Trong bài này mình chia sẻ với anh em trải nghiệm của mình với con ASUS DUAL RX 5500XT O8G EVO - một chiếc card đồ họa tầm trung, có hiệu năng khá ổn, giá bán khoảng 6 triệu. Nó cũng là một đại diện của dòng Radeon RX 5500 XT và qua đây thì anh em sẽ có cái nhìn chi tiết hơn về sức mạnh của dòng card này.
RX 5500 XT là phiên bản GPU thấp nhất của dòng Radeon RX 5000 series. Với thế hệ RX 5000 này thì AMD đã thay đổi kiến trúc vi xử lý đồ họa, từ Graphics Core Next (GCN) chuyển sang RDNA (Radeon DNA). Những con GPU trên dòng RX 5000 có tên là Navi, chúng được sản xuất trên tiến trình 7nm của TSMC. Với sự thay đổi về cấu trúc cũng như tiến trình thì những con Navi cho hiệu năng tốt hơn, xung nhịp cao hơn và mức tiêu thụ điện năng cũng thấp hơn. Mình có đọc được đâu đó một bài giải thích về sự khác biệt giữa GCN và RDNA, có thể hình dung GCN mạnh nhưng chưa được khai thác đúng mục đích và nó cũng không tối ưu cho game trong khi RDNA thì rút kinh nghiệm từ GCN, thiết kế đơn giản hơn nhưng cho IPC cao hơn đến 4 lần. Mình sẽ tìm lại và chia sẻ với anh em sau hen. Giờ trở lại với RX 5500 XT thì
Nó dùng con Navi 14, biến thể Navi 14 XTX với kích thước die 158 mm2, 6,4 tỉ transistor. Con Navi 14 có thiết kế gồm 22 CU (Compute Unite) và theo thiết kế RDNA thì mỗi CU sẽ bao gồm 64 SP (Stream Processor cho tổng 1408 ), 4 TMU (Texture Mapping Unit, tổng 88 TMU), 32 ROP (Raster Operations Pipeline) cùng bộ đệm L2 2 MB. Xung nhịp của con GPU này sẽ từ 1607 MHz cơ bản, 1717 MHz cho chế độ chơi game và tối đa 1845 MHz theo thiết kế tham chiếu. Mỗi hãng sản xuất sẽ có sự tinh chỉnh về xung nhịp, có thể hỗ trợ OC để đưa mức xung lên cao hơn với tản nhiệt tốt hơn.
Cũng cần lưu ý là dòng RX 5500 XT này sẽ có thể đi với 4 GB hoặc 8 GB bộ nhớ GDDR6, khác biệt chỉ ở dung lượng, phần còn lại là độ rộng bus mà bộ nhớ kết nối với GPU, tốc độ bộ nhớ sẽ không thay đổi. Như vậy với độ rộng bus 128-bit và xung bộ nhớ hiệu quả ở 7000 MHz (QDR = xung thực nhân 4, vậy xung thực 1750 MHz, xung DDR nhân 2, tức 3500 MHz) thì băng thông bộ nhớ đạt 224 GB/s.
RX 5500 XT là phiên bản GPU thấp nhất của dòng Radeon RX 5000 series. Với thế hệ RX 5000 này thì AMD đã thay đổi kiến trúc vi xử lý đồ họa, từ Graphics Core Next (GCN) chuyển sang RDNA (Radeon DNA). Những con GPU trên dòng RX 5000 có tên là Navi, chúng được sản xuất trên tiến trình 7nm của TSMC. Với sự thay đổi về cấu trúc cũng như tiến trình thì những con Navi cho hiệu năng tốt hơn, xung nhịp cao hơn và mức tiêu thụ điện năng cũng thấp hơn. Mình có đọc được đâu đó một bài giải thích về sự khác biệt giữa GCN và RDNA, có thể hình dung GCN mạnh nhưng chưa được khai thác đúng mục đích và nó cũng không tối ưu cho game trong khi RDNA thì rút kinh nghiệm từ GCN, thiết kế đơn giản hơn nhưng cho IPC cao hơn đến 4 lần. Mình sẽ tìm lại và chia sẻ với anh em sau hen. Giờ trở lại với RX 5500 XT thì
Nó dùng con Navi 14, biến thể Navi 14 XTX với kích thước die 158 mm2, 6,4 tỉ transistor. Con Navi 14 có thiết kế gồm 22 CU (Compute Unite) và theo thiết kế RDNA thì mỗi CU sẽ bao gồm 64 SP (Stream Processor cho tổng 1408 ), 4 TMU (Texture Mapping Unit, tổng 88 TMU), 32 ROP (Raster Operations Pipeline) cùng bộ đệm L2 2 MB. Xung nhịp của con GPU này sẽ từ 1607 MHz cơ bản, 1717 MHz cho chế độ chơi game và tối đa 1845 MHz theo thiết kế tham chiếu. Mỗi hãng sản xuất sẽ có sự tinh chỉnh về xung nhịp, có thể hỗ trợ OC để đưa mức xung lên cao hơn với tản nhiệt tốt hơn.
