ROG Strix SCAR 18 chính là phiên bản nâng cấp, lột xác một cách hoàn toàn của ROG Strix SCAR 17 SE, mức giá 125 triệu đồng dĩ nhiên sẽ là rào cản lớn nhất để khiến anh em đến với chiếc máy này, nhưng mà so với ROG Strix SCAR 17 SE năm ngoái đã có giá 110 triệu đồng thì sự hiệu năng sẽ là thứ nâng cấp đáng giá nhất.
Mình muốn chia sẻ với anh em ngay về hiệu năng của nó vì đã hết hạn NDA, ROG Strix SCAR 18 cũng là chiếc laptop gaming mạnh mẽ nhất thế giới ở thời điểm hiện tại mà anh em có thể mua được. Ngay khi được giới thiệu tại CES 2023 mình đã rất háo hức để được trải nghiệm về sức mạnh thực sự của bộ đôi Raptor Lake HX cũng như RTX 40 Laptop series để xem nó sẽ đem lại một cảm giác chơi game cho người dùng là tốt đến như thế nào và dĩ nhiên, nó không làm cho mình thất vọng.
Trước khi chia sẻ với anh em về hiệu năng của máy, đây sẽ là cấu hình của máy:
Intel®️️️️️️️️️️️️️ Core™️ i9-13980HX Processor được mệnh danh là vi xử lý di động nhanh nhất thế giới ở thời điểm hiện tại, xung đơn nhân bây giờ nó có thể đạt là hơn 5.0GHz, tức là hiệu năng mạnh mẽ hơn nhưng công suất tiêu thụ điện của nó vẫn tương tự thế hệ Alder Lake HX - 170W.
Mình muốn chia sẻ với anh em ngay về hiệu năng của nó vì đã hết hạn NDA, ROG Strix SCAR 18 cũng là chiếc laptop gaming mạnh mẽ nhất thế giới ở thời điểm hiện tại mà anh em có thể mua được. Ngay khi được giới thiệu tại CES 2023 mình đã rất háo hức để được trải nghiệm về sức mạnh thực sự của bộ đôi Raptor Lake HX cũng như RTX 40 Laptop series để xem nó sẽ đem lại một cảm giác chơi game cho người dùng là tốt đến như thế nào và dĩ nhiên, nó không làm cho mình thất vọng.
Trước khi chia sẻ với anh em về hiệu năng của máy, đây sẽ là cấu hình của máy:
- CPU: Intel®️️️️️️️️️️️️️ Core™️ i9-13980HX Processor 24 nhân 32 luồng (8 P-core + 16 E-core), xung boost tối đa 5.6GHz, TBP 55W, L3 cache 36MB (L2 cache 32MB, L1 cache 2.1MB).
- GPU: NVIDIA RTX 4090 Laptop.
- RAM 64GB DDR5 4800MHz.
- SSD 2TB PCIe 4.0 NVMe.
Intel®️️️️️️️️️️️️️ Core™️ i9-13980HX Processor được mệnh danh là vi xử lý di động nhanh nhất thế giới ở thời điểm hiện tại, xung đơn nhân bây giờ nó có thể đạt là hơn 5.0GHz, tức là hiệu năng mạnh mẽ hơn nhưng công suất tiêu thụ điện của nó vẫn tương tự thế hệ Alder Lake HX - 170W.
Điểm Cinebench R23.
Điểm Geekbench 5
Kiểm tra với Cinebench R23 hay Premiere Pro cho thấy đúng là như vậy, mức ăn điện của Intel®️️️️️️️️️️️️️ Core™️ i9-13980HX Processor không khác gì thế hệ tiền nhiệm (cũng vẫn 170W max và ổn định ở 70-85W) nhưng mà hiệu năng cũng như xung nhịp là cao hơn thấy rõ, với xung đơn nhân 5.0-5.3GHz hoàn toàn thoải mái vô tư, xung đa nhân cũng được đẩy lên đến xấp xỉ 4.0GHz.
