Chơi game trên laptop Copilot+ chạy Snapdragon X series luôn là câu hỏi mà mình muốn tự mình tìm ra câu trả lời. Dĩ nhiên là nó không thể nào chơi tốt như những mẫu laptop gaming với mức FPS cao vút, nhưng để so với một mẫu ultrabook thì việc chơi game từ trước đến giờ chưa bao giờ dễ dàng.
Snapdragon X Elite phiên bản có trên Surface Pro 11 hay ASUS Vivobook S 15 mình thử nghiệm trong bài này đều là phiên bản có 12 nhân (X1E-80-100), GPU tích hợp Adreno 741. Quan trọng hơn cả, với Windows 24H2, Microsoft bổ sung một tính năng rất quan trọng là Auto SR (Super Resolution), một giải pháp upscale hình ảnh và nâng cấp độ phân giải khi chơi game và với các mẫu laptop siêu tiết kiệm chạy Snapdragon X series thì nó vô cùng cần thiết.
Trong bài này mình sẽ tiếp tục thử nghiệm nhanh qua các tựa game như God of War, Shadow of the Tomb Raider, Spider man Remastered, GTA V và Counter Strike 2. Mình sẽ thử nghiệm cả khi chơi game với adapter nguồn và khi rút sạc xem như thế nào.
Cấu hình thử nghiệm:
Nói thêm một chút về Auto SR, hiện tại trong list game của mình có God of War và Shadow of the Tomb Raider là hỗ trợ Auto SR một cách “tự động”, tức là bạn không cần phải thiết lập nó trước khi vào game, còn với các tựa game còn lại, bạn cần phải thiết lập trước là có sử dụng Auto SR hay không trong mục Graphics trong Settings.
Snapdragon X Elite phiên bản có trên Surface Pro 11 hay ASUS Vivobook S 15 mình thử nghiệm trong bài này đều là phiên bản có 12 nhân (X1E-80-100), GPU tích hợp Adreno 741. Quan trọng hơn cả, với Windows 24H2, Microsoft bổ sung một tính năng rất quan trọng là Auto SR (Super Resolution), một giải pháp upscale hình ảnh và nâng cấp độ phân giải khi chơi game và với các mẫu laptop siêu tiết kiệm chạy Snapdragon X series thì nó vô cùng cần thiết.
Thử nghiệm một số ứng dụng trên Surface Pro 11 chạy Snapdragon X Elite
Trong chủ đê này mình muốn chia sẻ nhanh với anh em một số trải nghiệm chạy thử những ứng dụng tiêu biểu và cơ bản của hệ điều hành Windows trên mẫu laptop Snapdragon X Elite là Surface Pro 11. Để xem thử, với các ứng dụng dẫu là native hay phải...
tinhte.vn
Trong bài này mình sẽ tiếp tục thử nghiệm nhanh qua các tựa game như God of War, Shadow of the Tomb Raider, Spider man Remastered, GTA V và Counter Strike 2. Mình sẽ thử nghiệm cả khi chơi game với adapter nguồn và khi rút sạc xem như thế nào.
Cấu hình thử nghiệm:
- Snapdragon X Elite X1E-80-100 12 nhân 3.4GHz.
- iGPU Adreno 741.
- 32GB RAM LPDDR5x.
- 1TB SSDC NVMe.
- Màn hình OLED 2.8K Dynamic 60-120Hz.
- Pin 70Whr 3-cell.
Nói thêm một chút về Auto SR, hiện tại trong list game của mình có God of War và Shadow of the Tomb Raider là hỗ trợ Auto SR một cách “tự động”, tức là bạn không cần phải thiết lập nó trước khi vào game, còn với các tựa game còn lại, bạn cần phải thiết lập trước là có sử dụng Auto SR hay không trong mục Graphics trong Settings.
God of War: 40 FPS, low settings, 720p
Trước tiên với tựa game God of War, mình thiết lập mức đồ hoạ là low, độ phân giải 720p, AMD FSR ở chế độ ultra perfomance. Với tựa game này thì trong Settings của game chưa cho phép chơi full-screen, thế nên là vẫn chưa điều chỉnh được độ phân giải để tận dụng Auto SR. Điều kiện để Auto SR hoạt động là độ phân giải thấp nhất là HD. Quan trọng hơn, Auto SR sẽ là tính năng tận dụng NPU Snapdragon X Elite để cải thiện chi tiết hình ảnh, một cách đơn giản nhưng hiệu quả để giảm tải cho CPU và GPU, đây cũng là thứ mà chúng ta mong chờ trên thế hệ các vi xử lý mới mà có thêm thành phần thứ ba như Snapdragon X Elite.
Mức FPS trung bình mình có được khi chơi God of War là 40 FPS, đặc biệt khi combat thì mức FPS cũng không bị trồi sụt quá nhiều, đó là vấn đề quan trọng. Cứ thế mà God of War mình có thể chơi ổn trên một mẫu laptop mỏng, nhẹ, tiết kiệm điện, thực sự là rất ấn tượng.
