Nguyên tố ấy là helium-3, một đồng vị của nguyên tố khí hiếm Helium, với 2 proton và 1 neutron thay vì 2 proton và 2 neutron như nguyên tố khí hiếm phổ biến. Đối với ngành vật lý hạt nhân, helium-3 là đồng vị mang tính then chốt để thực hiện phản ứng hợp hạch, thứ có khả năng tạo ra nguồn năng lượng gần như vô tận, hệt như cách mặt trời hay các ngôi sao khác tạo ra năng lượng.
Và vừa rồi, nhiệm vụ Thường Nga 5 của cơ quan vũ trụ Trung Quốc triển khai trên bề mặt mặt trăng đã tìm thấy một tinh thể mới, trong đó có chứa helium-3. Phía Trung Quốc đặt tên tinh thể này là Changesite—(Y). Phía ủy ban CNMNC (Ủy ban về khoáng sản mới, danh pháp và phân loại) trực thuộc IMA, Hiệp hội khoáng vật học quốc tế cũng đã xác nhận đây là một khoáng vật mới hôm thứ 6 tuần trước.
Nhìn hình cover có vẻ tinh thể này kích thước lớn, nhưng thật ra nó được chụp dưới kính hiển vi, tiết diện của nó còn nhỏ hơn cả một cọng tóc của con người. Đây là một phần rất nhỏ của lượng mẫu vật mà tàu vũ trụ Trung Quốc đem về trái đất. Nhiệm vụ Thường Nga 5 diễn ra từ ngày 23/11/2020, hạ cánh lên mặt trăng vào ngày 1/12/2020. Sau đó con tàu vũ trụ không người lái đã thu thập khoảng 1,731 gram mẫu vật trên bề mặt mặt trăng rồi quay trở về trái đất vào ngày 16/12/2020.
Changesite—(Y) là khoáng vật hoàn toàn mới thứ 6 được con người phát hiện trên mặt trăng, và trước đó thì cũng mới chỉ có Nga và Mỹ là những nước tìm thấy những khoáng vật không có hoặc chưa tìm thấy trên trái đất. Khu vực tìm thấy Changesite—(Y) nằm ở phía bắc mặt trăng, nơi từng có núi lửa hoạt động 1,2 tỷ năm về trước.
Theo truyền thông Trung Quốc, khoáng vật này chứa helium-3, nguồn nhiên liệu then chốt để biến ước mơ tạo ra lò phản ứng hợp hạch trở thành hiện thực. Hiện giờ hầu hết các nhà máy điện sử dụng lò phản ứng hạt nhân đều dùng phản ứng phân hạch, nơi những đồng vị phóng xạ của các nguyên tố như Uranium, Plutonium hay Americium trải qua chu kỳ bán rã, từ đó sản sinh năng lượng nhiệt.
Còn phản ứng hợp hạch (nhiệt hạch) thì diễn ra theo thái cực ngược lại. Hai hạt nhân trở lên hợp lại với nhau, tạo ra hạt nhân mới nặng hơn, và cũng sản sinh năng lượng nhiệt. Nguồn năng lượng “trong mơ” này vẫn còn chưa trở thành hiện thực vì một lý do duy nhất, đó là các nhà khoa học vẫn chưa kiểm soát được nhiệt độ và áp lực cần dùng để thực hiện hiệu quả phản ứng hợp hạch, và làm thế nào để không lãng phí năng lượng tạo ra từ phản ứng.
Nhưng nếu nói về lợi thế, thì phản ứng hợp hạch còn được gọi là “năng lượng hạt nhân sạch”, vì không tạo ra những chùm tia phóng xạ nguy hiểm tới các loài sinh vật, không gây ô nhiễm môi trường, thậm chí còn là một nguồn năng lượng gần như vô tận, khi nhiên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt.
Theo Vice
Và vừa rồi, nhiệm vụ Thường Nga 5 của cơ quan vũ trụ Trung Quốc triển khai trên bề mặt mặt trăng đã tìm thấy một tinh thể mới, trong đó có chứa helium-3. Phía Trung Quốc đặt tên tinh thể này là Changesite—(Y). Phía ủy ban CNMNC (Ủy ban về khoáng sản mới, danh pháp và phân loại) trực thuộc IMA, Hiệp hội khoáng vật học quốc tế cũng đã xác nhận đây là một khoáng vật mới hôm thứ 6 tuần trước.
Nhìn hình cover có vẻ tinh thể này kích thước lớn, nhưng thật ra nó được chụp dưới kính hiển vi, tiết diện của nó còn nhỏ hơn cả một cọng tóc của con người. Đây là một phần rất nhỏ của lượng mẫu vật mà tàu vũ trụ Trung Quốc đem về trái đất. Nhiệm vụ Thường Nga 5 diễn ra từ ngày 23/11/2020, hạ cánh lên mặt trăng vào ngày 1/12/2020. Sau đó con tàu vũ trụ không người lái đã thu thập khoảng 1,731 gram mẫu vật trên bề mặt mặt trăng rồi quay trở về trái đất vào ngày 16/12/2020.
Changesite—(Y) là khoáng vật hoàn toàn mới thứ 6 được con người phát hiện trên mặt trăng, và trước đó thì cũng mới chỉ có Nga và Mỹ là những nước tìm thấy những khoáng vật không có hoặc chưa tìm thấy trên trái đất. Khu vực tìm thấy Changesite—(Y) nằm ở phía bắc mặt trăng, nơi từng có núi lửa hoạt động 1,2 tỷ năm về trước.
Theo truyền thông Trung Quốc, khoáng vật này chứa helium-3, nguồn nhiên liệu then chốt để biến ước mơ tạo ra lò phản ứng hợp hạch trở thành hiện thực. Hiện giờ hầu hết các nhà máy điện sử dụng lò phản ứng hạt nhân đều dùng phản ứng phân hạch, nơi những đồng vị phóng xạ của các nguyên tố như Uranium, Plutonium hay Americium trải qua chu kỳ bán rã, từ đó sản sinh năng lượng nhiệt.
Còn phản ứng hợp hạch (nhiệt hạch) thì diễn ra theo thái cực ngược lại. Hai hạt nhân trở lên hợp lại với nhau, tạo ra hạt nhân mới nặng hơn, và cũng sản sinh năng lượng nhiệt. Nguồn năng lượng “trong mơ” này vẫn còn chưa trở thành hiện thực vì một lý do duy nhất, đó là các nhà khoa học vẫn chưa kiểm soát được nhiệt độ và áp lực cần dùng để thực hiện hiệu quả phản ứng hợp hạch, và làm thế nào để không lãng phí năng lượng tạo ra từ phản ứng.
Nhưng nếu nói về lợi thế, thì phản ứng hợp hạch còn được gọi là “năng lượng hạt nhân sạch”, vì không tạo ra những chùm tia phóng xạ nguy hiểm tới các loài sinh vật, không gây ô nhiễm môi trường, thậm chí còn là một nguồn năng lượng gần như vô tận, khi nhiên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt.
Theo Vice