Cũng cần lưu ý là dòng RX 5500 XT này sẽ có thể đi với 4 GB hoặc 8 GB bộ nhớ GDDR6, khác biệt chỉ ở dung lượng, phần còn lại là độ rộng bus mà bộ nhớ kết nối với GPU, tốc độ bộ nhớ sẽ không thay đổi. Như vậy với độ rộng bus 128-bit và xung bộ nhớ hiệu quả ở 7000 MHz (QDR = xung thực nhân 4, vậy xung thực 1750 MHz, xung DDR nhân 2, tức 3500 MHz) thì băng thông bộ nhớ đạt 224 GB/s.
Phiên bản mình dùng là ASUS DUAL RX 5500 XT O8G EVO có 8 GB GDDR6 và xung thì cũng khác so với thông số tham chiếu được AMD đưa ra, với 3 chế độ là Silent, Game và OC thì mức xung của GPU lần lượt là 1880 MHz, 1900 MHz và 1920 MHz - đây là những gì mình quan sát được theo phần mềm ASUS GPU Tweaker đi kèm còn thực tế khi chơi game thì mức xung này rất khác biệt.
Nói chút xíu về thiết kế thì chiếc card này đơn giản, 2 quạt dùng công nghệ axial-tech fan mới của ASUS - cơ chế là các cánh quạt chung 1 khung viền để tập trung dòng khí và tạo dòng khí xoáy đưa vào heatsink. Kiểu quạt này thì anh em có thể thấy trên dòng ROG Strix cao cấp.
2 quạt này giải phóng khí nóng từ dàn heatsink với 2 ống đồng lớn. Về cơ bản thì con RX 5500 XT này không phải là một con GPU đồ sộ, die nhỏ, tiến trình nhỏ và nhìn dàn tản này mình nghĩ nó không quá nóng. Đồ mượn nên mình không bung ra coi, chỉ soi kỹ từ bên ngoài vào thì thấy hàng chip VRAM được tản nhiệt bằng một miếng heatsink riêng nữa.
Nó chỉ có một dải đèn nhỏ ở đây, chỉ hiển thị màu trắng tím hồng, không hỗ trợ đồng bộ AURA vì đây là một chiếc card dòng DUAL.
I/O sau có 4 cổng trình xuất gồm 1 cổng HDMI 2.0b và 3 cổng DisplayPort 1.4. Như vậy là chúng ta có thể xuất được tối đa 4 màn hình trực tiếp từ card, độ phân giải hỗ trợ tối đa là 7680 x 4320 px.
Dàn máy mình thử nghiệm có cấu hình như sau:
Quảng cáo
- MOBO: ASUS ROG Strix B550-F Gaming;
- CPU: Ryzen 5 3600X 6 nhân 12 luồng, 3,8 - 4,4 GHz, 32 MB L3 Cache, TDP 95 W;
- GPU: ASUS DUAL RX 5500 XT O8G EVO 8 GB GDDR6;
- RAM: 2 x 8 GB G.Skill TridentZ RGB DDR4-3600 CL16;
- SSD: 256 GB Plextor SSD + 512 GB Plextor SSD;
- Cooler: EK AIO 360 D-RGB;
- PSU: FSP Hydro G 750W Plus Gold;
- Case: Corsair Carbide 175R + 3 fan NZXT RF-FX122HP.
4 chế độ hiệu năng mà chiếc card này cho phép chỉnh là:
- Silent: GPU clock: 1880 MHz (1,141 V + auto), Memory clock: 1750 MHz;
- Game: GPU clock: 1900 MHz (1,141 V + auto), Memory clock: 1750 MHz;
- OC: GPU clock: 1920 MHz (1,141 V + auto), Memory clock: 1750 MHz;
- User: GPU clock: 2000 MHz (1,150 V), Memory clock: 1860 MHz, fan 100% manual.
Anh em có thể thấy là mức chênh lệch hiệu năng giữa các chế độ có sẵn không nhiều. Silent là chế độ thiên về độ êm, tức là làm sao quạt tản nhiệt quay ở rpm thấp hay thậm chí không quay để giảm thiểu tối đa tiếng ồn > giới hạn nhiệt năng, giảm điện áp GPU > hiệu năng sẽ thấp nhất. Tuy nhiên sự chênh lệch giữa chế độ Silent và OC chỉ vào khoảng 2 - 2,6% tùy nội dung test. Riêng bài test Time Spy Extreme mô phỏng game đồ họa cao cấp với DirectX 12 và độ phân giải 4K thì chế độ Silent không thể hoàn tất bài test này.
Hiệu năng cao nhất là khi chỉnh thủ công, đẩy xung lên 2000 MHz và đẩy xung VRAM lên 1860 MHz. Chênh lệch lúc này lớn hơn, giữa chế độ User và Silent đã là 6,3% - 6,7% và so với chế độ Game là 4,1 - 5,2% tùy bài test.
