Cuối tháng 3/2023, Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố một báo cáo dài 20 trang, chắt lọc tài liệu khoa học của gần 10 năm nhằm cảnh báo nguy cơ hiện hữu của tình trạng ấm lên toàn cầu, cũng như đề xuất những giải pháp đối với vấn đề này. Báo cáo trình bày chi tiết về các biến đổi đã được dự báo và quan sát được trong hệ thống khí hậu của Trái đất, các tác động trong quá khứ lẫn tương lai, và các biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng ô nhiễm khí thải carbon.
Đây là báo cáo tổng hợp thứ 6 của IPCC kể từ khi cơ quan này được thành lập vào năm 1988, mỗi báo cáo toàn diện cần khoảng 6 đến 8 năm để biên soạn, với sự tham gia của hàng trăm nhà khoa học nhiều nước trên thế giới. Qua từng báo cáo có thể thấy tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng tăng về quy mô và mức độ khẩn cấp.
Ông Ruben Del Campo - phát ngôn Cơ quan Khí tượng quốc gia Tây Ban Nha, người tham gia vào báo cáo mới nhất của IPCC nói: "BĐKH đang tiếp diễn. Chúng tôi có rất nhiều bằng chứng cho thấy Trái đất đang nóng lên. Tây Ban Nha và tây nam châu Âu là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất, bởi vì các đợt nắng nóng ở khu vực địa lý này của Trái đất diễn ra thường xuyên hơn, tần suất gia tăng nhanh hơn so với các khu vực khác".
Ông R.Campo còn nêu dẫn chứng về một dấu hiệu rõ rệt khác của sự nóng lên toàn cầu là sự tan chảy của băng ở các vùng cực. Mới đây, một tảng băng có kích thước bằng thủ đô London của Anh đã bị nứt vỡ và tách khỏi Nam Cực. “Các tảng băng trôi khổng lồ không chỉ làm mực nước biển tăng, mà còn tác động đến hệ sinh thái ở vùng nước nông hơn” - ông R.Campo nói.
Ảnh: Băng tan ở Bắc cực
Đây là báo cáo tổng hợp thứ 6 của IPCC kể từ khi cơ quan này được thành lập vào năm 1988, mỗi báo cáo toàn diện cần khoảng 6 đến 8 năm để biên soạn, với sự tham gia của hàng trăm nhà khoa học nhiều nước trên thế giới. Qua từng báo cáo có thể thấy tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng tăng về quy mô và mức độ khẩn cấp.
Ông Ruben Del Campo - phát ngôn Cơ quan Khí tượng quốc gia Tây Ban Nha, người tham gia vào báo cáo mới nhất của IPCC nói: "BĐKH đang tiếp diễn. Chúng tôi có rất nhiều bằng chứng cho thấy Trái đất đang nóng lên. Tây Ban Nha và tây nam châu Âu là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất, bởi vì các đợt nắng nóng ở khu vực địa lý này của Trái đất diễn ra thường xuyên hơn, tần suất gia tăng nhanh hơn so với các khu vực khác".
Ông R.Campo còn nêu dẫn chứng về một dấu hiệu rõ rệt khác của sự nóng lên toàn cầu là sự tan chảy của băng ở các vùng cực. Mới đây, một tảng băng có kích thước bằng thủ đô London của Anh đã bị nứt vỡ và tách khỏi Nam Cực. “Các tảng băng trôi khổng lồ không chỉ làm mực nước biển tăng, mà còn tác động đến hệ sinh thái ở vùng nước nông hơn” - ông R.Campo nói.

Ảnh: Băng tan ở Bắc cực
Trung tâm Dữ liệu băng và tuyết quốc gia Mỹ cho biết, dải băng Greenland đã mất khoảng 6 tỉ tấn nước mỗi ngày trong khoảng thời gian từ ngày 15 đến 17/7/2022, đủ để lấp đầy 7,2 triệu bể bơi tiêu chuẩn Olympic. Nếu toàn bộ dải băng này tan chảy thì mực nước biển toàn cầu có thể tăng thêm hơn 6 mét, đe dọa nhấn chìm nhiều khu vực ven biển và các đảo.

Ảnh: Băng ở Bắc cực đang tan nhanh
Kỳ báo cáo tiếp theo của IPCC sớm nhất cũng phải vào năm 2030. Điều này đồng nghĩa báo cáo lần này là báo cáo tổng hợp cuối cùng của IPCC trong thập niên then chốt để có thể khống chế mức tăng của nhiệt độ Trái đất ở mức 1,5 độ C như mục tiêu của Thỏa thuận Paris. Nhiều chuyên gia cho rằng nên rút ngắn chu kỳ báo cáo để các nhà hoạch định chính sách có thể nhận được khuyến nghị khoa học rõ ràng hơn. Một câu hỏi ngày càng cấp bách cũng được đặt ra cho các nhà nghiên cứu là phải làm gì nếu nhiệt độ toàn cầu tăng quá mức 1,5 độ C.
Báo cáo của LHQ tại COP27 cảnh báo khí hậu sẽ khắc nghiệt hơn gấp 4 lần vào năm 2100 kể cả khi nhiệt độ bề mặt trái đất chỉ tăng thêm 1,5 độ C. Nếu nhiệt độ trái đất tăng lên 2 độ C, số trận bão, lũ, hạn hán và sóng nhiệt sẽ tăng gấp 5 lần. Hiện nay, ít nhất 3,3 tỷ người đang sống trong vùng nguy hiểm do tác động của BĐKH và có nguy cơ tử vong vì thời tiết cực đoan cao hơn 15 lần. Báo cáo cũng chỉ ra rằng khoảng 14% số loài sinh vật trên cạn phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng rất cao nếu nhiệt độ toàn cầu tăng 1,5 độ C. Con số này có thể tăng lên 18% và 29% nếu nhiệt độ tăng lần lượt là 2 độ C và 3 độ C. Và chỉ cần nhiệt độ ấm lên khoảng 0,9 độ C thì 35% diện tích đất trên Trái đất sẽ bị các đám cháy rừng tàn phá.