Mình cũng test với Handbrake là phần mềm encode video phổ biến thì thời gian encoding một bộ phim 4K@60FPS xuống 1080p@30FPS với preset VeryFast cũng chỉ là 275s, trong khi ROG Strix SCAR 17 SE mất đến hơn 290 giây.
Nhiệt độ khi test các bài test benchmark CPU hay render thì sẽ cao đấy, hơn 90 độ nhưng thực tế khi chơi game thì chỉ cao nhất là 85 độ mà thôi. So sánh với Intel®️️️️️️️️️️️️️ Core™️ i9-12950HX Processor năm ngoái thì Intel®️️️️️️️️️️️️️ Core™️ i9-13980HX Processor đều có điểm đơn nhân và đa nhân cao hơn, trên chính chiếc ROG Strix SCAR 17 SE năm ngoái đó, hay xa hơn là ROG Zephyrus S17 với Core i9-11900H.
Intel Raptor Lake HX thế hệ 13 được nhắm đến khách hàng game thủ và nhà sáng tạo nội dung, cũng chính là nhóm khách hàng mà ROG Strix SCAR 18 hướng tới và với hiệu năng như đã thể hiện, chắc chắn game thủ cũng sẽ hài lòng mà nhà sáng tạo nội dung cũng có thể yên tâm để sử dụng cho công việc của mình.
Thử nghiệm với 7-zip.
Quảng cáo
Intel®️️️️️️️️️️️️️ Core™️ i9-13980HX Processor mang lại sự hỗ trợ tuyệt vời cho cả bộ nhớ DDR4 lẫn DDR5, cũng như hỗ trợ PCIe 5.0 mới nhất. Quan trọng hơn đó là Intel cải tiến tính năng Thread Director, một tính năng cực kì hay mà thế hệ Alder Lake trước đó đã có. Thread Director trên Raptor Lake thế hệ 13 được tinh chỉnh và cải tiến để thông minh hơn nữa trong việc phân luồng xử lý công việc cho từng cụm nhân P-core và E-core. Intel cũng sử dụng thuật toán ML để tính năng này được cải thiện dần theo thời gian và thói quen sử dụng của người dùng, cải thiện các tác vụ dưới nền hoặc tác vụ đang trực tiếp xử lý trên màn hình.
Chấm thử Puget benchmark Premiere Pro thì đạt 1552 điểm.
Nhìn chung thì Intel®️️️️️️️️️️️️️ Core™️ i9-13980HX Processor xứng đáng là vi xử lý di động nhanh nhất thế giới hiện tại, năm ngoái mình còn rất ấn tượng vì hiệu năng của Intel®️️️️️️️️️️️️️ Core™️ i9-12950HX Processor thì bây giờ nó chẳng là gì so với Intel®️️️️️️️️️️️️️ Core™️ i9-13980HX Processor cả, tất cả đều nhanh và mạnh hơn nhưng điện năng tiêu thụ vì không tăng thêm.
Qua với GPU Ada Lovelace thế hệ mới, mình cũng cực kì háo hức để trải nghiệm vì so với RTX 30 series, NVIDIA đã mang 2 tính năng, công nghệ ấn tượng nhất mà họ đã đúc kết trong suốt thời gian qua, đó là: DLSS 3 bao gồm Super Resolution cũng như khả năng “tự vẽ ra khung hình” Frame Generation. Nếu bây giờ anh em đi mua laptop gaming thì hai điểm này chính là sự khác biệt lớn nhất giữa thế hệ GPU Ada Lovelace và GPU Ampere.
Thử qua với Cyberpunk 2077, Sipder-man Remasterd và NFS Unbound, 3 trong số những tựa game có trên Steam của mình hỗ trợ Frame Generation cũng như DLSS 3. May mắn trong số này là Cyberpunk 2077 khi CD Projekt Red đã kịp thời tung ra bản cập nhật để hỗ trợ DLSS 3 một cách chính thức.
