Như các bạn đã biết thì bàn phím cơ là món phụ kiện công nghệ thú vị với người dùng hiện nay. Với hơn 3 năm đã từng trải nghiệm với nhiều dòng bàn phím thường cho đến bàn phím cơ, mình xin phép chia sẻ những sai lầm phổ biến mà mình và có thể nhiều bạn đã từng mắc phải khi mới và bắt đầu dùng bàn phím cơ.
Sai lầm đầu tiên có lẽ nhiều bạn sẽ dễ phạm phải là mua bàn phím theo cảm xúc ban đầu. Bạn chưa từng trải nghiệm các dòng bàn phím có cơ chế Linear hay Tactile nên khi bạn trải nghiệm bàn phím cơ của người đồng nghiệp bên cạnh hoặc người thân thì bàn phím cơ có cơ chế Clicky của Blue Switch sẽ đem lại sự phấn khích và ra quyết định khá vội vã.
Và bạn ra quyết định mua hàng…
Công tắc bàn phím cơ hay còn gọi là Switch (Blue Switch)
Top 1 - Mua bàn phím cơ dùng công tắc Blue Switch
Sai lầm đầu tiên có lẽ nhiều bạn sẽ dễ phạm phải là mua bàn phím theo cảm xúc ban đầu. Bạn chưa từng trải nghiệm các dòng bàn phím có cơ chế Linear hay Tactile nên khi bạn trải nghiệm bàn phím cơ của người đồng nghiệp bên cạnh hoặc người thân thì bàn phím cơ có cơ chế Clicky của Blue Switch sẽ đem lại sự phấn khích và ra quyết định khá vội vã.
Và bạn ra quyết định mua hàng…
- Red Switch : còn gọi là switch Linear, hành trình phím trơn tuột, không có phản hồi, âm thanh yên tĩnh
- Blue Switch : còn gọi là switch Clicky, có cảm xúc phản hồi rõ rệt và đi kèm âm thanh lớn
- Brown Switch : còn gọi là switch Tactile, có cảm xúc phản hồi tương đối, âm thanh vừa phải
Công tắc bàn phím cơ hay còn gọi là Switch (Blue Switch)
Sau 2 tháng bạn trải nghiệm thì bắt đầu bạn sẽ dần nhận ra sự bất tiện của bàn phím cơ Blue Switch đem lại.
- Đồng nghiệp và người thân than phiền về sự ồn ào khi bạn ở gần họ và gõ phím.
- Bạn mất tập trung trong công việc vì âm thanh khá đanh thép của bàn phím (bàn phím càng đắt tiền thì âm thanh nghe đỡ "sạn'' hơn bạn phím rẻ tiền)
- Bạn không thể làm việc vào ban đêm khi người thân bạn đang ngủ
- Cảm xúc trên đầu ngón tay không thú vị bằng Linear và không còn phấn khích như ngày ban đầu sở hữu.
Sau này các hãng tùy chỉnh màu sắc theo mỗi hãng nhưng vẫn giữ công thức (Style) CLICKY - TACTILE - LINEAR
Cũng không phủ nhận những ưu điểm mà mình rất thích của bàn phím cơ bản Blue Switch
- Tốc độ gõ phím nhanh và chuẩn xác hơn 2 cơ chế Switch còn lại
- Lực nhấn nặng và nẩy hơn 2 cơ chế còn lại
- Hành trình phím ngắn nên có độ nhạy tốt
- Âm thanh gây phấn khích khi Spam phím với tốc độ nhanh
- Độ nhạy cao và ít Delay hơn 2 cơ chế còn lại
Vậy nên hiện tại với nhiều người dùng bàn phím cơ chuyên nghiệp thì họ đang chia thành 2 trường phái chủ yếu là Linear (Red) và Tactile (Brown) vì sự thú vị và cảm xúc đặc biệt của 2 cơ chế switch này đem lại.
Blue switch thật sự không hề có lỗi hay tệ như các bạn nghĩ, vì thật sự switch này vẫn có khá nhiều dân chuyên vẫn đang sử dụng. Chỉ cần bạn sử dụng đúng cách và không ảnh hưởng tiếng ồn đến người xung quanh là được.
Mẹo : Nhớ trải nghiệm thực tế ít nhất 2 cửa hàng bán bàn phím rồi ra quyết định cũng không muộn bạn nhé
Mua sai kích cỡ Layout bàn phím hay còn gọi là Form factor bàn phím cơ
Sai lầm tiếp theo của mình là chọn sai kích thước bàn phím cơ.