Quảng cáo
AMD cho biết hiệu năng xử lý floating point của Navi 14 XTX trên RX 5500 XT ở 5196 GFLOPS với FP32 và 324.7 GFLOPS với FP64. Qua AIDA64 mình test thì thấy đúng là nó đạt FP32 ở tầm 5196 GFLOPS và khi ép xung lên thì đạt đến 5433 GFLOPS. Tương tự với FP64, nó cũng đạt tầm 324 GLFOPS và OC lên có thể đạt 336 GFLOPS. Khi chỉnh tay các thông số thì mình kéo được xung RAM lên bên cạnh xung GPU và từ đó tốc độ và băng thông VRAM cũng được cải thiện mà anh em có thể thấy trong phần Memory.
Cũng cần phải nói RX 5500 XT là dòng card tầm trung và nó được tối ưu để chơi game ở độ phân giải FHD, vậy thử xem hiệu năng chơi game của nó ở FHD ra sao hen. Mình test chiếc card này với màn hình ViewSonic XG2405 FHD 144 Hz:
Với những tựa game DirectX 11 như Borderland 3 thì RX 5500 XT chỉ có thể chơi được ở thiết lập đồ họa Medium nếu anh em muốn có khung hình ổn định trên 60 fps, ở đồ họa High thì fps trung bình chỉ ở 53 - 55 fps và Ultra thì hầu như không chơi mượt được.
Trong khi đó với các tựa game DirectX 12 mới hơn như Call of Duty: Warzone, The Division 2, Shadow of the Tom's Raider thì RX 5500 XT cho trải nghiệm rất tốt. Chẳng hạn như với The Division 2 là tựa game mình thường chơi, ở đồ họa High đã có thể chơi trên 60 fps mượt mà nhưng nếu muốn mượt hơn nữa phải hạ xuống Medium. Tương tự với Shadow of the Tom's Raider, tựa game này thì mình chỉ cần trên 60 fps và RX 5500 XT đáp ứng được ở đồ họa Highest. Thực tế thì cả The Division 2 và Shadow of the Tom's Raider đều là 2 tựa game góc nhìn thứ 3 và mình đó giờ hay trải nghiệm các tựa game này ở 60 fps, không cần quá cao như 120 - 144 fps theo tốc độ làm tươi màn hình.
Riêng với COD: Warzone thì RX 5500 XT cho tỉ lệ khung hình rất cao, trên 90 fps với các chế độ Game Mode, OC Mode hay User tự chỉnh.
Cũng qua các bài test trên thì anh em có thể thấy Silent Mode là chế độ cho hiệu năng thấp nhất. Khi chơi game The Division 2 và để chế độ Silent Mode thì xung của GPU thường không quá 1830 MHz, ăn 108 W tối đa. Chế độ Game Mode sẽ đưa xung lên 1855 MHz, OC Mode sẽ đưa lên 1875 MHz và chế độ User mình thì xung lên 1950 MHz, ăn tầm 120 W.
Có một điều mình nhận ra khi chơi game hay test chiếc card này là nhiệt độ của GPU không bao giờ đến 75 độ C. Chiếc card của ASUS có heatsink không quá dày và cũng không nhiều ống đồng dẫn nhiệt. Điều đáng nói là dù chỉnh chế độ Silent hay OC thì nhiệt độ nó vẫn như vậy. Vậy nên mình xác định với chiếc card này thì cứ để chế độ chỉnh tay User mà chiến hoặc để Game Mode vì nó cho hiệu năng tốt hơn cả OC Mode.
Như vậy mình đã chia sẻ với anh em về hiệu năng của RX 5500 XT - một chiếc card đồ họa tầm trung hiện đang có giá bán tầm 5 triệu cho phiên bản có 4 GB VRAM và trên 6 triệu cho phiên bản 8 GB VRAM. Theo nhận định của mình thì dòng card này vẫn có giá cao, hiệu năng/giá chưa thể so sánh với đối thủ ngang tầm như Nvidia GeForce GTX 1650 Super và thậm chí vẫn đắt hơn GTX 1660.
Có một điều mình thấy tiếc đối với RX 5500 XT đó là việc nó được trang bị thừa VRAM và đây cũng là một yếu tố khiến phiên bản 8 GB trở nên quá đắt và khó cạnh tranh. Bản chất Navi 14 XTX của RX 5500 XT không mạnh, chỉ đủ để kéo game ở FHD thì việc cho nó tới 8 GB GDDR6 là quá thừa bởi dung lượng RAM này chỉ cần với những dòng card mạnh hơn, để anh em có thể chỉnh thêm nhiều thiết lập đồ họa cao cấp. Mình nghĩ chỉ cần 6 GB là đủ đối với RX 5500 XT và đây là điều mà Nvidia từng làm rất thành công trên dòng GTX 1060 khi xưa. Mình nghĩ nếu tìm đến hiệu năng/giá thì RX 5500 XT chưa phải là lựa chọn tốt lúc này, chỉ khi nó được giảm giá sâu thì sẽ có lý để mua hơn. Mình dạo quanh thì thấy nhiều trang không còn bán dòng card này nữa, có lẽ vì giá cao khó bán nên họ không mặn mà.