Vì màn hình của ROG Strix SCAR 18 chỉ dừng lại ở QHD+ 240Hz thôi nên RTX 4090 trên chiếc máy này vẫn chưa thể bung hết được tiềm năng mà nó có, mình muốn chơi game 4K cơ nhưng mà chưa tìm được màn hình 4K 144Hz nên hẹn anh em vào một bài khác. Cơ bản thì 3 tựa game trên mình đều test ở mức cấu hình tối đa, bật hết những hiệu ứng đồ hoạ có thể bật được, bao gồm cả ray tracing thì đây sẽ là những con số FPS làm anh em phải há hốc ngạc nhiên:
Cyberpunk 2077 giữa việc có và không có Frame Generation là một sự chênh lệch khá lớn 136 FPS và 81 FPS (trung bình).
Quảng cáo
Spider-man Remastered cũng tương tự như vậy, có và không có Frame Generation có khi sự chênh lệch lên đến khoảng 40 FPS.
NFS Unbound cũng không ngoại lệ.
Test thêm với Red Dead Redemption 2, một tựa game mình rất thích và chơi nhiều trong Tết vừa qua, nhưng RDR2 vẫn chưa được cập nhật DLSS 3, nhưng FPS cho việc chơi max settings cũng ấn tượng hơn RTX 3080 trên chiếc ROG Flow X13 + XG Mobile trước đây mình có dịp trải nghiệm.
Như vậy đủ cho thấy rằng hiệu năng chơi game của RTX 4090 là không hề tầm thường một chút xíu nào, hay nói rộng ra là của cả chiếc laptop này. Toàn bộ quá trình trải nghiệm hiệu năng mình đều để mức setting phần cứng trong Aromoury Crate là Manual, tức mình sẽ để CPU và GPU chạy “thả cửa”, không giới hạn bất kì điều gì, phần cũng là để kiểm chứng thêm về khả năng tản nhiệt của hệ thống mới xem nó như thế nào.
Trong chế độ Manual này anh em hoàn toàn có quyền chủ động can thiệp vào hiệu năng của CPU lẫn GPU, có thể “ép xung” GPU nếu muốn, giới hạn công suất tiêu thụ điện và đặc biệt là so với RTX 3080 Ti năm ngoái trên ROG Strix SCAR 17 SE thì nó có mức ăn điện tương đương, nhưng hiệu năng thì lại thua RTX 4090, đó chính là sự khác biệt lớn nhất.
Với các bài test 3DMark Time Spy Extreme, Port Royal (test ray tracing), Geekbench 5 OpenCL hay bài test DLSS thì RTX 4090 đều cho kết quả ấn tượng. Mình cũng stress test GPU với FurMark thì nhiệt độ cao nhất của GPU cũng chỉ đạt khoảng 76 độ mà thôi, hoàn toàn có thể coi là mát mẻ trong khi TGP anh em xem, 170W 😁.
Thực sự là những lời nói của CEO NVIDIA Jensen Huang về DLSS 3 là không hề nói quá một xíu nào, DLSS 3 kết hợp kinh nghiệm của NVIDIA trong nhiều năm qua với khả năng tận dụng AI vào ngành giải trí tương tác và tốt đến như thế nào. Ngoài việc tận dụng nhân tensor thế hệ 4 để tăng tốc độ khung hình thì GPU còn tận dụng luôn cả chip xử lý OFA (Optical Flow Accelerator) để “học” từng khung hình rồi từ đó vẽ ra những khung hình mới. Anh em có thể xem thêm về DLSS 3 tại đây.
Qua những tựa game mình trải nghiệm thì DLSS 3 + Frame Generation thực sự rất đáng giá và nó xứng đáng để anh em bỏ tiền mua laptop gaming trang bị RTX 40 series trong năm nay, nhưng hiện tại số game hỗ trợ DLSS 3 chưa nhiều, chính vì thế mà RTX 40 series chưa có đất diễn để phô bày hết những ưu điểm mà nó có. Tuy vậy thì sớm thôi, GPU Ada Lovelace cho laptop sẽ khiến chúng ta quên đi RTX 30 series trước đó đã tốt như thế nào, đơn giản là RTX 40 series còn tốt hơn.