Ảnh: cháy rừng ở Bandipur - Ấn Độ 2019

Ảnh: cháy rừng tại đèo Fren - Lâm Đồng 2023
Quảng cáo
Trong khi đó, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 2022, ước tính số người tử vong trên toàn cầu do nắng nóng lên tới 15.000 người. Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) nhận định, tới năm 2100, số người chết do BĐKH có thể tăng gần gấp đôi tỷ lệ tử vong hàng năm do tất cả các bệnh ung thư và gấp 10 lần số ca tử vong do giao thông đường bộ hàng năm (so với năm 2022).
Cùng với hội nghị chống BĐKH (COP) thì hội nghị về nước LHQ 2023 diễn ra từ ngày 22 đến 24/3 đã cảnh báo về một mối nguy tiềm tàng: Đó là nếu không hành động đúng đắn thì sẽ xảy ra xung đột về nước. Hội nghị với 5 chủ đề đối thoại chính: Nước cho sức khỏe; Nước vì sự phát triển bền vững; Nước đối với khí hậu, phục hồi và môi trường; Nước đối với sự hợp tác; và Thập kỷ hành động nước.
Thống kê cho thấy, hiện có 2,3 tỉ người (trong số 8 tỉ người) đang sinh sống tại các quốc gia nơi nguồn nước còn hạn chế, trong đó hơn 733 triệu người (xấp xỉ 10% dân số toàn cầu) sống ở các quốc gia có tình trạng thiếu nước nghiêm trọng.

Khô hạn đang tăng mạnh ở Úc
AFP dẫn lời ông Richard Connor - tác giả chính của báo cáo về nước của LHQ, rằng nếu không có gì được thực hiện, sẽ tiếp tục có từ 40% đến 50% dân số thế giới không được tiếp cận với hệ thống vệ sinh và khoảng 20-25% thế giới sẽ không được tiếp cận với nguồn cung cấp nước an toàn. Sự thiếu hụt nguồn nước sạch sẽ gây ra tác động đáng kể nhất đối với người nghèo. “Bất kể bạn ở nơi nào, nếu bạn đủ giàu có thì bạn sẽ xoay sở để có được nước. Nhưng điều đó với người nghèo thì không”.
Reuters dẫn lời ông Henk Ovink - Đặc phái viên Hà Lan về nước tại LHQ, kêu gọi: “Chúng ta phải hành động ngay vì tình trạng mất an ninh nguồn nước đang làm suy yếu an ninh lương thực, an ninh y tế, an ninh năng lượng hoặc phát triển đô thị và các vấn đề xã hội. Hành động phải thực tế chứ không dừng lại ở những cam kết mĩ miều. Bây giờ hoặc không bao giờ”.
Quảng cáo
Tới nay, lượng nước trên Trái đất vẫn tương đối ổn định (1.386 tỷ km3 nước), nhưng trong đó chỉ có 3% là nước ngọt. Tuy nhiên, BĐKH đang làm biến đổi vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. Trong bài viết “Thế giới đối diện với bóng ma về các cuộc chiến tranh do nước”, tờ Le Figaro trích dẫn các chuyên gia, theo đó nhu cầu tiêu dùng nước của con người, thực vật và động vật nay dường như đang vượt quá lượng nước sẵn có trong tự nhiên.

Khô hạn nghiêm trọng ở Australia
Trên phạm vi toàn cầu, tính từ năm 1980 tới nay, cứ sau mỗi năm, lượng nước thế giới tiêu thụ lại tăng 1%. Đến năm 2050, nhu cầu nước toàn cầu dự kiến sẽ tăng 20%. Theo báo cáo của LHQ, hơn 2 tỉ người sống ở những quốc gia mà lượng nước được sử dụng nhiều hơn lượng nước có sẵn trong tự nhiên.
Theo
Báo soha.vn: https://soha.vn/trai-dat-nong-len-cung-hiem-hoa-thieu-nuoc-20230417223144899.htm

Trái đất nóng lên cùng hiểm họa thiếu nước
Trái đất năm 2022 nóng hơn khoảng 1,11 độ C so với mức trung bình cuối thế kỷ 19. Xu hướng nóng lên toàn cầu vẫn tiếp tục trong năm nay do các hoạt động của con người tiếp tục đưa lượng lớn khí nhà kính vào bầu khí quyển. Ông Gavin Schmidt - Giám...
soha.vn
Phát biểu của Tổng Thư ký LHQ António Guterres: https://www.unicef.org/vietnam/vi/thông-cáo-báo-chí/bài-phát-biểu-của-tổng-thư-ký-lhq-tại-họp-báo-ra-mắt-báo-cáo-của-ủy-ban-liên
Báo cáo của IPCC: https://www.ipcc.ch/report/ar6/syr/