Tìm thấy lăng mộ của pharaoh Thutmose II - chồng của nữ hoàng Hatshepsut

bk9sw
20/2/2025 9:1Phản hồi: 20
Tìm thấy lăng mộ của pharaoh Thutmose II - chồng của nữ hoàng Hatshepsut
Các nhà khảo cổ đã vừa khai quật lăng mộ của pharaoh Thutmose II - chồng của nữ hoàng Hatshepsut và cai trị Ai Cập khoảng 3500 năm trước. Lăng mộ của vị pharaoh này nằm ở phía tây Thung lũng của các vị vua. Đây cũng là lần phát hiện lăng mộ pharaoh đầu tiên trong hơn 100 năm qua kể từ khi người ta tìm thấy lăng mộ của Tutankhamun năm 1922.

Thutmose II tomb 1.jpg
Lối vào lăng mộ Thutmose II

Tuy nhiên, không giống như mộ của Tutankhamun, lăng mộ của Thutmose II khi được phát hiện gần như trống không và không có xác ướp. Lăng mộ được xác định đã bị ngập nước không lâu sau khi Thutmose II được chôn cất và các đồ vật tuỳ táng đã bị lấy đi. Nhà Ai Cập học Piers Litherland tại đại học Cambridge cho biết: "Toàn bộ những gì bên trong lăng mộ đã không còn. Tuy nhiên lăng mộ không bị trộm mà mọi thứ đã bị dời đi."

Thutmose II tomb 2.jpg
Bên trong lăng mộ Thutmose II


Lăng mộ này được phát hiện lần đầu vào tháng 10 năm 2022 nhưng phải đến cuối mùa khai quật 2024 đầu 2025, những mảnh đồ gốm có khắc tên của Thutmose II mới được phân tích và lúc này các nhà khảo cổ đã có thể xác định được đây là một lăng mộ của pharaoh. Một trong những mảnh gốm có khắc nhãn cho biết nó chứa natron (natri carbonat ngậm 10 nước) được dùng để ướp xác. Điều này xác nhận rằng hoạt động chôn cất ban đầu đã được thực hiện bên trong ngôi mộ.

Thutmose II mummy.jpg
Xác ướp được cho là của Thutmose II.

Với việc lăng mộ trống không thì các nhà khảo cổ tin rằng có khả năng sẽ tìm được lăng mộ thứ hai nằm nơi các món đồ tuỳ táng được chuyển đến sau khi lăng mộ ban đầu bị ngập lụt. Xác ướp của Thutmose II ở đâu vẫn là một ẩn số. Trước đó một xác ướp đã được cải táng tại khu vực Deir el-Bahari gần Thung lũng các vị vua được một số nhà Ai Cập học xác định là Thutmose II. Tuy nhiên, xác ướp này quá già (khi mất khoảng 40 tuổi) để có thể là Thutmose II. Vì vậy Litherland cho rằng xác ướp và ngôi mộ thứ hai của Thutmose II vẫn nằm ở đâu đó và chưa bị chạm đến.

Thutmose II & Hatshepsut.jpg
Thutmose II và Hatshepsut (ảnh AI)

Thutmose II là vị pharaoh thứ 4 của vương triều thứ 18 của Ai Cập nhưng không có nhiều thông tin về vương triều của ông. Không biết chính xác triều đại của ông kéo dài trong bao lâu, theo Bảo tàng quốc gia về văn minh Ai Cập (NMEC) tại Cairo thì ông chỉ trị vì trong chưa đầy 5 năm. Tuy nhiên, một số học giả cho rằng triều đại của Thutmose II kéo dài lâu hơn nhiều, ước tính từ năm 1492 đến 1479 trước CN. Nhiều ghi chép lịch sử chỉ ra rằng trong thời gian trị vì, Thutmose II đã đánh bại một cuộc nổi dậy ở Nubia - một khu vực giờ đây là miền Nam Ai Cập - Bắc Sudan, từng dưới quyền kiểm soát của Ai Cập vào thời điểm đó. Ngoài ra, ghi chép còn nói ông đã đưa quân chinh phạt phía đông Địa Trung Hải và viễn chinh đến nơi là Syria ngày nay.

Hatshepsut temple.JPG
Đền thờ nữ hoàng Hatshepsut

Quảng cáo


Tuy nhiên, Thutmose II được biết đến nhiều hơn khi ông là chồng của Hatshepsut - người em cùng cha khác mẹ của mình. Thutmose II là con của Thutmose I và vợ thứ Mutnofret còn Hatshepsut là con của Thutmose I và vương hậu Ahmose. Khi Thutmose II qua đời, con trai ông - hoàng tử Thutmose III còn quá nhỏ nên hoàng hậu Hatshepsut đã thay chồng trị vì Ai Cập. Bà về sau trở thành nữ pharaoh thứ 2 của Ai Cập (nữ pharaoh đầu tiên là Sobekneferu, vương triều thứ 12), trị vì từ năm 1749 đến 1458 trước CN và được xem là một trong những nữ vương quyền lực nhất lịch sử thế giới cổ đại. Vương triều của bà được biết đến với sự ổn định, thịnh vượng và hoà bình khi bà tập trung vào thương mại và phát triển nhà nước hơn là chinh phục quân sự.