Spider-man Remastered: 45 FPS, 720p, low settings (có Auto SR)
Tựa game Spider-man Remastered cũng có thể tận dụng Auto SR để giúp cho độ phân giải game trở nên đẹp hơn 720p native, kết hợp với MSAA thì hình ảnh trong game trông hơi gai và sắc, không giống Shadow of the Tomb Raider, nhưng nhìn chung thì vẫn ổn.
Nếu không có Auto SR, FPS trong game sẽ bị sụt giảm nếu như chơi ở native FHD.
Các tựa game vốn lúc đầu không dành cho các mẫu máy tính tiết kiệm điện, nhưng Snapdragon X Elite thể hiện được như thế này là quá ổn.
Shadow of the Tomb Raider: 45 FPS, low settings, 720p (có Auto SR)
Quảng cáo
Sang tựa game Shadow of the Tomb Raider, đây là tựa game có thể tận dụng được tối đa hiệu quả mà Auto SR mang lại. Mình vẫn thiết lập ở độ phân giải 720p, thiết lập đồ hoạ ở mức low, bật SMAA, có Auto SR và kết quả đem lại cho mình là hoàn toàn thoả mãn.
Nó không phải đẹp xuất sắc, nhưng nó làm quá tốt cho một mẫu máy tính Windows chạy chip ARM. Chất lượng hiển thị giữa việc có Auto SR can thiệp và không có Auto SR can thiệp có thể thấy rõ bằng mắt thường.
Mức FPS khi bạn chơi ở FHD mà không có Auto SR chỉ khoảng 35 FPS, nhưng nếu có Auto SR, dù chỉ là 720p nhưng hình ảnh không khác gì đang chơi ở FHD trong khi FPS là khoảng 44.
Task Manager thể hiện rằng NPU Hexagon của Snapdragon X Elite đang hoạt động cho tính năng Auto SR, một tính năng AI mình nghĩ là vô cùng đáng giá trên Windows 11 24H2. Trong tương lai, Auto SR không chỉ hoạt động với game mà còn cả với video trên các công cụ xem đa phương tiện khác.
Cũng nên nhớ rằng, tất cả các tựa game trong bài này đều không phải là native cho ARM, tức là nó sẽ phải chạy qua một lớp giả lập môi trường x86, tuy nhiên những gì Snapdragon X Elite làm được đến thời điểm này là rất đáng nể.
Quảng cáo
GTA V: 60 FPS, low settings, 720p
Tựa game tiếp theo là GTA V, một tựa game ra mắt hơn 10 năm rồi nhưng đến bây giờ vẫn là một trong những tựa game được dùng để test phần cứng, không có những công nghệ mới nhất, vì vậy GTA V sẽ thể hiện sức mạnh phần cứng tốt ra sao.
Snapdragon X Elite có thể chơi được GTA V ở mức 60 FPS, thỉnh thoảng có tình trạng giật khung hình, ở mức settings low, độ phân giải tiếp tục là 720p. Dù vậy, 60 FPS cho một tựa game thế giới mở như GTA cũng là rất ổn.
Counter Strike 2: 40 FPS, 720p, low settings
Đây là một tựa game Esport, chất lượng đồ hoạ không phải là yếu tố tiên quyết, nhưng với Counter Strike 2 thì những mẫu laptop Snapdragon X Elite vẫn chưa đáp ứng được kì vọng của mình.
Về cơ bản, game Esport thì FPS càng cao càng tốt, có lẽ chúng ta cần phải chờ những bản nâng cấp trong tương lai, chưa kể CS2 sau khi đổi engine đã trở nên nặng nề hơn CS:GO trước đây.
Nhưng thực sự là những hình ảnh mà bạn thấy ở trên đây vẫn chưa thể hiện được một cách trọn vẹn Auto SR đem đến cho người dùng
Laptop Snapdragon X chơi game có nóng không?
Đây là điểm mình khá bất ngờ, trong quá trình chơi game, mẫu laptop mình thử nghiệm không quá nóng, quạt quay cũng không quá lớn, thật ra là cũng giống như những lúc mình làm việc bình thường mà thôi. Một lợi thế quá lớn của ARM so với x86, kể cả trên những mẫu ultrabook.
Khi rút sạc và khi không rút sạc hiệu năng có khác biệt không?
Câu trả lời ngắn gọn là không, kể cả khi cắm sạc và khi rút sạc, hiệu suất chơi game hay hiệu năng đều không bị giảm sút, còn khi không cắm sạc chơi game dĩ nhiên pin sẽ tụt nhanh hơn, mình có thử chơi Spider-man 10 phút thì mất khoảng 6% pin.
Trên tay Dell XPS 13 9345: laptop Windows mà chạy Snapdragon X Elite
Cái ngày mà chúng ta mong chờ một mẫu laptop Windows có hiệu năng mạnh mẽ lại vừa pin trâu, có thể không cần cắm sạc vẫn dùng được 7-8 tiếng liên tục đã thực sự trở thành hiện thực với mẫu Dell XPS 13 9545 mình đang có ở đây, với nền tảng...
tinhte.vn
Cám ơn NewTechShop đã cho Tinh tế mượn Surface Pro 11 để thực hiện nội dung này.