Nearby Share là chức năng chia sẻ file mới của Android hiện đã bắt đầu được phát hành rồi. Ở đây mình thử nghiệm Nearby Share giữa 2 chiếc điện thoại Google Pixel, nhưng nhiều anh em đang dùng Samsung Galaxy, Nokia đã báo là anh em cũng đã dùng được rồi. Dần dần Google cũng sẽ update cho mọi máy chạy Android 6.0 trở lên nên anh em chưa có Nearby Share thì cũng đừng nôn nóng nhé, rồi sẽ tới lượt anh em thôi.
Nearby Share hoạt động theo cách rất đơn giản. Trong bất kì app nào, khi bạn nhấn nút share, thì ngoài việc chia sẻ file, hình ảnh hay dữ liệu nói chung lên Facebook, gửi Gmail, gửi Zalo… thì giờ có thêm tùy chọn Nearby Share. Ở những lần đầu sử dụng, có thể nút Nearby Share nó nằm tuốt ở phía sau trong giao diện chia sẻ, nên anh em nhớ cuộn cuộn để thấy được nút này nhé.
Khi bạn nhấn nút chia sẻ, Nearby Share ở bên phía người gửi sẽ bắt đầu phát ra tín hiệu Bluetooth để báo cho các máy xung quanh biết được rằng nó đang muốn gửi file. Lúc này, người gửi vẫn chưa nhìn thấy người nhận (dù mình đã để chế độ All contacts), tuy nhiên trên máy người nhận sẽ có một notification xuất hiện để thông báo rằng có một thiết bị đang muốn gửi file. Nếu bạn muốn người gửi tìm thấy mình, hãy nhấn vào thông báo này.
Cách hoạt động: khá đơn giản
Nearby Share hoạt động theo cách rất đơn giản. Trong bất kì app nào, khi bạn nhấn nút share, thì ngoài việc chia sẻ file, hình ảnh hay dữ liệu nói chung lên Facebook, gửi Gmail, gửi Zalo… thì giờ có thêm tùy chọn Nearby Share. Ở những lần đầu sử dụng, có thể nút Nearby Share nó nằm tuốt ở phía sau trong giao diện chia sẻ, nên anh em nhớ cuộn cuộn để thấy được nút này nhé.
Khi bạn nhấn nút chia sẻ, Nearby Share ở bên phía người gửi sẽ bắt đầu phát ra tín hiệu Bluetooth để báo cho các máy xung quanh biết được rằng nó đang muốn gửi file. Lúc này, người gửi vẫn chưa nhìn thấy người nhận (dù mình đã để chế độ All contacts), tuy nhiên trên máy người nhận sẽ có một notification xuất hiện để thông báo rằng có một thiết bị đang muốn gửi file. Nếu bạn muốn người gửi tìm thấy mình, hãy nhấn vào thông báo này.
Đây là một điểm hơi khác biệt so với tính năng Airdrop của iOS. Với AirDrop, khi bạn đã kích hoạt thì trên máy người gửi sẽ thấy ngay máy người nhận nếu bạn nằm trong danh sách bạn bè, hoặc nếu máy của người nhận đang để chế độ public (ai cũng nhìn thấy). Đoạn này hơi khác tí thôi nhưng ý tưởng thì vẫn thế, làm quen lại xíu thôi, không căng thẳng.
Một cái nữa bạn cần để ý, đó là để Nearby Share hoạt động thì bạn cần bật Bluetooth lên, vì nó sẽ là kết nối dùng để ghép nối 2 điện thoại với nhau. Và đương nhiên là hai bạn phải đứng gần nhau, chứ xa quá thì Nearby Share sẽ không hoạt động.
Khi bạn đã nhấn vào thông báo, tức bạn cho phép máy khác nhìn thấy bạn, bên máy của người gửi sẽ hiển thị tên của bạn luôn. Khi đó người gửi chỉ cần nhấn chọn vào tên của bạn là xong, file sẽ được gửi qua ngay lập tức. Tốc độ gửi các file ảnh là chớp nhoáng, bạn chưa kịp nhìn thì nó đã xong rồi. Với các file video dung lượng lớn thì tất nhiên sẽ lâu hơn, nhưng vẫn nhanh so với việc bạn phải upload lên cloud rồi sau đó gửi cho 1 người đang đứng kế bên bạn.