Có thể nhiều bạn không quan tâm đến vấn đề chọn kiểu dáng của bàn phím , nhưng thực sự đây là 1 tiêu chí quan trọng cần xem xét thật kỹ vì không phải cứ đẹp hay lạ là rước em nó về dù trải nghiệm đem lại quá nhiều bất tiện mà bạn chưa hình dung ra.
Bàn phím dài quá thì vướng víu phần chuột khi thao tác
Quảng cáo
Bàn phím ngắn quá thì mất đi hàng phím chức năng NUMPAD dành riêng cho kế toán
Bàn phím siêu nhỏ thì mất đi hàng phím F khá bất tiện
Vậy nên, với đúng nhu cầu và ngành nghề riêng của bạn thì hãy cân nhắc thật kỹ về việc chọn kích thước của bàn phím
Ví dụ như Code,Designer,Game thủ, Kế toán hoặc dân Content thì mỗi bàn phím của họ đều sẽ khác nhau.
Vì vậy hãy suy nghĩ thật sự nghiêm túc về sự phù hợp của từng layout bàn phím trước khi ra quyết định rước em nó về bạn nhé
Mẹo : Ngoài layout bàn phím ra thì kiểu dáng của Keycap cũng sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm gõ phím nữa bạn nhé ^_^
Quảng cáo
03 loại kiểu dáng Keycap phổ biến dễ dùng và nhiều người yêu thích (hình trên)
Các loại Key Cap khác kèm thông số chiều cao
Mẹo : 1 dòng sản phẩm của 1 thương hiệu thường sẽ có nhiều phiên bản nên bạn nhớ tìm hiểu trang Website của hãng (quốc tế) hoặc nơi bán hàng uy tín nhé
Nhớ hỏi kỹ anh bán hàng.
Bàn phím cơ không có Hot swap
Như sai lầm đầu tiên mà mình nhắc đến, nếu bạn đã chọn nhầm công tắc màu Xanh (Blue Switch) mà bàn phím của bạn có hỗ trợ Hotswap thì đó là vị cứu tinh của bạn.Bạn hoàn toàn có thể mua nhiều công tắc khác nhau để thay thế theo sở thích của mình nhé
Hotswap là tính năng có thể tháo công tắc Switch bàn phím ra mà không phải Rã Hàn mạch điện
Switch khác nhau sẽ đem lại nhiều trải nghiệm khác nhau
Nhưng nếu bàn phím của bạn không có HotSwap thì sao ?
Thì cũng đừng lo bạn nhé
Bạn hoàn toàn có thể đem ra thợ điện tử và nhờ họ dùng phương pháp “Rã Hàn” và hoàn toàn có thể thay thế Switch theo ý muốn. (nhớ mua Switch và đem cho họ thay nhé)
Lưu ý : Switch có 2 loại 3 Pin và 5 Pin (còn gọi là chân cắm) nên nhờ thợ họ xem qua trước khi mua Switch bạn nhé
Chân cắm của công tắc được gọi là Pin trong Switch
Chân cắm có 2 lỗ bên hông như hình sẽ được gọi là mạch 5 Pin và có thể dùng được cho loại 3 và cả 5 Pin
Ngược lại mạch 3 Pin sẽ không dùng được cho Switch 5 Pin bạn nhé (hình mạch 3 Pin)
Tuy nhiên với phương pháp này khá bất tiện và chỉ có thể thay thế được 1 lần, vì nếu tháo ra tháo vô nhiều sẽ ảnh hưởng đến mạch hàn (Hotswap thì có thể tháo ra vô đến hàng trăm lần)
Phương pháp Rã Hàn bàn phím cơ
Vì sao mình lại cần đến tính năng HotSwap khi mua bàn phím cơ ?
- Sự tiện dụng khi thay thế và trải nghiệm các loại switch khác nhau
- Sau này có Switch nào bị hư (nút bấm bị liệt 1 nút) thì dễ dàng thay thế
- Tuỳ biến theo sở thích cá nhân, không bị gò bó với 1 loại switch mặc định từ hãng
- Hoàn toàn có thể sửa chữa sai lầm đầu tiên ^_^
Mẹo : Khi mua hàng nhớ hỏi kỹ anh bán hàng về tính năng Hot Swap này nhé
Bàn phím không hỗ trợ MacOS và phần mềm Key Map VIA
Như các bạn đã biết, hiện nay ngoài người dùng hệ điều hành Windows ra thì rất nhiều người dùng vẫn đang sử dụng song song cả 2 hệ như MacOS hay cả Linux
Vì vậy, bàn phím có mạch hỗ trợ các dòng trên đều sẽ rất tiện dụng cho người sử dụng đa nhiệm hiện nay.
