Pro Type Ultra là dòng bàn phím hướng đến đối tượng người dùng văn phòng, ngưòi dùng productitivy đơn thuần, là một phần trong hệ sinh thái Productivity của Razer, bao gồm laptop Razer Book, chuột Pro Click/Pro Click mini, pad chuột Pro Glide và toàn bộ hệ sinh thái này đều có màu trắng, rất quyến rũ.
Sở dĩ cái tên bàn phím phiên bản mình trên tay có cái tên Ultra là bởi vì, ngoài bàn phím thì Razer tặng kèm trong hộp một cái kê tay cũng màu trắng, vật liệu giả da. Ngoài ra, phiên bản Ultra sử dụng switch Yellow, còn bản thường sử dụng switch Orange truyền thống của Razer.
Pro Type Ultra có mức giá chính hãng vào khoảng 3,7 triệu đồng, được bán thông qua nhà phân phối Synnex FPT, một chiếc bàn phím cơ đơn giản, phục vụ cho người dùng văn phòng nên những trang bị của nó là một trang bị vừa đủ.
Sở dĩ cái tên bàn phím phiên bản mình trên tay có cái tên Ultra là bởi vì, ngoài bàn phím thì Razer tặng kèm trong hộp một cái kê tay cũng màu trắng, vật liệu giả da. Ngoài ra, phiên bản Ultra sử dụng switch Yellow, còn bản thường sử dụng switch Orange truyền thống của Razer.
Pro Type Ultra có mức giá chính hãng vào khoảng 3,7 triệu đồng, được bán thông qua nhà phân phối Synnex FPT, một chiếc bàn phím cơ đơn giản, phục vụ cho người dùng văn phòng nên những trang bị của nó là một trang bị vừa đủ.
Thiết kế của Pro Type Ultra có hàm hai tông màu chủ đạo là màu xám kim loại và màu trắng, nhưng thực tế toàn bộ bàn phím được làm bằng nhựa. Tuy vậy, nhựa trên chiếc bàn phím này được làm chỉn chu, cảm giác ọp ẹp là không hề xảy ra, khá chắc chắn là khi gõ phím mạnh cũng không bị flex.
Đặc điểm của những chiếc bàn phím cơ đó là nó có độ cao lớn, dày và nếu không có cái gì để kê phần cổ tay của chúng ta, sẽ rất dễ dẫn đến việc bị mỏi tay trong quá trình sử dụng. Chính vì thế phiên bản Ultra Razer mới đi kèm một chiếc kê tay, mà mình nghĩ anh em đã sử dụng bàn phím cơ thì nên sử dụng thêm một chiếc kê tay sẽ dễ chịu hơn.
Về kê tay của Razer, nó có vật liệu đệm ở trên là giả da, phần đế bằng nhựa có chiều dài bằng với chiều dài của bàn phím. Chỉ vậy thôi, không có gì nhiều để nói về cái đồ kê tay này.
Quay lại với Pro Type Ultra, mình không thể mở bên trong để xem plate cũng như mạch PCB của nó như thế nào, nên mình sẽ không đề cập. Tuy vậy, với mức giá của nó thì anh em cũng có thể hiểu được phần nào.
Phần hoàn thiện giả kim loại được làm khá chắc chắn, tạo điểm nhấn cho bàn phím, ngay trên khu vực phím điều hướng là logo Razer.
Quảng cáo
Pro Type Ultra vừa có cả kết nối Bluetooth cũng như receiver 2.4GHz, có thể kết nối tối đa lên đến 4 thiết bị, cũng như receiver của Pro Type Ultra hỗ trợ công nghệ HyperSpeed Wireless có độ trễ thấp và nếu anh em sử dụng thêm chuột RΛZΞR Pro Click thì có thể sử dụng chung chỉ một receiver duy nhất.
Đi tiếp về phần cấu hình của bàn phím cũng như các thông số kỹ thuật khác, như mình đã nói, Pro Type Ultra sử dụng switch Yellow linear, theo RΛZΞR nói rằng sẽ có trải nghiệm gõ êm ái, không ồn ào. Tổng hành trình của bàn phím là 3.5mm và điểm kích hoạt phím là 1.4mm và lực nhấn là 40g, bên dưới switch còn được trang bị foam tiêu âm, theo RΛZΞR cho độ bền lên đến 80 triệu lần nhấn, rất nhiều.
