếch đại tín hiệu âm thanh để làm rung động màng loa và tạo ra tiếng nhạc. Nếu không có amplifier, bạn sẽ khó có thể thưởng thức âm nhạc với chất lượng tốt nhất.
Quá trình khuếch đại tín hiệu
Mời anh em đọc 2 phần đầu tại đây:
- Tìm hiểu về hệ thống âm thanh xe hơi - Phần 1: Những khái niệm cơ bản
- Tìm hiểu về hệ thống loa trong xe hơi - Phần 2: Đầu phát trung tâm (head unit)
Amplifier của hệ thống loa xe hơi luôn có thiết kế ẩn để không choán chỗ bên trong xe. Nhiệm vụ chính của nó là khuếch đại tín hiệu âm thanh để làm rung động màng loa và tạo ra tiếng nhạc. Nếu không có amplifier, bạn sẽ khó có thể thưởng thức âm nhạc với chất lượng tốt nhất.
Quá trình khuếch đại tín hiệu
Amplifier sẽ khuếch đại tín hiệu điện được cung cấp bởi đầu phát trung tâm để nó đủ sức làm dao động màng loa và tạo ra âm thanh. Tuy nhiên trước khi được khuếch đại bởi amplifier, tín hiệu âm thanh đã đi qua một quy trình xử lý ban đầu là preamp. Các hệ thống âm thanh thực sự cao cấp có thể được tích hợp nhiều preamp để xử lý tín hiệu qua nhiều lớp, từ đó cải thiện tín hiệu đến mức tốt nhất trước khi đưa đến amplifier và xuất ra loa. Preamp cũng là công đoạn mà các tinh chỉnh âm học (tone bass/treble, EQ...) được thực hiện để tùy biến chất âm cuối cùng của tiếng nhạc.
Crossover
Một phần trong công đoạn preamp là crossover. Công đoạn này chia tín hiệu âm thanh full-range thành từng tần số riêng biệt để đưa đến các củ loa tương ứng, giúp đảm bảo độ chi tiết cao nhất cho âm thanh tổng thể khi được loa phát ra. Có 2 loại crossover là active-crossover và passive-crossover. Active-crossover chia tín hiệu full-range thành các tần số riêng biệt để amplifier khuếch đại và đưa đến các củ loa tương ứng. Passive-crossover thì nhận tín hiệu đã được khuếch đại từ amplifier và sau đó mới chia đến các củ loa tương ứng. Passive-crossover thường được sử dụng trong những chiếc loa 2 hướng (2-way) với thiết kế 2 củ loa trong cùng 1 thân loa (thông dụng nhất là 1 củ midrange và 1 tweeter).
Khuyết điểm của passive-crossover là nó làm cho năng lượng của tín hiệu bị suy giảm (khi chia ra các củ loa) từ đó ảnh hưởng đến chất âm ra loa. Đây là lý do vì sao hầu hết các hệ thống âm thanh xe hơi đều tích hợp mạch active-crossover, giúp cho các kênh của amplifier được chia riêng biệt và làm việc hiệu quả nhất.
Tiêu hao năng lượng và sinh nhiệt
Không như những chiếc amplifier trong hệ thống âm thanh gia đình thường được gắn bóng chân không, amplifier trên hệ thống loa xe hơi không sử dụng bóng chân không (do nó sinh nhiệt cao và bị ảnh hưởng rung, không phù hợp đặt trong xe hơi). Thay vào đó, amplifier trên hệ thống loa xe hơi sử dụng các bóng bán dẫn điện tử.
Amplifier làm việc với công suất cao để khuếch đại tín hiệu điện làm rung màng loa và tạo ra âm thanh, quá trình này sẽ tiêu thụ nhiều năng lượng và sinh nhiệt. Tản nhiệt là một trong những điều luôn được lưu ý đầu tiên khi sản xuất amplifier. Những mạch amplifier nhỏ gọn được tích hợp bên trong đầu phát trung tâm thì rất ít khi bị quá nhiệt do chúng có thiết kế đơn giản và không tiêu thụ quá nhiều năng lượng. Tuy nhiên với những chiếc amplifier đặt ngoài có kích thước lớn hơn, nhà sản xuất sẽ kèm thêm các lá tản nhiệt để đảm bảo cho chúng làm việc hiệu quả dài lâu.
Quảng cáo
Công suất danh định của amplifier
Công suất của một chiếc amplifier được đo bằng đơn vị watt cho mỗi kênh (trái / phải). Số Watt càng cao có nghĩa là năng lượng được đưa đến loa càng lớn, cung cấp mức âm lượng cũng càng lớn. Đơn vị chuyên ngành được sử dụng là RMS (Root Mean Square) để chỉ cường độ của tín hiệu đầu ra. Thông số này không được quy định cụ thể và khác nhau với từng hãng, do đó bạn nên chú ý để đầu tư cho phù hợp.
Một trong những "chiêu" thường được các hãng sử dụng nhất là đưa ra thông số công suất cao nhất thay vì là mức công suất ổn định. Do chúng ta không thể nào lái xe liên tục ở tốc độ tối đa, mức "công suất tối đa" mà các hãng giới thiệu về sản phẩm của họ cũng ít khi có thể đạt đến. CEA (Consumer Electronics Association) hiện tại đã đưa ra một định mức đo đạc tiêu chuẩn là CEA-2006-A được chấp nhận bởi nhiều hãng xe hơi, giúp người dùng tìm kiếm cho mình một sản phẩm với mức công suất danh định được chứng nhận tiêu chuẩn.
Đừng vội đánh giá chất lượng loa
Ở ngưỡng công suất cao nhất, chiếc amplifier sẽ cung cấp mức công suất RMS khoảng gấp đôi so với bình thường, và cũng làm méo tiếng rất nhiều. Điều này không chỉ làm âm thanh dở đi mà còn có thể gây hư hại cho loa. Một điều thường thấy khi nghe âm thanh dở đi là người ta ngay lập tức đổ lỗi cho chiếc loa, nhưng trên thực tế nó có thể đến từ hàng tá các thành phần khác, trong đó có chiếc amplifier. Mạch amplifier công suất thấp được tích hợp trong đầu phát trung tâm nói chung ít khi đủ sức để khuếch đại tín hiệu đến mức quá lớn như những chiếc amplifier riêng bên ngoài.
Quảng cáo
Hầu hết những chiếc amplifier đều sẽ bắt đầu méo tiếng ở mức khoảng 75% tổng âm lượng hệ thống. Nếu bạn đòi hỏi âm lượng phải đến mức đó nghe nhạc mới "đã" thì chiếc amplifier có thể đang bị "hụt hơi". Lúc này nếu bạn chỉ đơn giản là thay loa khác thì cũng chẳng giải quyết được gì nhiều.
Như nói trên, do được thiết kế ẩn bên trong chiếc xe và tránh khỏi tầm mắt chúng ta, chiếc amplifier là thành phần thường dễ bị "hiểu lầm" nhất khi có vấn đề gì đó với âm thanh. Hãy nhớ rằng chúng ta không nhìn thấy nó không có nghĩa là nó không làm việc. Hãy chú ý đến chiếc amplifier đầu tiên khi cần thiết, đôi khi chỉ một chỉnh sửa nho nhỏ cũng đủ làm thay đổi chất âm của toàn hệ thống đến mức không ngờ.