Các nhà khoa học Trung Quốc đang phát triển một loại “tàu ngầm bay” không người lái. Nó được xem là một trong những phương pháp hiệu quả nhất và rẻ nhất để xuyên thủng hệ thống phòng thủ của một hạm đội tàu sân bay.
Nguyên mẫu drone đã được phát triển và thử nghiệm bởi đại học hàng không và vũ trụ Nam Kinh. Nhóm nghiên cứu khẳng định chiếc "tàu ngầm bay" có thể bay rất nhanh và có thể thực hiện các nhiệm vụ quân sự và dân sự chẳng hạn như thăm dò thủy lôi.
Khi hoạt động như tàu ngầm, chiếc drone với 4 chân vịt (cũng là rotor khi bay) có thể tiếp cận một mục tiêu và nán lại khu vực quanh mục tiêu trong một khoảng thời gian dài. Nó được trang bị bóng khí, có thể hút nước vào để điều chỉnh độ nổi mà không cần chuyển động của chân vịt. Drone có thể di chuyển dưới nước dễ dàng nhờ thiết kế thân trụ tròn, 2 cánh gập gọn để giảm sức cản nước và tăng độ linh hoạt. Khi chuyển sang dạng máy bay, drone sẽ nổi lên mặt nước và nhóm nghiên cứu đã thiết kế một cơ chế điều khiển phức tạp để chiếc drone có thể lướt trên sóng thay vì lao lên mặt nước ở góc thẳng đứng. Lúc này 2 cánh gập sẽ mở ra, drone cất cánh và nó có thể đạt vận tốc đến 120 km/h, gần gấp đôi vận tốc của các loại drone dùng rotor thông thường.
Giáo sư Ang Haisong, nhà khoa học đứng đầu dự án thuộc Đại học hàng không và vũ trụ Nam Kinh cho biết: "Chiếc drone tiêu thụ ít năng lượng khi bay ở chế độ cánh bằng, do đó nó có thể thực hiện một số nhiệm vụ tầm xa, tốc độ cao trên không."
Nguyên mẫu drone đã được phát triển và thử nghiệm bởi đại học hàng không và vũ trụ Nam Kinh. Nhóm nghiên cứu khẳng định chiếc "tàu ngầm bay" có thể bay rất nhanh và có thể thực hiện các nhiệm vụ quân sự và dân sự chẳng hạn như thăm dò thủy lôi.
Khi hoạt động như tàu ngầm, chiếc drone với 4 chân vịt (cũng là rotor khi bay) có thể tiếp cận một mục tiêu và nán lại khu vực quanh mục tiêu trong một khoảng thời gian dài. Nó được trang bị bóng khí, có thể hút nước vào để điều chỉnh độ nổi mà không cần chuyển động của chân vịt. Drone có thể di chuyển dưới nước dễ dàng nhờ thiết kế thân trụ tròn, 2 cánh gập gọn để giảm sức cản nước và tăng độ linh hoạt. Khi chuyển sang dạng máy bay, drone sẽ nổi lên mặt nước và nhóm nghiên cứu đã thiết kế một cơ chế điều khiển phức tạp để chiếc drone có thể lướt trên sóng thay vì lao lên mặt nước ở góc thẳng đứng. Lúc này 2 cánh gập sẽ mở ra, drone cất cánh và nó có thể đạt vận tốc đến 120 km/h, gần gấp đôi vận tốc của các loại drone dùng rotor thông thường.
Giáo sư Ang Haisong, nhà khoa học đứng đầu dự án thuộc Đại học hàng không và vũ trụ Nam Kinh cho biết: "Chiếc drone tiêu thụ ít năng lượng khi bay ở chế độ cánh bằng, do đó nó có thể thực hiện một số nhiệm vụ tầm xa, tốc độ cao trên không."
Theo tiết lộ của một nhà nghiên cứu tại đại học bách khoa Tây Bắc ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc đang phát triển nhiều loại tàu có thể hoạt động linh hoạt giữa các môi trường khí và nước (transmedia vessel). Vị này cho biết: "Chúng chủ yếu được dùng cho quân sự. Một số có thể bay ở tốc độ siêu thanh."
Nói về tiềm năng của loại drone lưỡng cư này, Ji Wanfeng - một giáo sư tại đại học Không quân hải quân tại tỉnh Sơn Đông cho biết đây là một trong những phương pháp rẻ nhất và hiệu quả nhất để xuyên thủng hàng phòng thủ của một hạm đội tàu sân bay. Ông nói hệ thống phòng thủ đa lớp của tàu chiến hiện đại có thể bắn hạ một nửa số lượng máy bay, tên lửa hay drone truyền thống tiếp cận tàu. Tuy nhiên, với một chiếc drone có thể lặn dưới biển để né radar và ngoi lên bay để tránh sonar thì chỉ cần một số lượng nhỏ là có thể gây rối loạn hay thậm chí áp đảo máy tính tác chiến của tàu.
Drone được phóng từ cự ly 100 km sẽ có tỉ lệ sống sót gần 100% nếu nó có thể bay ở vận tốc trên 150 km/h theo tính toán của Ji và nhóm nghiên cứu. Loại máy bay không người lái này có thể tấn công hiệu quả nhằm vào các mục tiêu quan trọng của đối phương và nó chắc chắn sẽ là sự bổ sung mạnh mẽ cho các phương pháp và chiến thuật tác chiến với trang thiết bị hiện có của hải quân Trung Quốc.
Ý tưởng về một chiếc tàu ngầm bay không mới, nó đã xuất hiện từ thập niên 30 của thế kỷ trước. Khi đó, một sinh viên tại học viện quân sự của Liên Xô là Boris Ushakov đã đề xuất một loại máy bay có thể lặn. Nó có thể bay trinh sát và lặn xuống nước phục kích tàu địch bằng ngư lôi. Tuy nhiên Hồng quân Liên Xô đã từ chối thiết kế này bởi các thành phần giúp máy bay lặn dưới nước khiến nó quá nặng.
Vào đầu thập niên 60, nhà thầu quân sự của Mỹ là Donald Reid cũng đã phát triển một loại tàu ngầm bay có tên RFS-1 (ảnh trên). Tuy nhiên, con tàu chỉ có thể bay được trong vài phút do động cơ quá yếu và cũng chỉ đạt được độ cao 25 m do quá nặng.
Theo: South China Morning Post