Cũng giống như bên iOS, bạn được chọn sau khi đã nhận file thì sẽ làm gì với nó sau khi đã gửi Nearby Share thành công. Bạn có thể chọn app để mở file, hoặc chỉ đơn giản là cứ… kệ nó thôi, lưu vào máy, khi nào rảnh lấy ra xử lý tiếp.
Ngoài file ảnh, video, bạn có thể gửi gần như mọi loại file. Mình thử với các loại file PDF (thông qua ứng dụng Files) thì thấy Nearby Share đều chạy được hết.
Vì sao lại cần Nearby Share
Chúng ta vẫn thường gửi file, gửi ảnh cho nhau thông qua Facebook Messenger, qua Zalo, qua WhatsApp hay các ứng dụng chat. Lâu lâu thì cũng có gửi email. Tuy nhiên rất nhiều trường hợp thì người cần nhận đang đứng cạnh bạn luôn rồi, chỉ cần bật Nearby Share hoặc Airdrop lên là gửi được, vậy tiện hơn nhiều.
Quảng cáo
Ví dụ cụ thể hơn: khi bạn vừa đi chơi với nhóm bạn, cuối bữa tiệc hoặc cuối buổi đi chơi các bạn muốn gửi ảnh, gửi video cho nhau thì chỉ cần Nearby Share hoặc Airdrop, vậy là xong. Cần gì phải upload file lên các nền tảng cloud, vừa chậm hơn vừa tốn dung lượng, rồi khi người bên kia cần nhận file thì phải tải về, tốn quá nhiều khẩu.
Có thể bạn sẽ nói rằng chức năng Shared Album của Google Photos đâu sao không dùng, thì câu trả lời đơn giản là đâu phải ai cũng xài Google Photos, chưa kể nhiều người thích lưu ảnh trực tiếp lên máy để xem lại khi họ muốn nữa. Anh em Tinh tế có thể dùng Google Photos nhiều và quen với Shared Album, nhưng quanh mình thì không phải ai cũng biết tới Google Photos đâu (bên iOS cũng tương tự, cũng có chức năng album chia sẻ, nhưng mình cũng hiếm khi dùng lắm).
Nearby Share còn có nhược điểm gì
Nearby Share hiện đã cho gửi file giữa Android với Android, sắp tới là Android với các máy ChromeOS. Tuy nhiên một nhược điểm lớn đó là Nearby Share chưa gửi được cho Windows hay macOS, vốn là hệ điều hành được dùng nhiều ở nước như Việt Nam (ChromeOS ở Mỹ thì khá phổ biến, nhưng cũng chưa bằng được Win hay Mac).
Trong khi đó, Airdrop của Apple thì có thể gửi file được giữa điện thoại và máy tính, giữa điện thoại với nhau, giữa máy tính với nhau đều được. Độ linh hoạt của Airdrop cao hơn, nhưng tất nhiên là nó cũng chỉ hữu ích khi bạn sống trong thế giới mà có nhiều người dùng Apple quanh mình. Còn nếu bạn xài iPhone mà máy tính là Windows thì cũng chẳng giúp gì được.
Quảng cáo
Mình nghĩ rằng Google hoàn toàn có thể đem Nearby Share lên Windows và macOS, chắc do họ chưa có thời gian làm, hoặc đang phát triển nhưng chưa xong. Ngày mà Nearby Share có mặt trên máy tính Win và Mac sẽ là ngày bạn khai thác được toàn bộ cái sướng của tính năng này. Khi đó việc gửi file sẽ là vèo vèo rất ngon.
Hiện nay Nearby Share cũng chưa được update cho mọi máy, tính đến thời điểm mình viết bài. Tuy nhiên chuyện này sẽ sớm không còn là nhược điểm nữa, mình đoán là cần 1-2 tháng để update được cho mọi máy Android trên thế giới có dùng Google Play.