Hệ thống tản nhiệt mới của ROG Strix SCAR 18 cũng hoạt động hiệu quả, nhưng không phải toàn bộ phần phía sau khung máy cũng là để tản nhiệt cả đâu, anh em có thể xem hình ảnh chụp về việc mình đo nhiệt độ của máy sẽ hiểu điều đó. Gió nóng vẫn sẽ chủ yếu toả ra ở những khu vực mà chúng ta đã biết trước đây trên laptop gaming, nhưng nhờ mở rộng thêm không gian thì nó luồng gió sẽ được đẩy ra ngoài nhanh hơn. Đổi lại anh em sẽ phải chịu tiếng quạt gió kêu rất ồn và to, quạt luôn quay ở tốc độ tối đa ~5500RPM, mình không thể nghe được nổi tiếng quạt đó nên bắt buộc phải đeo tai nghe để chơi game.
Khả năng nâng cấp của ROG Strix SCAR 18 cũng rất dồi dào khi nâng cấp được cả RAM và SSD, 3 quạt tản nhiệt, 7 ống đồng và quạt tản Arc Flow thế hệ mới và công nghệ Intelligent Cooling của ROG sẽ giúp cho hiệu năng của máy được duy trì tốt trong thời gian dài, đồng thời không gặp tình trạng throttling nặng.
Thế tóm lại về hiệu năng của máy, có thể đúc kết ra được gì? Chính là thoả mãn. Máy mạnh, cấu hình khủng, giá cao thì trải nghiệm chơi game và làm việc phải sướng, không hẳn điều đó luôn đúng nhưng mà xét riêng với chiếc laptop này, chơi game ngon là điều không phải bàn. Ngoài ra, ROG Strix SCAR 18 còn có hệ thống loa rất ổn để anh em chơi game mà không cần loa ngoài luôn, có cả hệ thống khử ồn hai chiều và nó sẽ giúp anh em đàm thoại với đồng đội trong game tốt hơn, đặc biệt khi mà quạt gió của chiếc máy này khi hoạt động tối đa công suất nó ồn kinh khủng.
Màn hình đẹp nhưng tiếc vì sao không phải là 4K
Cấu hình mạnh, hiệu năng cao là điều đã được chứng minh nhưng ROG lại khá “tiết kiệm” khi trang bị tấm nền chỉ là QHD+ thay vì là UHD. Kết quả sau khi mình đo bằng Sypder X Elite:
- sRGB: 100%.
- Adobe RGB: 87%.
- P3: 98%.
- Độ sáng peak: 468 nits.
- Delta E: 1.07.
- Gamma: 2.3
- Độ tương phản: 980:1.
Mọi thông số về hiển thị trên chiếc màn hình này, tấm nền này là đều tốt và đẹp, độ sáng mình đo được lên đến 468 nits, nhưng chỉ vì nó là QHD+ nên không thể tận dụng được tối đa sức mạnh phần cứng nó được trang bị.
Năm nay một điểm đáng chú ý là ROG mang tiêu chuẩn màn hình Nebula đến với nhiều dòng máy hơn, tiêu biểu là ROG Strix SCAR, nhưng tấm nền mini LED (Nebula HDR) sẽ chỉ có trên phiên bản 16” mà thôi, lại thêm một điểm nữa mình thấy tiếc cho SCAR 18, nhưng mình nghĩ rằng giá sẽ còn đắt như thế nào nữa nếu SCAR 18 có tấm nền mini LED, thế giới cũng chưa có chiếc laptop nào tấm nền lớn như vậy mà sở hữu đèn nền mini LED cả.
Dù tiếc không phải là 4K để mình trải nghiệm game 4K nhưng không sao, mình sẽ ráng kiếm một chiếc màn hình rời 4K để test game và báo cáo với anh em sau, còn dù sao màn hình của chiếc laptop này vẫn đã đủ để anh em làm việc cũng như giải trí, đặc biệt là kích thước màn hình lớn, viền mỏng nữa thì không gian hiển thị là rất nhiều.
