TRÀO LƯU TAI HẠI : TRÀ ĐẬU BIẾC - "Y HỌC" TRUYỀN MIỆNG
Từ Bs. Nguyễn Trường Duy
Một Bác lớn tuổi, đang được theo dõi trong tiến trình điều trị suy tim và đái tháo đường 2 tại BV Đại Học Y Dược. Mọi sự đang diễn biến rất tốt cho đến khi ... tái khám theo hẹn thì tôi thất thần vì tại CHỨC NĂNG THẬN SUY GIẢM nhanh một cách đột ngột như vậy, trong khi suy tim không diễn tiến nặng hơn và đường huyết trong ngưỡng bình thường.
Mà những trường hợp này phần lớn là do tác dụng phụ của thuốc hay ĐỘC CHẤT.
Hỏi kỹ ra thì: đùng một ngày, Bác nghe các 'bạn' cùng đi chùa mách bảo nhau là uống nhiều hoa đậu biếc sẽ chữa khỏi bệnh tiểu đường!!!
Vậy là về nhà, Bác uống không biết bao nhiêu là hoa đậu biếc. Uống tươi có, phơi khô sắc uống có. Hậu quả là gì thì ai cũng đã thấy.
Sau khi bằng mọi biện pháp làm công tác tư tưởng, Bác đã "say goodbye to hoa đậu biếc" và 1 tháng sau, xét nghiệm lại chức năng thận cải thiện rõ rệt (eGFR: 28.92 --> 39.97 mL/min/1.73m2).
Trong thành phần của hoa đậu biếc có chứa anthocyanin,một loại flavonoid có đặc tính kháng tiểu cầu. Nhưng nếu nạp liều cao anthocyanin (do lạm dụng hoa đậu biếc) sẽ gây co tiểu động mạch đến của cầu thận và giảm tưới máu thận. Ngoài ra liều cao anthocyanin có thể gây viêm ống thận mô kẽ cấp gây tổn thương thận cấp.
Một số nước đã cấm sử dụng hoa đậu biếc để làm màu thực phẩm mà chỉ dùng màu hoa làm phẩm nhuộm quần áo, vải sợi mà thôi.
Từ Bs. Nguyễn Trường Duy
Một Bác lớn tuổi, đang được theo dõi trong tiến trình điều trị suy tim và đái tháo đường 2 tại BV Đại Học Y Dược. Mọi sự đang diễn biến rất tốt cho đến khi ... tái khám theo hẹn thì tôi thất thần vì tại CHỨC NĂNG THẬN SUY GIẢM nhanh một cách đột ngột như vậy, trong khi suy tim không diễn tiến nặng hơn và đường huyết trong ngưỡng bình thường.
Mà những trường hợp này phần lớn là do tác dụng phụ của thuốc hay ĐỘC CHẤT.
Hỏi kỹ ra thì: đùng một ngày, Bác nghe các 'bạn' cùng đi chùa mách bảo nhau là uống nhiều hoa đậu biếc sẽ chữa khỏi bệnh tiểu đường!!!
Vậy là về nhà, Bác uống không biết bao nhiêu là hoa đậu biếc. Uống tươi có, phơi khô sắc uống có. Hậu quả là gì thì ai cũng đã thấy.
Sau khi bằng mọi biện pháp làm công tác tư tưởng, Bác đã "say goodbye to hoa đậu biếc" và 1 tháng sau, xét nghiệm lại chức năng thận cải thiện rõ rệt (eGFR: 28.92 --> 39.97 mL/min/1.73m2).
Trong thành phần của hoa đậu biếc có chứa anthocyanin,một loại flavonoid có đặc tính kháng tiểu cầu. Nhưng nếu nạp liều cao anthocyanin (do lạm dụng hoa đậu biếc) sẽ gây co tiểu động mạch đến của cầu thận và giảm tưới máu thận. Ngoài ra liều cao anthocyanin có thể gây viêm ống thận mô kẽ cấp gây tổn thương thận cấp.
Một số nước đã cấm sử dụng hoa đậu biếc để làm màu thực phẩm mà chỉ dùng màu hoa làm phẩm nhuộm quần áo, vải sợi mà thôi.