Ngoài ra với tính năng phụ như tác động điều chỉnh phím chức năng trực tiếp vào phần cứng của bàn phím (cố định chức năng cho bàn phím thay vì mặc định với 1 máy tính) cũng là 1 sự lựa chọn đáng cân nhắc.
Bạn hoàn toàn có thể thay thế nút theo tổ hợp phím theo sở thích cá nhân của bạn.
Mẹo : Khi mua hàng nhớ hỏi anh chàng bán hàng về tính năng tuỳ biến phần mềm KeyMap nhé ^_^
Bàn phím có dây và không dây
Tuỳ theo nhu cầu cá nhân của bạn, bàn phím không dây thường sẽ có độ trễ (Delay) nhất định nhưng không quá nhiều với kết nối 2.4Ghz hoặc Bluetooth 5.0
Tuy nhiên nếu bạn không dùng 2 kết nối trên để chơi Game thì đó không phải là vấn đề để bạn lo lắng
Nếu chơi Game, bạn nên mua loại có dây kết nối là ổn nha.
Nhược điểm có dây là hơi rườm ra và chỉ dùng được cho 1 máy tính.
Không tiện lợi như Bluetooth có thể kết nối đến 3 thiết bị như IPAD hay Điện thoại hoặc Laptop…v.v…
Vì vậy, bạn nên cân nhắc về nhu cầu cá nhân và sự phù hợp với công việc của bạn nhé
Mẹo : Độ trễ của Bluetooth hiện nay không còn là vấn đề vì chuẩn kết nối 5.0 là chuẩn khá ổn.
Riêng chuẩn USB 2.4Ghz thì mình khá ngại vì sự nhiễu sóng gây nên tình trạng chập chờn kết nối (có delay hơn cả Bluetooth khi có nhiễu sóng)
TỔNG KẾT
Không có bàn phím cơ hay switch bàn phím nào là hoàn hảo, mà chỉ có bàn phím phù hợp cho riêng từng bạn
Có nhiều suy nghĩ sai lầm rằng bàn phím cơ càng đắt tiền, switch (công tắc/nút bàn phím) càng mắc tiền thì trải nghiệm sẽ “ngon” sẽ phù hợp với bạn ???
Đúng…nhưng chưa đủ !
Đương nhiên, sản phẩm càng đắt tiền thì chất lượng hoàn thiện của sản phẩm sẽ càng cao so với các sản phẩm giá rẻ. Tuy nhiên về sự phù hợp thì sẽ phụ thuộc vào yếu tố cá nhân của từng người, vì cơ bản Switch của bàn phím cơ có cơ chế khác nhau , nặng,nhẹ, đổ nẩy của phím và âm thanh to hay nhỏ…v.v… khác nhau hoàn toàn.
Vì vậy, bạn đừng mất quá nhiều thời gian và tiền bạc để tìm những thứ không thuộc về mình ^_^
Hãy tìm và thử nghiệm những Switch có độ nảy và âm thanh phù hợp với riêng bạn.
Mẹo : trước khi mua bàn phím, bạn nên đến các trung tâm bán hàng để trải nghiệm các sản phẩm trước khi ra quyết định rước em nó về .
Vì thực tế, nếu chọn sai, bạn sẽ khá tốn kém các công đoạn MOD hoặc chi phí khác để thay đổi 1 sản phẩm phù hợp cho riêng bạn. (mình đã từng “đóng học phí” đến 3 chiếc bàn phím cho đến khi sở hữu được chiếc bàn phím thứ 4 và cũng là chiếc bàn phím cơ phù hợp nhất với mình cho đến thời điểm hiện tại)
Hy vọng với những chia sẻ trên, mình sẽ giúp được bạn hạn chế tối đa những sai lầm không đáng có mà nhiều người đã dùng bàn phím cơ từng mắc phải.
Đối với các bạn đã chơi bàn phím lâu năm, bạn đã từng hối tiếc về điều gì ? Chia sẻ cho mình nhé ^_^
Cảm ơn bạn đã dành thời gian xem bài chia sẻ của mình !
Nếu có gì sai sót rất mong nhận được góp ý từ các bạn ^_^