Lăng mộ của Thutmose II là một phát hiện thú vị và nó mang lại cái nhìn sâu rộng hơn về lịch sử của thung lũng của các vị vua cũng như các khu vực an táng xung quanh. Filip Taterka - một giáo sư Ai Cập học tại Viện hàn lâm khoa học Ba Lan nói rằng từ lâu đã có một cuộc tranh cãi trong giới khoa học rằng ai là pharaoh đầu tiên được chôn cất tại Thung lũng của các vị vua? Đây là một "nghĩa trang" xa hoa được các pharaoh sử dụng để yên nghỉ sau khi họ ngừng xây dựng các ngôi mộ bên trong hoặc xung quanh kim tự tháp. Một số học giả cho rằng nữ hoàng Hatshepsut là pharaoh đầu tiên trong khi số khác cho rằng cha của bà - Thutmose I mới là người đầu tiên. Taterka cho rằng với việc ngôi mộ mới được phát hiện nằm ở phía tây của thung lũng các vị vua thì khả năng Hatshepsut là pharaoh đầu tiên được chôn cất tại đây.

Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng ý rằng ngôi mộ mới thuộc về một pharaoh. Thomas Schneider - một giáo sư Ai Cập học tại đại học British Columbia nói sẽ cần có nhiều bằng chứng hơn để xác định nó thuộc về Thutmose II. Ông cho rằng ngôi mộ mới nằm ở một khu vực gọi là Wadi Gabbanat El Qurud và nơi đây khó có thể là nơi dành để an táng một pharaoh bởi không có pharaoh nào khác được chôn cất tại đây. Ngoài ra, Schneider nói có một số ngôi mộ khác nằm trong Thung lũng của các vị vua được gợi ý là mộ của Thutmose II và ông an táng ngay tại thung lũng.

LiveScience
20 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Pharaoh loạn nhỉ
đất nước toàn dân đào mộ cuốc mả hỏi sao không nghèo ?!! Xóm tui có ông bò vào lăng mộ làm cái trò gì đó về bị điên điên khùng ,bà mẹ chạy chữa mà không hết
@anhcom67 Nó đào còn đỡ chứ nc đấu tố ông bà cha mẹ như xứ paki nhà m xong khóc huhu thì culi 50 năm rồi chưa thấy thoát ngèo 😆))
Cười vô mặt
Nhìn cái xác nằm thẳng cẳng mà nhớ bác quá, lâu rồi không đi
@xecatang Minh râu à? Hay bác nào?
@xecatang Hồi lớp 5 cũng bị bà chủ nhiệm dụ đi, giờ thấy phí tiền vl 😆
| Sent from Mr.Anderson Using IPHONE 16PROMAX 1TB |
@Mr.Anderson Bé an đẳng cấp thế mà cũng bị dụ à, cay nhể, tưởng chỉ có bé an đi lùa người ta 😃)
Ai Cập cổ đại rất hay có truyền thống kết hôn trực hệ trong hoàng tộc.
@nghaimin Cổ đại mà quá xa xưa chỉ phân biệt giống đực và giống cái thôi, mãi sau này mới có hiểu biết về vấn đề cận huyết, khi đó mới có nhận thức về cha con, mẹ con, họ hàng....
@OKAYBN Cũng tùy. Không phải nơi nào từ xưa cũng cho phép kết hôn trực hệ đến mức độ anh chị em ruột đến vậy.
@nghaimin Tổ tiên nhà m 10 đời chắc gì k có, có khi m là sp trực hệ cũng nên 😆)
Cười vô mặt
@nghaimin Anh chị em ruột thì cấm, nhưng cưới anh chị em họ đời thứ nhất thì lại cực kỳ phổ biến. Thậm chí Tq chỉ mới cấm từ năm 1980
https://en.wikipedia.org/wiki/Incest
@nghaimin Mãi sau này con người mới có nhận thức vấn đề của con cái bị tật, chết non,....do sinh ra bởi cận huyết đó. Rồi mới tiến đến phân biệt thứ bậc họ hàng. Tiếp sau này mới tìm hiểu ra khoa học di truyền các kiểu...Trc đó như động vật thôi, chỉ nhận thức con đực và con cái thôi.
Cái lĩnh vực này cứ đi đào mộ mấy người này để làm gì nhỉ? Để nghiên cứu công nghệ ướp xác à? Bây giờ có thua gì công nghệ ướp xác ngày xưa đâu? Cái gì tốt thì tự nó đã lưu truyền rồi.
@OKAYBN Chủ yếu là về lịch sử, văn hóa, vì nó mang đến rất nhiều thông tin về những gì đã có trong quá khứ
@OKAYBN chủ yếu là tò mò
Xây lăng tẩm đền đài gây lãng phí nhân lực vật lực đất nước . Còn cái trò ướp xác nói thật phải mở cửa thu phí vào tham quan mới thu hồi được vốn .
Mốc thời gian sai nhiều vậy.
"Bà về sau trở thành nữ pharaoh thứ 2 của Ai Cập (nữ pharaoh đầu tiên là Sobekneferu, vương triều thứ 12), trị vì từ năm 1749 đến 1458 trước CN"
Bà này sống lâu dữ thần hen.
Yên giấc ngàn thu! Hơn ngàn là con cháu đào lên xem liền 😂

Xu hướng

Bài mới








  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2025 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019