Thiết kế thay đổi nhỏ, pin tạm ổn
Thiết kế năm nay của ROG Strix SCAR 18 cũng thay đổi chút chút, tổng thể thì ngôn ngữ của dòng SCAR là không thay đổi, nhưng tiểu tiết thì có. Armor Cap năm nay anh em thấy đã được thiết kế lại, nhỏ hơn, gọn hơn, phần khung máy phía sau màn hình cũng được làm nhỏ lại, các cổng kết nối phía sau được đẩy sang hai bên để dành không gian cho việc tản nhiệt.
Chỉ những thay đổi nhỏ thôi và còn lại thì vẫn là một chiếc laptop đẹp, nam tính, màu sắc cực kì nhiều nhờ hệ thống đèn LED RGB xung quanh.
Thực ra mà nói ngôn ngữ thiết kế của laptop, đặc biệt là laptop gaming, với mỗi hãng sẽ luôn có một đặc trưng riêng. Rất khó để đòi hỏi một sự thay đổi hoàn toàn, với mình thì thiết kế này ở thời điểm hiện tại vẫn ổn, không có gì để chê ngoại trừ nó nặng.
3.1kg là một con số với mình là khó chấp nhận ở một chiếc laptop, nếu mua chiếc máy này mình nghĩ sẽ có nhiều anh em chẳng buồn mang nó ra khỏi nhà đâu, thậm chí nó có thể xem là một chiếc portable desktop cũng được luôn, chưa kể anh em còn phải đổi hẳn một cái ba lô để có thể để vừa nó nữa, chưa kể cục sạc 330W cũng to và nặng ngang một chiếc ultrabook rồi, thật không thể tưởng tượng được về tổng trọng lượng của máy :D.
Dù sao đó cũng là sự đánh đổi cho hiệu năng, trải nghiệm màn hình mà.
Tiếp đến với bàn phím và touchpad của máy, touchpad to hơn mình rất thích nhưng mà mình vẫn muốn nó to hơn nữa, dùng cho sướng. Bàn phím hành trình sâu tận 2mm, gõ rất đã vì độ phản hồi tốt, độ nảy cũng tốt nhưng vì thân máy quá to nên layout khi anh em đặt tay lên phím để gõ cũng sẽ mất một thời gian làm quen.
Webcam là một điểm mình không thích trên chiếc máy này, có lẽ ROG đã tập trung quá nhiều vào những chi tiết khác mà quên đi webcam 1080p bây giờ đã dần trở nên phổ biến rồi nhưng chiếc máy này vẫn chỉ là 720p, không có cảm biến IR lẫn vân tay, vì thế cách duy nhất để đăng nhập vào máy là nhập mã PIN hoặc password.
Viên pin 90Wh cho mình thời lượng sử dụng là chạm ngưỡng 4 tiếng với mức hiệu năng Balance (theo Windows), độ sáng 75% và làm việc với các tác vụ cơ bản như một chiếc ultrabook. Nếu nhu cầu chỉnh sửa thêm ảnh qua Photoshop thì thời lượng sẽ còn thấp hơn nhưng mà mình cũng chỉ thử một lần thôi, còn lại hầu hết là cắm sạc để có được hiệu năng và trải nghiệm tốt nhất, suốt trong đợt Tết vừa rồi mình cũng chỉ để máy ở nhà là chính, ngại mang đi vì trọng lượng của nó.
Tóm lại, đây là một chiếc laptop mà anh em sẽ không cần phải quan tâm về hiệu năng của nó mạnh đến đâu nữa, không cần quan tâm về nhiệt độ của nó có ảnh hưởng đến trải nghiệm hay không, anh em chỉ quan tâm là có đủ tài chính để mua nó hay không mà thôi. Mà mình thiết nghĩ rằng nếu anh em đã sở hữu em nó rồi thì chắc chắn anh em sẽ hài lòng với những gì mà ROG Strix SCAR 18 mang lại.