Sau khoảng 2 năm có mặt trên thị trường, những chiếc router sử dụng Wi-Fi 6 đã dần trở nên phổ biến với mức giá ngày càng dễ tiếp cận. Một trong những thương hiệu đó là TP-Link khi họ tiếp tục đưa ra những sản phẩm có công nghệ Wi-Fi 6 tốc độ cao hơn trong khi mức giá dễ tiếp cận với mẫu Archer AX73. Mình chia sẻ một vài thông tin của dòng sản phẩm này để anh em có thể dễ lựa chọn hơn cho nhu cầu sử dụng các thiết bị hiện tại và khả năng nâng cấp trong tương lai.
Để đem đến một mức giá phù hợp, TP-Link Archer AX73 có cấu hình tối ưu cho nhu cầu sử dụng với những thiết bị Wi-Fi 6 có tốc độ cao nhất vào thời điểm hiện tại. Cụ thể băng thông Wi-Fi 6 trên phiên bản này là 4.804 Mbps, kết hợp với băng tần 2.4 GHz là 576 Mbps nên sản phẩm có số AX5400 ở mặt lưng để người dùng có thể dễ hình dung với một số dòng sản phẩm khác như AX1500, AX1800, AX3000… Đây là một trong những router có cấu hình mạnh trong phân khúc Wi-Fi 6 có hai băng tần.
Trước tiên anh em xem qua hình dáng của Archer AX73
Để đem đến một mức giá phù hợp, TP-Link Archer AX73 có cấu hình tối ưu cho nhu cầu sử dụng với những thiết bị Wi-Fi 6 có tốc độ cao nhất vào thời điểm hiện tại. Cụ thể băng thông Wi-Fi 6 trên phiên bản này là 4.804 Mbps, kết hợp với băng tần 2.4 GHz là 576 Mbps nên sản phẩm có số AX5400 ở mặt lưng để người dùng có thể dễ hình dung với một số dòng sản phẩm khác như AX1500, AX1800, AX3000… Đây là một trong những router có cấu hình mạnh trong phân khúc Wi-Fi 6 có hai băng tần.
Trước tiên anh em xem qua hình dáng của Archer AX73

Archer AX73 mang thiết kế mới mẻ hơn để định vị cho dòng sản phẩm năm 2021. Mặt trên của sản phẩm chứa những hoạ tiết trang trí giúp tối ưu khả năng tản nhiệt, kết hợp cùng với một phần trang trí hình tứ giác nổi lên trên lớp chứa các hoạ tiết với các ô vuông xen kẽ.

Router được trang bị hệ thống 6 ăn-ten với cường độ 6 dBi tối ưu với vị trí lắp đặt ở trên bàn làm việc, hoặc treo lên tường ở khoảng cách vừa tầm với. Hệ thống ăn-ten này hỗ trợ thu phát 4T4R tại băng tần 5 GHz, độ rộng kênh 160 Hz để đảm bảo băng thông lên đến 4.8 Gbps.
Cùng với đó, những đặc tính của Wi-Fi 6 được tích hợp đầy đủ trong chiếc router này như mật độ điều chế tín hiệu QAM ở mức là 1024. Mỗi symbol sẽ mang theo 8 bits thì giờ đây chúng sẽ có đến 10bits và sẽ tăng tốc độ truyền tải dữ liệu, OFDMA gộp các gói dữ liệu nhỏ trong một lần truyền phát dữ liệu để mang nhiều thông tin hơn, cải thiện độ trễ, hay Target Wake Time (TWT) đồng bộ thời gian thiết lập kết nối tuần tự giữa các thiết bị.

Các đèn trạng thái tín hiệu của router được trang bị vừa đủ, bao gồm đèn báo nguồn kiêm trạng thái hoạt động, kết nối Wi-Fi hai băng tần riêng biệt, kết nối đến mạng chính (WAN), mạng nội bộ, ổ lưu trữ USB hay WPS.

Các cổng kết nối mạng của Archer AX73 cũng được trang bị tiêu chuẩn giống như các dòng router khác, gồm 1 cổng WAN (ra internet / mạng chính) và 4 cổng LAN cho lớp mạng của router. Thay vì sử dụng cổng WAN tốc độ cao thì Archer AX73 tối ưu băng thông đầu vào là 1 Gbps, trong khi dòng cao hơn có thể lên đến 2.5 Gbps. Dù vậy đây là mức hợp lý do đây là băng thông cao nhất mà một nhà cung cấp mạng có thể cung cấp tại Việt Nam.