Trải nghiệm cá nhân của mình khi gõ bàn phím này khoảng 3 ngày, điều đầu tiên mình thấy rằng bàn phím này không hề yên tĩnh như RΛZΞR quảng cáo, nó vẫn có độ ồn và nếu ngồi trong văn phòng, những người xung quanh vẫn có thể nghe thấy tiếng gõ bàn phím của anh em.
Quảng cáo
Keycap của Pro Type Ultra cũng là nhựa ABS thông thường, không có phải PBT hay double-shot gì ráo trọi, cái này nếu muốn custom thì anh em phải tìm keycap bên ngoài để cho trải nghiệm tốt hơn.
Kế đến là switch, là Yellow switch như mình đã nói, nhưng switch của Pro Type Ultra không giống switch hay thấy của Cherry MX hay Gateron, switch của RΛZΞR có hai thanh nhựa hai bên kiểu "bức tường", theo RΛZΞR nó sẽ cho độ ổn định cao hơn, keycap không bị chao đảo trong quá trình người dùng sử dụng. Trải nghiệm của mình thì cũng không có gì quá đáng chú ý, hiện tượng chao đảo là không gặp khi mình gõ nhanh và lướt trên bàn phím, nhưng nó cũng không khác gì so với những chiếc bàn phím cơ khác mình đã từng thử. Kiểu switch này làm mình nhớ đến TTC, cũng là một công ty làm switch và họ nổi lên thời gian gần đây cũng vì kiểu switch này.
Đèn LED của Pro Type Ultra ở ngay phía trên switch và nó sẽ chiếu sáng xuyên qua kí tự trên keycap. Điểm mình thích là chiếc bàn phím này có rất nhiều nấc sáng và các nấc rất sát nhau, người dùng dễ dàng tuỳ chỉnh. Về hiệu ứng thì không có nhiều, vì đây là một chiếc bàn phím văn phòng cơ bản nên sẽ chỉ có một màu LED trắng mà thôi. Ánh sáng lan toả ở phía dưới keycap cho hiệu ứng thị giác khá đẹp, không bị chói mắt.
Về pin, Pro Type Ultra sử dụng cơ chế sạc pin, vì thế thiết bị có cổng USB-C và theo nhà sản xuất, nếu dùng Bluetooth thì sẽ dùng được tối đa 214 giờ còn sử dụng receiver là 207 giờ. Về độ trễ khi sử dụng Bluetooth và receiver theo trải nghiệm của mình là không thấy được sự khác biệt, coi như bằng nhau.
Đối với các thiết bị của RΛZΞR, người dùng sẽ không thể sử dụng hết 100% tính năng nếu như không sử dụng phần mềm RΛZΞR Synapse, đây là phần mềm tuỳ biến của RΛZΞR, gần như mọi thiết bị của RΛZΞR bán ra đều đi kèm với phần mềm này và như mọi chiếc bàn phím khác của RΛZΞR, chúng ta có thể mapping, macro theo ý thích.
RΛZΞR Synapse chỉ có phiên bản cho Windows mà thôi.
Tổng quan lại, nếu anh em cần một chiếc bàn phím cơ tốt, phù hợp với nhu cầu và sở thích thì bàn phím custom vẫn là lời khuyên của mình. Còn với Pro Type Ultra, đây là chiếc bàn phím đủ dùng, cho người dùng mới, người dùng văn phòng yêu cầu sự đơn giản, không phải suy nghĩ quá nhiều đến các thông số kia, đặc biệt là sự có mặt của cụm phím số. Với cá nhân mình, mình đang chờ một phiên bản 65 hoặc 60% thì sẽ tuyệt vời hơn. Còn nếu anh em không chờ được, RΛZΞR cũng có một lựa chọn nữa là Black Widow TKL Mercurry White, nhưng phiên bản đó là dùng dây, không có tuỳ chọn kết nối không dây.