Nếu mà ROG Ally hay Steam Deck và cả Aya Neo 2 chưa thoả mãn được anh em về mặt cấu hình, đặc biệt là trong tầm giá chung của những chiếc handheld PC thì Aokzoe A1 Pro sẽ là chiếc máy làm thoả mãn điều đó, đặc biệt là với anh em tải nhiều game như mình. Aokzoe A1 Pro mang trong mình cấu hình rất mạnh trong tầm giá 23 triệu: Ryen 7 7840U, RAM 32GB LPDDR5x và 2TB SSD PCIe 4.0.
Đây là lần đầu tiên mình nghe đến thương hiệu này, tên thì khá khó đọc, anh em có thể xem trong video, với mình mình ấn tượng nhất về cấu hình của A1 Pro vì trong tầm giá 23 triệu anh em sẽ khó mà có được 32GB RAM LPDDR5x và 2TB SSD PCIe 4.0, chưa kể đến những tính năng khác.
Đầu tiên thì A1 Pro nặng hơn ROG Ally kha khá đó, 729g so với 608g của Ally thì A1 Pro không phải là nhẹ đâu, mình thử nằm và chơi game trong 30 phút thì mỏi nhanh hơn là Ally, với cùng một mức thời gian.
Lí do khiến cho A1 Pro nặng hơn so với Ally đó là pin của A1 Pro lớn hơn (65Whr so với 40Whr) và thứ hai là màn hình của A1 Pro lớn hơn (8-inch so với 7-inch). Cảm giác khi cầm A1 Pro trên tay và chơi ở tư thế thông thường thì nó cũng khá thoải mái, nặng là điều dễ dàng cảm nhận nhưng mà nó không đến mức nào, vẫn chơi được khoảng 2 tiếng khi nó hết pin. Tham khảo trên website của Aokzoe thì họ đã tối ưu việc cầm nắm trên A1 Pro với các góc nghiêng phù hợp khi thiết kế tay cầm, lần lượt 136 độ và 132 độ.
Đây là lần đầu tiên mình nghe đến thương hiệu này, tên thì khá khó đọc, anh em có thể xem trong video, với mình mình ấn tượng nhất về cấu hình của A1 Pro vì trong tầm giá 23 triệu anh em sẽ khó mà có được 32GB RAM LPDDR5x và 2TB SSD PCIe 4.0, chưa kể đến những tính năng khác.
Thiết kế của Aokzoe A1 Pro: nặng, hoàn thiện ổn
Đầu tiên thì A1 Pro nặng hơn ROG Ally kha khá đó, 729g so với 608g của Ally thì A1 Pro không phải là nhẹ đâu, mình thử nằm và chơi game trong 30 phút thì mỏi nhanh hơn là Ally, với cùng một mức thời gian.
Lí do khiến cho A1 Pro nặng hơn so với Ally đó là pin của A1 Pro lớn hơn (65Whr so với 40Whr) và thứ hai là màn hình của A1 Pro lớn hơn (8-inch so với 7-inch). Cảm giác khi cầm A1 Pro trên tay và chơi ở tư thế thông thường thì nó cũng khá thoải mái, nặng là điều dễ dàng cảm nhận nhưng mà nó không đến mức nào, vẫn chơi được khoảng 2 tiếng khi nó hết pin. Tham khảo trên website của Aokzoe thì họ đã tối ưu việc cầm nắm trên A1 Pro với các góc nghiêng phù hợp khi thiết kế tay cầm, lần lượt 136 độ và 132 độ.
A1 Pro có đến 2 cổng USB-C vừa để sạc vừa để xuất hình ảnh ra màn hình ngoài, khe thẻ microSD đặt ở vị trí hợp lý và cổng USB-A. Sau những thông tin của ROG Ally về khe thẻ nhớ thì mình thấy A1 Pro đã có vị trí hợp lý hơn, nhưng với cổng USB-A thì không. Mình có gắn receiver của chuột vào để sứ dụng thì nó vẫn làm receiver bị nóng lên và mình rất lo ngại về việc này.
Vị trí các nút của A1 Pro mang layout giống như Ally nhưng ở cụm nút bên phải thấy chưa hợp lý nắm, joystick làm mình bị vướng khi muốn nhấn các nút A B X Y dù độ cao của joystick tiêu chuẩn là 8.5mm, tiếp đến là các nút điều hướng, mình thích layout từng phím hơn là một cụm như vậy, trông nó không đẹp.
Còn riêng 4 nút LT, LB, RT, RB thì đặt ở vị trí hợp lý, tay mình hơi nhỏ nhưng thao tác thoải mái. Độ hoàn thiện của A1 Pro mình đánh giá là khá tốt, các nút bấm không bị xê dịch. A1 Pro chỉ có 1 quạt tản nhiệt nhưng Aokzoe vẫn đảm bảo khả năng tản nhiệt. Thực tế trong quá trình chơi game thì với những tựa game AAA như RDR 2 hay God of War nhiệt độ cũng nằm trong khoảng chấp nhận được với một chiếc handheld PC.
A1 Pro cũng có LED RGB nhưng chỉ khiêm tốn thôi, 2 dải LED ở hai bên khu vực tay cầm, không còn gì khác, tuỳ chỉnh LED cũng chỉ có 1 tuỳ chọn là bật và tắt, mình chưa thấy tuỳ chỉnh màu LED khác ngoài màu xanh.