Các nút chức năng ngay bên cạnh các cổng kết nối gồm nút tắt/mở đèn trạng thái phía trước, nút kết nối Wi-Fi nhanh WPS, nút tắt/mở Wi-Fi và một lỗ nằm sâu để reset lại thiết lập router.
Quảng cáo

Ở cạnh hông Archer AX73 có thêm cổng USB 3.0 để kết nối ổ lưu trữ tốc độ cao bên ngoài, giúp anh em có thể truy xuất dữ liệu từ bên ngoài về router với những giao thức mạng cơ bản.

Mặt sau với các hoạ tiết tương đồng với mặt trước, nó bảo vệ lớp heatsilk tản nhiệt nằm ngay bên dưới. Từ đó không khí khi đi qua những lưới này được lưu thông để thoát nhiệt tối ưu hơn cho router. Thử nghiệm sử dụng trong vài ngày ở cường độ thấp thì mình chưa thấy router này bị nóng, còn mình chưa có điều kiện thử nhiều hơn 20 chục thiết bị.

Ở độ rộng kênh 80 MHz, băng thông tối đa mà Archer AX73 có thể đem đến là 2.402 Mbps. Trong khi đó tại băng tần 2.4 GHz, AX73 cũng tương thích với chuẩn 802.11ax. Hiện tại những thiết bị dùng Wi-Fi 6 client vẫn chủ yếu là 5 GHz.

Với điện thoại hỗ trợ Wi-Fi 6 như HUAWEI P40, thiết bị này chỉ hỗ trợ tối đa đến 1.200 Mbps. Khi truy cập ở điều kiện lý tưởng, chiếc điện thoại có thể tận dụng được hết sức mạnh của router này. Speedtest ra mạng internet trong trường hợp này thì không có ý nghĩa lắm.
Quảng cáo

Archer AX73 được trang bị con chip Broadcom BCM6750, cùng với bộ nhớ RAM 512 MB. Ở điều kiện với 1 client, mức RAM được sử dụng tầm 35%, trong khi có thêm thiết bị thì sẽ thêm khoảng 1%-2%. Theo TP-Link, Archer AX73 có thể đảm nhận lên đến 200 kết nối, trong đó mình dự đoán concurrent user ở mức cao sẽ vào khoảng 30 user cho những tác vụ nặng.
Việc thiết lập và sử dụng Archer AX73 được thực hiện dễ dàng thông qua phần mềm TP-Link Tether. Khi đăng nhập tài khoản TP-Link ID, anh em có thể điều khiển từ xa chiếc router của mình. Tether đã được TP-Link hỗ trợ thiết lập bằng ngôn ngữ tiếng Việt từ những năm về trước.

Đáng chú ý trong Archer AX73 là gói bảo vệ HomeShield giúp bảo vệ router trước những mối nguy hại có thể xâm nhập như DDOS, virus… Trong đó, ứng dụng quản lý dành cho trẻ em là tính năng mà nhiều bậc phụ huynh sẽ quan tâm. Trong gói sử dụng miễn phí, tính năng Parental Controls có thể thiết lập cho những thiết bị của những đứa trẻ về việc chặn những trang web chỉ định, lọc nội dung không phù hợp, lên lịch giờ đi ngủ để chặn truy cập internet.
Một tính năng mà TP-Link vẫn phát triển từ những dòng sản phẩm phân khúc cao đó là OneMesh. Tính năng này giúp Archer AX73 sẽ là thiết bị chính trong hệ thống mạng lưới đồng bộ những tên truy cập Wi-Fi, quản lý kết nối đơn giản và thuận tiện hơn, tăng khả năng roaming giữa các thiết bị. Danh sách những thiết bị có hỗ trợ OneMesh được nhà sản xuất cập nhật trên website, anh em có thể tham khảo thêm tại đây.
Có thể thấy, Archer AX73 hiện đang có chuẩn Wi-Fi 6 cao nhất cho phân khúc router với mức giá 2,5 triệu đồng. Mình nghĩ số tiền này đã rất hợp lý khi mà phiên bản Archer AX50 năm 2020 cũng đã từng có giá 6 triệu đồng, trong khi chỉ hỗ trợ đến Wi-Fi 6 2.4 Gbps (AC3000). Tất nhiên nếu chưa có những thiết bị Wi-Fi 6, router vẫn hỗ trợ Wi-Fi 5 (802.11ac) ở mức tối đa 867 Mbps. Archer AX73 cũng có khả năng mở rộng để tạo thành hệ thống Wi-Fi Mesh trong tương lai một cách dễ dàng.
Anh em quan tâm đến TP-Link Archer AX73 có thể ghé qua hệ thống cửa hàng CellphoneS. Hiện tại đơn vị này cũng đang bày bán nhiều sản phẩm router từ TP-Link giúp anh em có nhiều lựa chọn để mua sắm.