Bên cạnh màn hình là 4 nút chức năng được gán mặc định là Start, Back, show desktop và nút bàn phím ảo cũng như chế độ Turbo. A1 Pro cũng hỗ trợ rung phản hồi khi anh em chơi game và chi tiết này mình thấy khá thú vị.
Quảng cáo
Một chi tiết nữa là khi mua máy thì mặc định anh em sẽ được dán cả màn hình với hai tấm dán khác nhau: dán thường và dán cường lực, khá chu đáo cho những anh em nào lo sợ màn hình bị trầy xước.
Màn hình của Aokzoe A1 Pro: 8-inch 100% sRGB, 350 nits, 60Hz
Tấm nền của A1 Pro là IPS LCD với kích thước 8-inch, độ phân giải FHD (1920 x 1200), tỉ lệ 16:10, tốc độ làm tươi 60Hz và độ sáng peak 350 nits. Màn hình này cũng hỗ trợ cảm ứng và như vậy là vừa đủ để chơi game, nếu lên 120Hz như Ally thì càng tốt.
Mình chưa thử chơi game ngoài trời nên không biết nó chơi ngon không nhưng mà 350 nits là con số trung bình mà thôi.
Cấu hình của Aokzoe A1 Pro
Cấu hình rất mạnh so với một chiếc handheld PC và cả phân khúc laptop dưới 25 triệu nói chung. Mức giá khởi điểm cho A1 Pro chỉ là 599 USD và cấu hình mình mượn được là đã được tuỳ chọn lại với RAM 32GB và SSD 2TB.
Nếu anh em đã nghe qua con APU Z1 Extreme thì Ryzen 7 7840U là một phiên bản “đầy đủ” hơn của Z1 Extreme, kiến trúc mới Zen 4, iGPU cũng có kiến trúc mới RDNA 3, sản xuất trên tiến trình 4nm, đây chính là 1 SKU thuộc dòng Phoenix 7040 series.
Quảng cáo
Cấu hình này thì anh em hoàn toàn có thể chơi những tựa game AAA với mức settings từ low cho đến medium tuỳ tựa game, ví dụ mình chơi RDR 2 low settings, AMD FSR 2.0 ở performance và độ phân giải FHD thì vẫn được 45-50FPS, God of War thì 35-40FPS. Nhiệt độ cũng không phải vấn đề quá lớn với A1 Pro, ngang ngang Ally mà thôi.
Do Aokzoe sử dụng phiên bản APU dành cho laptop chứ không phải Z1 Extreme đang có mặt trên Ally được tối ưu cho handheld PC nên có xu hướng ăn pin hơn so với Ally cũng là điều dễ hiểu. Dù sở hữu viên pin 65Whr nhưng chơi game liên tục cũng chỉ xấp xỉ 2 tiếng đồng hồ.
Riêng loa mình không đánh giá cao trên A1 Pro so với Ally, loa kiểu chống cháy chứ không phải bộ loa được đầu tư.
Phần mềm và tối ưu của A1 Pro
Chạy Windows 11 bản đầy đủ là một điều giúp cho A1 Pro có được kho game khổng lồ, tính tương thích cao nhất và không sợ thiếu game để chơi. Nhưng Windows 11 lại một lần nữa tối ưu không ngon trên những thiết bị mà điều hướng bằng màn hình cảm ứng là chủ yếu như A1 Pro hay Ally.
Hơn nữa, A1 Pro có một điểm chưa làm tốt bằng Ally đó là giao diện và nút bấm được tối ưu phần nào cho Windows. Ally cho người dùng 3 tuỳ chọn chế độ điều khiển, trong đó desktop mode có thể dùng joystick như một con chuột, trong khi A1 Pro thì mình không thấy.
Aokzoe A1 Pro cũng có một trình điều khiển các tính năng, hiệu năng bên trong, chúng ta có thể chỉnh quạt, chỉnh công suất tiêu thụ điện của APU, chỉnh LED, tuỳ chọn cài đặt nhanh HWinfo nhưng lại không có tuỳ chọn bật monitor các thông số mà phải cài afterburner, nó không khó khăn gì nhưng nó thể hiện sự tối ưu đến như thế nào của nhà sản xuất với thiết bị của mình. A1 Pro cũng thiếu đi các công nghệ như RSR (Radeon Super Resolution) có mặt trên Ally mà không phải tựa game nào cũng hỗ trợ FSR 2.0.
Tạm kết về Aokzoe A1 Pro
Mức giá 23 triệu là thực sự hấp dẫn cho 32GB RAM và 2TB SSD, nó giúp mình không cần phải suy nghĩ khi cài đặt game, cài cái nào bỏ cái nào, giải pháp microSD không thể nào nhanh bằng SSD PCIe được nên về bản chất nó là giải pháp tạm thời.
Aokzoe A1 Pro sẽ dành cho anh em thích về cấu hình, thích lưu trữ nhiều và sử dụng như một chiếc máy tính luôn, lưu mọi thứ trên đời. Còn với mình, Ally vẫn là một thiết bị cân bằng hơn cả, trên thị trường handheld PC hiện tại không có thiết bị nào là vượt trội hoàn toàn và bỏ xa các đối thủ còn lại, mỗi thiết bị sẽ hướng đến một nhu cầu cụ thể nào đó với người dùng, điển hình là trường hợp của Aokzoe A1 Pro này.
Cám ơn bạn Việt Nguyễn đã cho Tinh tế mượn máy để giới thiệu với anh em.